Friday, May 30, 2008

Language and (the failure of) communication - Thơ Không Đề

Each linguistic expression is a photograph that purports to display the underlying thoughts and ideas. To communicate is to exchange such photographs. What and how do we communicate?


As a photograph can deceive, so can language. While the subject of the photograph resides outside of the photographer, our thoughts and ideas reside within us. Just like the photographer who manipulates the subject of his picture to obtain a product to his liking, we manipulate our thoughts and ideas before sharing them with others.


Thus language does not communicate our thoughts and ideas in their original, pure state. Rather, it provides a disguise or camouflage for our true selves. We conceal ourselves when we communicate through language. This habitual concealment gradually takes away our own identities. We again resort to language to deceive and convince ourselves and others that we represent certain values. We end up communicating to miscommunicate.


When a problem arises between people, we often blame it on a breakdown in communication. Will communication solve the problem? Just try to tell two bickering spouses to communicate. Each will try to use words to convince the other that his or her position is in the right, or to make excuses for conducts that he or she feels put him or her in the wrong. Language does not resolve problems.


So what is the use of language? We use language to negotiate. A negotiation is a communication that is not based on the negotiator’s own belief, and therefore does not require a disguise or concealment. It is an effort to objectify the falsity of thoughts and ideas that is perceived to be acceptable to others. Negotiating is the admission that language compromises the values of each and every human being. It is the admission that language destroys the essence of truth.


When the Zen master asked his disciple to listen to the sound of one hand clapping, he was referring to that realm of the mind that transcends language. The truth that is defined by language is a truth deceived. The way that can be traced is not the the real way. Only when one can forget language, one can truly communicate with others and with oneself.


Thus, the poet who claims to be the master of language will not be able to capture the essence of poetry. Only a poem with no language will carry the poet across the sound barrier of two hands clapping. Only then does his work becomes poetry.



KHÔNG ĐỀ

Khi không có ai, tôi nói chuyện với tôi

Bằng ngữ âm, hồn thơ hay nét vẽ

Bằng những âm giai vang vọng từ chiều sâu tâm khảm

Tôi nói chuyện với loài người,

Với cỏ cây và muông thú

Nói với cả Thượng Đế

Những điều tôi thích nói

Không ai nghe nên không cần nghĩa lý

Nhưng đủ sắc thanh để ghi dấu một hành trình

Của tôi hôm qua và hôm nay

Cũng có thể có bạn ở trong ấy.


Khi ngồi với em, tôi muốn nói

Những điều tôi nói với tôi

Những lúc ngồi một mình

Nhưng tôi lại ngồi với em

Nên tôi không nói được

“Ngôn ngữ hai người” làm tôi lúng túng

Tôi chỉ lập lại tiếng nhắc tuồng

Vang ra từ hậu trường

Vở kịch có mấy màn

Tôi đã diễn nhiều lần

Nhưng chẳng bao giờ thành thuộc.


Khi ở giữa đám đông, tôi thấy mình hùng biện

“Ngôn ngữ nhiều người” làm tôi nói đúng

Vì mọi người chẳng ai nói sai

(Vì không ai hiểu thế nào là đúng)

Nên tôi miễn cưỡng phải có lý

Để đảm bảo cho sống còn nhân loại.


Khi ngồi với tôi, em muốn nói

Những điều em tưởng tôi muốn nghe

Nhưng em chẳng biết tôi muốn gì

Nên không hiểu trọn điều mình nói

Em tuy gần tôi nhưng cách biệt

Xa nhau mới tưởng có tình thân

Tìm nhau mới biết mình đi lạc

Da thịt gần nhau mới chạm nỗi cô đơn

Tôi sẽ nghe mặc dù tôi không muốn

Em cứ nói mặc dù em không hiểu.


Đám đông quanh tôi cũng muốn nói

Ai ai cũng đúng chẳng ai sai

Chẳng ai sai nên cùng nhau tranh chấp

Không tranh nhau sao bằng được với nhau?

Thế giới chiến tranh chỉ vì muốn giống nhau !

(Kẻ thù tôi là người tôi hơn kém).


Tôi ơi, em ơi, đám đông ơi

Hãy cùng đổi thay để lúc gặp nhau không tránh mặt

Hãy tin mình có quyền tối thượng để khỏi phải tranh đua

Hãy đừng yêu nhau để khỏi sinh lòng thù hận

Hãy đừng nhắc hôm qua để khỏi suy tính ngày mai

Hãy tôn vinh thể xác để tránh đọa đầy trong ảo tưởng

Hãy nói với riêng mình để khỏi dối với nhau

Hãy tránh hiểu nhau để khỏi mất niềm tin

Vì khi hiểu là không còn tìm hiểu

Không còn Đám Đông, cũng hết cả Tôi, Em.

Đỗ Quý Dân

© 2006 Dan Do – All Rights Reserved

Wednesday, May 28, 2008

Đường Khuynh Diệp – Phần II


Từ cơn nóng hơn 30 độ C của Siem Reap, tôi bay vào vùng đất rét 7 độ C của Hà Nội. 26 Tết thủ đô những hàng hoa muôn màu sắc. Đỏ hồng vàng rực trời trong những cơn gió buốt xương. Hoa đào và cây cam quát (quất) ngập đường, đèn cờ rợp lối, điểm thêm sức sống cho bầu trời xám tái của miền Bắc. Xe cộ quá nhiều kẹt cứng trên đường trong những cơn mưa lạnh căm, đám đông chen chúc tranh nhau mua hàng ngoài phố, nhưng sự hỗn độn của cái xã hội thiếu trật tự kia không làm mất đi không khí của ngày đón Xuân. Hàng hóa từ Trung Quốc tràn về ngự trị đất Hà Nội, kể cả những vật trang trí cho ngày Tết Mậu Tí. Khách viếng thăm không thể phủ nhận được cái nhộn nhịp tưng bừng của một thành phố háo hức đón xuân, mặc dù thời tiết còn đang khắc nghiệt.

Tôi nhập bọn với các anh bạn họa sĩ của tôi để lên rừng hái hoa. Họ là thế. Lúc nào cũng phải khác người, không thích chạy theo đám đông. Tuy hoa đào đầy rẫy khắp chợ hoa, các anh lại muốn đi tìm hoa mận. Thời buổi này mọi người chạy xe Honda với những model mới nhất như SH300 gì gì đó, thì các anh họa sĩ của tôi lại chạy những chiếc Vespa cũ kỹ của thời 70. Mấy năm qua tôi vẫn thường về thăm và trao đổi nghệ thuật với họ. Tôi đã gia nhập những chuyến đi xa với những mục đích thật vu vơ chẳng hạn như lên miền cao Hà Giang tìm rượu ngô của Cô Thu Bột. Hoặc những cuộc hành trình sưu tầm gốm cổ nhà Mạc, hay đi kiếm xác chiếc xe Landrover mãi tận đảo Ngọc Vừng hoang dã cuối Vịnh Hạ Long. Thú vị nhất là chuyến đi về làng gốm cổ truyền Phù Lãng, nơi mà cả ngàn năm nay vẫn duy trì cách nấu gốm bằng củi, mặc dầu xung quanh làng không một bóng cây ngọn gió. Tôi nhớ mãi lời nói của một anh họa sĩ khi chúng tôi đứng ngắm nghía một số mẫu gốm tân thời trang trí tính cách lập thể (cubism): “đây là cái tát vào nghệ thuật!” Họ có những nhận xét rất khắt khe và cực đoan trong lãnh vực nghệ thuật, chẳng hạn như đến nay họ vẫn không chịu nghe dĩa nhạc CD mà chỉ nghe dĩa nhựa (vinyl records) hoặc băng nhựa (audio tapes). Một anh cho rằng những dĩa này có những lỗi do thời gian và bụi bặm tạo ra, nhưng do đó đã mang theo lịch sử và thời gian của nhạc. Có lẽ vì những sự cực đoan đó, tôi hết sức yêu mến họ.

Chúng tôi đánh xe lên Hòa Bình, đất đỏ, núi xanh rì cao sững như trong tranh cổ Trung Quốc. Xe chúng tôi đi sâu vào các miền đất của người Dao, cứ thế mà đi mãi đi mãi, hết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu lần dừng lại ngẩn ngơ ngắm sương mù rơi xuống các nhà tranh bên đường. Hoa mận vẫn biệt tăm. Thì ra năm nay hoa mận nở sớm và đã rụng hết khi cái rét tràn về. Chúng tôi tay trắng quay về Hà Nội, đến Lê Thạch Quán gần bờ Hồ Gươm, nơi tụ tập thường xuyên của giới văn nghệ, thì trời đã tối. Riêng tôi cảm thấy một cái gì đó thật hả hê và thỏa mãn, mặc dù không hái được một nhánh hoa mận nào, và mặc dù cây khuynh diệp vẫn vắng bóng. Có lẽ là do những mẩu chuyện vụn trên đường, nhất là những chuyện của trước ngày “đổi mới”.

Anh “Tâm Mải Chơi” chắc hẳn phải hắt hơi vì chúng tôi nói rất nhiều về anh hôm ấy. Anh là một họa sĩ mê chơi hơn mê tranh. Có lần anh dặn vợ ở nhà để anh đi ăn sáng với bạn, rút cuộc là 3 ngày sau anh mới quay về nhà. Còn khi vào Sài Gòn triển lãm, anh thuê 2 chiếc xích lô, một chiếc chở anh và chiếc kia chở tranh. Đi giữa đường gặp người quen vẫy vào quán uống cà phê, anh liền nhảy xuống xe và quên mất xe tranh. Ngày khai mạc cuộc triển lãm của anh, anh đến tay không và cười trừ với mọi người. Tệ hơn nữa là có lần anh Tâm bắt gặp một anh bạn của mình hớn hở dẫn cô tình nhân mới quen vào một căn nhà nhỏ trên lầu cao để tỏ tình. Chủ nhà này lúc ấy vắng nhà đi Tam Đảo. Anh Tâm Mải Chơi bèn lén lút khóa cửa nhốt họ lại. Chỉ định đùa nghịch đôi tình nhân kia một lúc cho vui nhưng rồi anh bỏ đi nhậu với bạn bè và quên béng mất mọi chuyện. Ba ngày sau anh mới nhớ ra và chạy đến mở cửa cho cặp tình nhân nọ thì hai người này đã bơ phờ rũ rượi. Chuyện kể lại là từ đó hai người tình nhân kia không bao giờ nhìn mặt nhau nữa.

Rồi lại đến chuyện lạc núi. Mấy anh họa sĩ thì thường đi lên miền cao để tìm “cảm hứng sáng tác”. Đêm về sương mù dày đặc các anh không sao tìm ra đường xuống núi. Cuối cùng các anh ghé vào một căn nhà bên đường để xin trọ qua đêm. Đó là căn nhà tranh của 2 bố con người thiểu số. Ông bố bằng lòng cho 3 anh họa sĩ ở trọ và quay dặn dò cô con gái bằng tiếng bản xứ, cô gái này người độ khoảng trong ngoài 18 tuổi có làn da trắng mịn. Cô nghe bố dặn rồi lui vào nhà trong. Các anh họa sĩ ngồi bên ngoài uống trà trên nền đất. Họ đợi mãi vẫn không thấy cô gái trở lại và cũng không được chỉ dẫn chỗ ngủ ở nơi nào. Cơn lạnh miền núi tràn ngập gian nhà nhỏ, cằm của các anh bắt đầu run lên thì cô gái kia lại đột ngột xuất hiện. Ông bố lúc đó mới quay lại nói với các anh bạn tôi rằng: “con tôi đã nằm sưởi ấm chăn giường cho các anh rồi đó, xin mời các anh vào nghỉ.” Đêm đó các anh bạn tôi ngủ rất ngon.

Và còn bao nhiêu câu chuyện thú vị khác nữa đã làm tôi lưu luyến họ. Chuyện họ kể không có gì thâm thúy lắm nhưng khi người kể có duyên thì chuyện gì cũng hấp dẫn.

Tôi luôn luôn tìm ra những nguồn sinh lực mới khi gặp lại những người bạn này, nhưng dù mến họ cách mấy tôi cũng không muốn nương lại Hà Nội ăn tết năm nay vì cái rét quá tàn khốc. Ở khách sạn, nước không đủ nóng để tắm và máy sưởi không đủ ấm nên tôi không sao chạy trốn được cái lạnh. Vì không khí mang nhiều hơi nước nên cơn lạnh dường như lúc nào cũng bám vào da và ngấm vào tận xương tủy. Các người dân miền núi phải bỏ nhà dắt trâu bò xuống núi để tránh tuyết, dẫu rằng họ phải ngủ ngoài đường chợ. Nếu trâu bò chết là họ mất hết gia sản. Có những người phải đem hết chăn mền của họ đắp cho súc vật để rồi bị lâm bệnh vì cơn lạnh. Có người chở con đi trên xe gắn máy ngồi đằng trước, khi xuống xe mới biết con đã chết cứng tự lúc nào.

Tôi đầu hàng cái lạnh nên phải chạy vào Dốc Lết gần Nha Trang tìm hơi nóng. May cho tôi vùng cát trắng biển xanh này quá thơ mộng nên tôi có chỗ dừng chân để thảo vội bài tường thuật này gửi về bạn đọc. Dốc Lết cũng thật hoang dã, nhưng sau vài bữa lang thang, cuối cùng tôi cũng tìm được bóng mát của cây khuynh diệp đợi mong. Tôi vò mãi lá khuynh diệp để tay thêm xanh nhưng không hiểu sao bàn tay tôi vẫn trắng và mùi hương chỉ thoang thoảng. Thế nghĩa là sao? Tay tôi đã khác xưa và mùi khuynh diệp đã thay đổi?

Tôi lần mò đến một ngôi chợ hải sản ven biển. Vừa ngồi xuống chiếc ghế bố thuê 5000 đồng, vài người bán hàng đã lại vây quanh tôi mời mua mực và tôm tích ăn tại chỗ. Tôi hiếu kỳ nên bằng lòng mua nửa kí tôm tích và nửa kí mực. Con tôm này chắc có họ hàng với con rết nên có rất nhiều chân. Chị bán hàng là một phụ nữ nhìn già dặn hơn tôi nhưng khi hỏi ra thì chị còn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Tuy da chị bị nám nắng biển muối, chị không dấu được cái vẻ đẹp duyên dáng rất Việt Nam. Nghe lời chị, tôi ngồi ăn rất “dã chiến”, ăn trong gió cát không có khăn lau tay hay bát muối chanh mà tất cả chỉ nằm vẹn trong hai bao ny lông. Không sao. Tôi xin nửa chai rượu đế để phòng hờ không bị đau bụng và sẵn sàng chiến đấu với mực và tôm. Chị bán hàng nhất định không để tôi bóc tôm lấy. Tôi hỏi tại sao thì chị bảo rằng nếu bóc không quen thì thịt tôm sẽ nát vì tôm này mang nhiều trứng. Thế là chị ngồi dưới cát bóc từng con tôm cho tôi ăn. Và nhất định không ăn chung với tôi rồi cũng không chịu ngồi trên ghế sợ tôi tốn tiền. Trong gió cát mờ mắt, tôi thấy tôm thật đậm đà.

Tôi bắt chuyện vu vơ và hỏi về chồng con của chị. Nghe giọng chị hạnh phúc tôi phán một câu chung chung: “cuộc sống của các chị đây coi ra thì vất vả về thể xác một chút nhưng tinh thần thật thoải mái, không căng thẳng như chúng tôi bên đó.” Chị đỡ lời tôi ngay: “Căng thẳng lắm chị! Không đơn giản như chị tưởng. Chị có khi nào lo sợ chồng chị đi làm mà không bao giờ về nữa không?” Tôi lắc đầu.

“Chồng em đi đánh cá, mỗi đêm là em mỗi phập phồng. Khi bão lớn mà chồng em chưa về thì em cảm thấy mình già đi mấy tuổi. Đã mấy lần thuyền bị lật mà chồng em may sao vẫn chưa mất mạng.” Tôi nhìn ra những chiếc thuyền thúng tròn nhỏ đang lao chao trên biển trong nắng chói chang, rồi quay qua đỡ con tôm từ tay chị và ăn một cách rất thận trọng. Đây là do công sức của nhiều người tôi mới có được bữa ăn đó. Tuy mùi khuynh diệp nơi đây không nồng đủ, tôi rời Dốc Lết cảm thấy lòng mãn nguyện.

Đã đến ngày tôi phải bay ngược ra Huế để thăm các con tôi, 42 đứa trẻ của Hội Friends of Huế Foundation (www.friendsofhue.org). Huế thân thương vẫn đang còn say sưa trong hương vị Tết nhưng không may cơn lạnh miền Bắc đã xâm lấn đất Thần kinh. Tôi đến thăm Trung tâm trong khí trời lạnh giá. Tuy nhiên, đêm hôm đó chúng tôi cảm thấy thật ấm vì hơn 50 người vừa trẻ con vừa người lớn (tôi và các bảo mẫu) ngồi xung quanh căn phòng học nhỏ hàn huyên tâm sự. Ánh mắt các em sáng rỡ trong niềm vui, nụ cười nở ròn tan trong sự hân hoan. Có ai biết được quá khứ của mỗi em khó khăn sóng gió như thế nào. Nơi đây, các em đã có đại gia đình sống trong tình thương và sự bảo bọc của nhiều người, được như thế này một phần lớn là nhờ công đức của các nhà hảo tâm bên Mỹ.

Đêm tàn tôi đi quan sát nơi các em ngủ mới giật mình khi thấy các em co rúm trong một chiếc chăn mỏng. Tôi giận run lên và chất vấn các bảo mẫu là tại sao lại để đến tình trạng như thế. Một chị bảo mẫu rươm rướm nước mắt trả lời: “thưa cô, em cũng định thưa với cô để mua thêm chăn cho các cháu nhưng bận ri chăn mắc quá cô nờ. Và các thức ăn gạo nước còn mắc hơn. Hội đã mấy lần tăng chi phí cho mỗi em nhưng chúng em đòi hoài thì sợ Hội hiểu lầm. Món chi rứa cũng lên quá cao, cô nì.” Tôi cũng thấy chuyện này trong lúc ở ngoài Hà Nội nhưng không nghĩ nó ảnh hưởng Huế nhiều như vậy. Theo báo chí thì vật giá leo thang đến 14% nhưng lương bổng cho công nhân vẫn vậy. (Ngày tôi gửi bài này đến tòa soạn thì vật giá đã lên đến 17%.)

Tôi vẫn không chấp nhận để các em nằm trong cơn lạnh này, nhất là các phòng đều không có máy sưởi. Tôi yêu cầu các chị là bằng mọi giá ngày mai các em phải có thêm chăn. Tôi hỏi: “nhưng đắt là đắt bao nhiêu, thưa chị?”

“Phải chăn Trung Quốc thì mới ấm, mà một cái thì khoảng 170,000 ngàn chị Jenny à.”

“Tại sao chúng ta từ trước đến giờ không chuẩn bị chăn ấm này cho các cháu để giờ phải ra cảnh này?”

“Thưa chị, vì xưa nay có bao giờ lạnh như chừ đâu. Lần cuối là khoảng 40 năm trước.”

Đêm hôm ấy tôi mới nếm mùi. Khi về khách sạn, tôi bật máy sưởi lên 30 độ C và ngồi chùm chăn để chờ người được ấm lại. Ngồi mãi, càng ngồi càng lạnh. Tôi gọi tiếp tân cho người lên xem tại sao máy sưởi không ấm.

"Thưa chị, máy của khách sạn chúng em chỉ có một chiều thôi chị ạ.” Tôi mới hiểu ra là máy này chỉ là máy lạnh mà không có máy sưởi. Đã lạnh tôi còn bật thêm máy lạnh! Đêm ấy tôi mặc quần jeans, 2 đôi vớ và 5 cái áo để đi ngủ.

Ngày hôm sau, người bảo mẫu hớt hải vào phòng làm việc của tôi và báo cho tôi biết là giá chăn đã tăng lên 230,000 đồng một cái. Tôi đồng ý cho chị mua với giá này. Đến chiều chị lại lấp ló trước cửa phòng họp của chúng tôi. Tôi mời chị vào và chị rụt rè nói là không tìm đủ số lượng chăn ấm.

Chị cho biết thông tin ở ngoài chợ là chăn bắt đầu không còn để bán. Các cửa tiệm thông báo cho Hà Nội để chở thêm chăn vào. Ngay hôm đó, xe chuyển hàng đang đi giữa đường vào Huế thì bị điều trở lại Hà Nội vì nhu cầu ngoài Bắc cao hơn. Khách mua hàng từ Trung Quốc phải qua Việt Nam để mua lại chăn chính họ nhập qua, bây giờ mua lại giá một gấp hai. Cuối cùng chúng tôi chỉ mua được 20 cái chăn và các em phải ngủ chung giường để đủ ấm. Sáng hôm sau các em gặp tôi cám ơn rối rít. “Chăn ấm quá cô nì.”

Đương đầu với cái lạnh và bao nhiêu chuyện phức tạp của công việc Hội FHF, tôi cũng không nhớ đến chuyện đi tìm cây khuynh diệp.

Lo xong mọi chuyện cho Trung tâm, tôi lại cùng một số tình nguyện viên đi thăm các vùng lân cận nơi bị bão lụt của năm 2007 tàn phá. Biết bao nhiêu nơi cần sự giúp đỡ của hội FHF, hội không thể nào giúp cho xuể. Một nơi đã gây lại ấn tượng cho tôi là xã Quan Hòa. Nơi này là một trong các vùng thấp nhất của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đường vào xã chỉ như con đê hẹp rộng độ 2 mét ngang. Xung quanh là ruộng lúa nước xanh thắm. Nhưng khi lụt đến thì các xã ở khu vực này chìm trong biển nước mênh mông. Bao nhiêu xã hợp lại cũng không có được một ngôi nhà hai tầng để chạy khi nước lên. Trong thời gian bị lụt của năm 2007 vừa qua thì các xã này bị cách biệt hẳn với các xã lớn bên ngoài. Cả tuần lễ sau mới có thuyền vào để cứu người già và trẻ em. Người dân nơi đây van xin chúng tôi xây thêm tầng 2 cho ngôi trường làng để họ có nơi chạy lụt trong mùa nước dâng. Chúng tôi đến khảo sát ngôi trường mới cảm thấy thật xúc động. Ngôi trường chỉ là một căn nhà cũ lụp xụp 3 gian nền đất, nơi tập trung 76 trẻ em đi học hàng ngày. Hai người chủ nhà bên cạnh ngôi trường thấy chúng tôi đến liền chạy ra. Họ nói rằng nếu chúng tôi cần thêm đất để xây cầu thang cho trường thì họ xin dâng vì sự cần thiết quá cao. Họ mong cho con cháu trong làng có thêm chỗ học, đồng thời có tầng lầu cao để dùng làm nơi chạy lụt. Dân làng đã thu góp lại được 100 triệu đồng và mong hội chúng tôi giúp cho phần còn lại của cuộc xây cất. Tôi rất muốn nhận lời nhưng không dám vì vẫn cần phải thông qua Ban Chấp Hành FHF.

Khi xe chúng tôi chuẩn bị ra về thì có người chạy theo và hỏi xem chúng tôi có thể giúp gì được cho một gia đình có 2 người vừa bị chết. Tôi hỏi cặn kẽ hơn thì được biết rằng nạn nhân là một đôi vợ chồng trẻ làm nghề đánh cá tôm ở xã này. Để gia tăng thu nhập họ sử dụng bình điện xe hơi cho dây chạy vào trong nước để điện giật chết những con vật sống dưới nước quanh đó. Kết quả là bao nhiêu cá to tôm nhỏ rùa già lươn non trứng mỏng rắn rít gì ở vùng nước lân cận đều bị giết chết. Họ chỉ cần nhẹ nhàng lấy lưới vớt lên và đem bán. Lần này, không may vì bất cẩn, người chồng đã để hở tay và bị điện giật. Vợ thấy vậy chạy lại cứu chồng và cũng bị mất mạng theo. Sanh nghề tử nghiệp. Một anh tình nguyện viên nhún vai nói: “Chị thấy người mình có hai tếch không? Mình chẳng thèm câu từng con một, mình phải giết cả sông mới được.” Đây là phương cách “đánh cá” đang rất thịnh hành ở các nơi mặc dù có sự cấm đoán khắt khe của chính quyền. Hai vợ chồng xấu số này mất đi để lại 6 đứa con thơ. Mọi người đề nghị là chúng tôi nên nhận các em vào Trung tâm để nuôi. Tôi liền cho nhân viên FHF điều tra thêm vấn đề này. Nhưng điều làm tôi băn khoăn là người dân bất chấp hậu quả tìm kế sinh nhai bằng những phương thức nguy hiểm và bất hợp pháp để rồi phải trả những cái giá thật đắt. Vì miếng ăn, nhiều người đã không màng làm thiệt hại môi trường và nguy hại đến tính mạng. Lòng buồn buồn tôi tạm biệt xã Quan Hòa để đi lên xã Thụy Biều, vùng ngày xưa có giam nhiều tù binh, để thăm những gia đình nghèo mượn tiền vốn của Hội FHF để trồng rừng cao su. Những đồi cao su xanh mạnh mẽ nhưng mùi hương khuynh diệp lúc đó như đã bay rất xa tôi.

Rời Thụy Biều, chúng tôi đến một làng nhỏ ở xã Phú An. Làng này chỉ có 47 gia đình, tổng cộng dân số khoàng 350 người. Làng nhỏ, nhu cầu nhỏ, người dân sống mộc mạc và đơn giản. Họ không xin chúng tôi giúp đỡ gì cả. Nhưng trời đất xui khiến cho chúng tôi gặp một đám tang đang trên đường ra bãi tha ma. Đường đưa người quá cố về nơi yên nghỉ đòi hỏi người ta phải đi qua một chiếc cầu xi măng rất hẹp bắc ngang con kênh nông đầy bùn ngăn trở Phú An với bên ngoài. Rất tiếc là chiếc cầu cũ đã lòi sườn sắt lại quá hẹp không đủ chỗ cho hai hàng người khiêng quan tài đi qua. Muốn dùng thuyền cũng không được vì kênh cạn không đủ nước. Thế là người phải khiêng hòm xuống kênh, lội bùn nặng nề từng bước tiến, vất vả chông chênh mãi mới qua được bên kia bờ kênh. Từ bao năm nay người chết ở vùng này đã phải gian truân như thế mới đến được nơi an nghỉ. Chúng tôi trong hội FHF nhìn nhau và biết là mình phải làm gì. Tuy không tìm ra hương vị khuynh diệp tại đất Thần kinh, tôi đã quên hết đi căn bệnh của mình và cảm thấy ngày sao quá ngắn.

Trên đường về, tôi thấy bóng tôi như một trong những người khiêng quan tài. Xác nặng hai vai, chân nặng bùn, chậm rãi tiến về phía trước.

Monday, May 26, 2008

Song of the drunken poet

This drunken poet does not have Rimbaud's drunken boat (bateau ivre)

. . .

Et dès lors, je me suis baigné dans le Poème
De la Mer, infusé d'astres, et lactescent,
Dévorant les azurs verts ; où, flottaison blême
Et ravie, un noyé pensif parfois descend ;

Où, teignant tout à coup les bleuités, délires
Et rhythmes lents sous les rutilements du jour,
Plus fortes que l'alcool, plus vastes que nos lyres,
Fermentent les rousseurs amères de l'amour !

. . .

Arthur Rimbaud

[. . . And henceforth, I bathed in the Poem
Of the Sea, infused with stars and turned into milk,
Devouring the green azures; where, drifting faintly
And delightedly, a pensive drowned man sometimes goes down;

Where, suddenly dyeing the bluenesses, deliriums
And slow rhythms under the gleams of daylight,
Stronger than the alcohol, vaster than our lyres,
Ferment the bitter rednesses of love! . . .]

This drunken poet can only write a song.

Here it is.

Bài ca gã say thơ

Bóng trăng rộng quá, bơi không xuể

Rượu sắp cạn ly, uống mãi chẳng say

Cùng nhau ngồi ngất ngưởng trên mây

Một đám người

Gối mỏi chân chồn, mắt nhìn không ra lối

Đầu óc xoay tròn một câu hỏi

"Ta là ai?"

. . .

Chẳng có tiếng trả lời

Chúng ngơ ngác đòi đi tìm chân lý!

Ôi, một đám tâm thần phân liệt

Nửa thân người quằn quại lao đao

Gãi rách vết thương, rồi nghiện cơn đau

Nửa người còn lại

Là khoảng không trống rỗng

Nhưng thừa chỗ chứa linh hồn tê dại

Như bệnh nhân vừa bị đánh thuốc mê

Đang mộng du để đi tìm hủy hoại!


Nào, ta cùng ngâm bài "Tương Tiến Tửu"

Hồn ở đâu, Lý Bạch hay Vương Duy?

Hãy cạn chén mau mau, đêm nay

Chẳng còn dài mấy nữa!


Nhạc sĩ bạn ta

Cứ lầm thơ là nhạc

Tôn họ Trịnh làm thi sĩ muôn đời

Tấu nhạc lên như một khúc thở dài

Vết lăn trầm đã trở về cát bụi[1]

Ôi cát bụi tuyệt vời

Người đi rồi, còn ai ngóng tin vui?


Nhà văn ngồi bên đang khắc khoải

Mình giờ đây làm báo hay văn?

Đám bạn bè xưa ra đi lặng lẽ

Còn riêng mình ở lại với mình thôi

Ôi tháng năm

Nhớ thuở bột bồng tình trai trẻ

Mắt cùng chung lệ

Khóc cho những mối tình xa

Ở tận chân trời Budapest[2]

Rồi khi bóng sắp xế tàn

Dìu dắt nhau về căn nhà trầm mặc

Nhìn vào nhau để thấy những miếu đền[3]


Bạn giáo sư văn chương

Trong men rượu thả hồn về Hy Mã

Những huyền thoại bi hùng

Nghe rồi tưởng thấy mình đâu trong đó

Bạn cứ hỏi Shakespeare rồi sẽ rõ

Đời chỉ là chiếc bóng biết đi

Một kẻ đóng tuồng vênh vang điệu bộ

Một câu chuyện toàn âm thanh và cuồng nộ

Mà người kể là một gã ngốc si[4].


Nàng họa sĩ vẽ tranh theo vần điệu

Nhịp cọ tung bay theo bóng hạc vàng

Đã bay xa về vùng trời Thôi Hiệu

Bỏ mình nàng ở lại với tiếc thương

Nàng sẽ tìm say mê trong giao hưởng mới

Âm điệu trỗi lên trên lá cỏ sáng ngời[5]

Nàng chợt vỡ: "Thơ cũng là thể xác"

Và từ đó thơ cũng là khoái lạc

Nên lúc thơ tàn lòng bỗng thấy âm u

Chờ đêm về ngắt cánh hoa tàn ác[6]

Nghe quạ kêu nhắc cuộc sống phù du[7].


Ly rượu cuối ta rót cho người tình

Uống say xong nàng sẽ bỏ ta đi

Để lơi lả với chàng nhà quê Nguyễn Bính…

Còn ta vẫn ngồi lại

Hầu chuyện với Tố Như.


Ôi Tâm Linh

Ta muốn bay về gò Calvaire tìm cứu rỗi

Cặp cánh mỏng chuồn chuồn[8]

Còn lẩn quẩn giữa năm ngón Như Lai

Như con khỉ, thần thông mà chẳng thoát[9].

Đi một bước, xa thêm mười bước

Phải chăng ta chưa sống đủ kiếp người?


Ôi bạn ta, đã bao lần rồi nhỉ ?

Cùng ta say, cười, khóc, mộng mơ

Hãy nâng chén chào nhau tình bằng hữu

Đốt bài thơ để cúng những hồn thơ

Ngày mai tỉnh sẽ thấy đời xa lạ

Lúc gặp nhau đã chắc nhận ra nhau?

Bạn ta ơi,

Khi ta say là lúc lòng ta Phật

Men bao dung thấm được đến bao lâu?

Nếu tỉnh trước, đừng lay ta bạn nhé.

Đỗ Quý Dân

© 2006 Dan Do – All Rights Reserved



[1] Mượn ý Trịnh Công Sơn

[2] Mượn ý thơ Thanh Tâm Tuyền

[3] Mượn ý thơ Mai Thảo

[4] Mượn lời MacBeth, kịch của Shakespeare

[5] Mượn tựa tập thơ “Leaves of Grass” của Walt Whitman

[6] Mượn tựa tập thơ “Les Fleurs du Mal” của Charles Beaudelaire

[7] Mượn ý bài thơ “The Raven” của Edgar Allen Poe

[8] Mượn cách ví von của Bùi Giáng

[9] Mượn ý truyện Tây Du Ký

A Changing Political Landscape

John Vu

In the last 5 years I have the opportunity to be an intimate observer of many political campaigns at state, county and local levels in Santa Clara County and Orange County. And the concensus of all politicians is that the political landscape is rapidly changing and the rules of the games are being rewritten. In 2008 election, it will become even more apparent at the national level.
At the risk of overreaching but unless there are major surprises on this upcoming primary, the San Jose city council will have 5 ethnic councilmembers serving. It woud mark the first time in the history of San Jose to have an equal proportion non-White elected official sitting concurrently. This is not a surprise since it only reflects the 2006 demographics of San Jose where there are 40% White, 27% Asian and 30% Latino. It is also worth noting that 4 out of 10 people reside in San Jose are foreign born residents.
Santa Clara County 2006 demographics shows a similar trend of 31% Asian, 40% White and 23% Hispanic.
The only big city in the Bay Area where White is not a single major race is Oakland. The city has 35% Black, 27% White, 15% Asian and 23% Latino.
Orange County, the bastion of Republican conservative and anti-immigration ground zero in California, is seeing some drastic population changes. White for the first time is a minority in OC with only 48% of the population. The rest of the population is made up of Hispanic and Asian descends with about 1/3 of the population is foreign born.
This article when I first started out meant to be for the mainstream audience but I decided to just share with my expatriates only.
In San Jose, after this election, the concensus is that there will be Vietnamese-Americans in city council. The supervisor race of District 2 could have been our if we have a candidate. All supervisor seats after the 2008 election will be held by White where they don't even make up the majority.
In OC, there are one supervisor, one state assemblyman, various city council members and one mayor of VNmese descend. In 2010, if the political climate is right, there might be one US congressman of VNmese descend.
It is an exciting time for our community to see the successes of many political stars and the myriad opportunities in the horizon for thien thoi dia loi is here. The Madison Nguyen recall is a blessing in disguise for the community despite the many pains that the community has endured. But through the struggle, at the end of the day, the community has built a rich knowledge of the democracy process and have gain people who are experience in campaigning at both local and state levels.
It is a best of time and it is a worse of time for us in San Jose. Nevertheless as the community becomes more mature both financially and politically, I am encouraged to see more young and old people are being empowered by actively participating in the political process.

Saturday, May 24, 2008

You know I'm no good - Amy Winehouse

Just want to make sure our Drunken Poet gets some competition ;) I think Thuy Linh's voice would be a great fit for this rendition:






- Amy Winehouse Lyrics

Tuesday, May 20, 2008

Bà Lạc

Câu truyện được kể một cách dung dị, tự nhiên, như một lời tâm sự, như một quãng đời tự truyện của tác giả, ký ức tuổi nhỏ với một số phận khác thường đan xen với hiện tại của một số phận không bình thường, khung cảnh ngôi chùa như một sự trắc ẩn và cảm thông, hình bóng người đàn bà hôm qua ngỡ như nghiệt ngã mà có lòng thương cảm, tất cả dòng cảm xúc suy tư của nhân vật “tôi” là một khoảng lặng của tình người và phận đời giữa cái nóng nực và ồn ào của một Sài Gòn hôm nay kéo dài sang tận thung lũng điện tử Sillicon bên nước Mỹ. Phần cuối truyện là đoạn quan trọng nhất, là cái làm cho câu truyện này thành một truyện ngắn, nó ngỡ như đi lạc ra ngoài truyện mà thực là nơi để người đọc chia sẻ và cảm thông cùng tác giả.
Phạm Xuân Nguyên


Tôi bước vào phòng bà Lạc. Mùi khai đập vào tôi. Căn phòng thiếu ánh sáng, ngột ngạt. Bà đang nằm trong mùng trên một chiếc giường mỏng hẹp. Tôi vén mùng, ngồi cạnh bà và cố gắng làm quen với mùi khai. Chân bà co lên gần bụng một cách không tự nhiên. Bà nằm ngửa đầu ngước lên phía trước như ngóng đợi lắng nghe một điều gì. Mắt bà mở to nhìn thẳng một điểm nào đó trên đỉnh mùng. Miệng bà há hốc. Tôi đã từ Mỹ về thăm bà cách đây sáu tháng. Cũng căn phòng này, cũng chiếc giường ọp ẹp này nhưng lúc đó bà còn quay qua nhìn tôi và hỏi thăm về mẹ tôi. Lúc đó chân bà không co lên.
Lần này, bà Lạc không quay đầu lại khi tôi gọi tên bà. Cô Ban, người bấy lâu nay chăm sóc cho bà Lạc, đứng cạnh đầu giường. Đó là một bà vãi trẻ bất đắc dĩ vì không thể làm được việc gì khác và không thể sống ở đâu khác ngoài Chùa Giánh. Cô cất tiếng oang oang:
- Mấy hôm nay phải ép lắm bả mới ăn được chút cháo. Ngậm miệng lại!
Vừa nói cô vừa cố đẩy hàm dưới của bà lên. Nhưng miệng bà vẫn há to. Tiếng bà ú ớ:
- Ngợ... khô... được.
- Bà ơi, con kéo chân bà xuống nhé? Tôi với tay kéo chân bà. Nhưng người bà vẫn cứng ngắt.
- Đa... đau... láa
Mắt tôi cảm thấy cay xót một cách bất ngờ, rồi nhòa đi trong sự yên lặng giữa ba người. Tôi ngạc nhiên trước xúc động của mình và vội chớp mắt. Tại sao tôi lại bị ảnh hưởng đến như vậy? Tôi không phải là họ hàng gì với bà. Có phải bà Lạc và những tiếng nói ơi ới khi gà gáy hòa lẫn tiếng soong chảo khua vào nhau đã nối liền với tuổi thơ của tôi? Tôi rùng mình khi nghĩ đến chuyện bà đã nằm trong tư thế này trong suốt năm sáu tháng qua. Con người hoạt bát náo nhiệt với những tiếng chửi rủa có vần có điệu hai mươi mấy năm trước nay chỉ còn là một dúm da bọc xương nằm co quắp trước mắt tôi.
Tôi nhớ hoài những nắm cơm cháy của bà. Bà có một nồi cơm bằng nhôm rất xinh xắn. Đáy nồi chỉ vừa lòng bàn tay của tôi. Trong những năm đói khát, lâu lâu bà thường gọi khẽ mẹ tôi vào phòng bà. Bà lén lút cho mẹ tôi một nửa phần cơm cháy và mẹ tôi lại vội vàng đem về cho tôi và em trai tôi. Hai đứa chúng tôi được mỗi người một miếng. Tôi thường cầm nắm cơm đưa lên mũi để tận hưởng mùi thơm của cơm trước khi bỏ vào miệng. Nướt bọt cứ ứa lên nhưng tôi không dám ăn ngay. Ngậm mãi cho đến khi cần phải nhai và nuốt. Ôi, những hạt cơm bùi, ngọt, và tinh trắng. Dạo ấy, chúng tôi không được ăn gạo trắng mà thường là bột mì hay gạo mốc xanh xám trộn với đầu khoai lang.
Mỗi lần về thăm đất nước, là mỗi lần tôi phải đương đầu với những cơn sóng tình cảm, phải đón nhận những cơn lũ quá khứ, phải ít nhiều sống lại với cái xấu đẹp của những thân nước ngày hôm qua.
Tôi đã từng đứng trước các hội thảo, các phóng viên nhà báo ở bên Mỹ để cám ơn đất nước Hợp chủng quốc đã cho tôi các cơ hội phì nhiêu để phát triển tài năng của mình. Nhưng cũng chính ở đất nước giàu sang này, tôi đã học được và thấm nhuần sự cô đơn cùng cô độc. Bên cạnh những xe ô tô mới là những bức tường nhựa vô hình ngăn chặn sự gần gũi giữa con người với con người. Một cuộc sống được khử trùng sạch sẽ đầy ắp sự tiêu thụ vắng tình người.
Tôi đã quên cám ơn đất mẹ. Nơi sông đỏ, nắng cháy, gió ẩm hơi nước này, tôi đã học được cái tâm làm người và sống được cái đau nhân loại.
Tôi vào sống ở Chùa Giánh khi vừa nhập học lớp ba, đầu thập niên 70. Bác sĩ nhà thương Gran báo cho ngoại tôi biết rằng bà đã bị ung thư thận trầm trọng. Với tin sét đánh này, là người chủ gia đình, ngoại tôi quyết định đưa tất cả mọi người vào ở sau Chùa Giánh. Trước đó, tôi có hay theo ngoại đi lễ ở đây và vẫn thắc mắc về những khuôn mặt của chùa này so với các chùa khác trong thành phố Sài Gòn ngày đó. Chùa che chở cho bao nhiêu con người khác xa nguồn gốc. Nhưng tôi không ngờ rằng sự hỗn tạp này là những yếu tố căn bản để tạo nên các góc cạnh phong phú và phức tạp của con người tôi hôm nay.
Chùa Giánh được thành lập bởi sư ông Thích Tịnh Tâm. Một người xuất xứ từ Lào qua, tính tình cởi mở rất bình dân và rất gần gũi thương yêu mọi người. Trong chùa thầy thường được gọi là "cụ". Cụ không những nhận các chú tiểu vào chùa tu mà còn nhận các bà có tuổi đơn chiếc vào sống và công quả cho chùa. Mặc dầu ngoại tôi có con cháu không thuộc thành phần nói trên, sự van xin ân cần của bà đã làm cụ nhận gia đình chúng tôi vào.
Những ngày đầu sống tại chùa, tôi thường hay bị đánh thức dậy khi trời sắp sáng bởi tiếng réo của một người đàn bà: "Con mù, con què đâu, xuống đây ăn cháo!" Những lúc ấy, tôi nằm trong mùng tưởng tượng ra chân dung của con người này. Bà ta chắc hẳn người rất to béo da trắng nhờn và miệng rất rộng. Tôi không mấy có cảm tình với người tôi hình dung trong đầu. Ngược lại tôi lại rất có thiện cảm với người đàn bà sống cạnh căn hộ tôi. Bà này có tiếng nói trầm và đôi khi thường lên tiếng một mình như: "buồn làm gì cho nó nặng cái đũng quần ra", hoặc "đêm ơi là đêm, ngày ơi là ngày". Xen kẽ những câu lẩm bẩm là những chuỗi ho khô đều đều trong canh khuya.
Một hôm, mẹ tôi sai tôi rửa một cái chảo và bảo nên làm cho nó khô trước khi đưa lại cho mẹ tôi nấu món kế tiếp. Tôi ra sân rửa chén công cộng của chùa và cố hoàn thành nhiệm vụ. Rửa xong, tôi đứng lên đung đưa cái chảo qua lại cho ráo nước. Sau một lát, cái chảo của tôi đụng vào một cái gì đó rất mạnh. Tôi quay lại và bắt gặp đôi mắt sắc bén của một người đàn bà đang ngồi chồm hổm để đi tiểu. Cái chảo của tôi đã đập vào mặt bà. Nhọ đen bệt trên mũi. Người đàn bà tiếp tục đi tiểu, đang ngước lên nhìn tôi ngơ ngác và giận dữ. Bà Lạc. Đó là lần đầu tiên tôi gặp bà.
Khi bà đứng dậy, tôi run sợ nhìn bà không chớp mắt và hình như tôi nói lời xin lỗi mà cả chính tôi cũng không nghe được. Người đứng trước mặt tôi cao, mảnh khảnh, tóc bạc búi về sau để lộ đôi mắt sáng với làn da đen bóng. Hai má bà hóp, môi mím lại nhưng không dấu được những vết nứt môi vì ăn trầu.
Sau một thời gian, tôi được biết bà Lạc chính là người có tiếng ho khan ở cạnh nhà tôi, và cũng là người cất tiếng cay nghiệt mỗi sáng để réo hai bà vãi Nghé và Bột, một người mắt lòa gần như mù và người kia vì bị té gẫy xương nhiều lần nên phải đi khập khễnh. Qua nhiều năm ngồi hóng chuyện người lớn, tôi được biết là bà Lạc đến chùa Giánh khi bố của bà đứng ra gả em gái của bà cho chồng bà, vì bà không có con được. Ngày bà đến chùa, vì còn trẻ và không có nhiều kinh nghiệm nên thường bị bà Nghé và bà Bột đánh chửi mỗi khi làm việc vụng về.
Tôi đứng dậy rời khỏi giường bà Lạc và nói với cô Ban:
- Cô ráng cố gắng chăm sóc cho bà. Cô đừng la bà và đừng đẩy hàm bà vào nữa. Bà không ngậm miệng lại được đâu. Nếu cháu nghe là cô không chăm sóc tốt cho bà, cháu sẽ không gửi tiền về nữa đâu.
- Mày khỏi lo. Tao hầu hạ bả ngày hai ba bữa. Lau chùi dọn dẹp đủ thứ hết.
Biết rằng câu nói kia của cô Ban không hoàn toàn đúng sự thật, nhưng tôi vẫn gật gù bước ra khỏi phòng bà Lạc. Lòng rỗng tuếch. Leo lên xe taxi rời khỏi chùa Giánh, tôi thấy cái gì đó nặng nề trong tôi. Tiếng bà Lạc vẫn văng vẳng: "Cái giòng con lai nó bạc lắm!" Lời nói đó là con dao vô hình đã rạch những vết lằn trên tôi. Nó là những lời nhắc nhở mỗi khi tôi bị đời ngược đãi, bị chùa ngược đãi. Đã bao năm tôi dùng nó làm câu giải thích cho những điều vô lý và vô tình xảy ra với tôi. Hình ảnh và tiếng guốc của bà chạy để lấy quần áo cho tôi khi trời chuyển mưa vẫn quá thân thiết đối với tôi. Trong cơn nắng gắt của thành phố Hồ Chí Minh, ngồi trong xe tôi thầm mong cho bà được chết sớm. Được thoát khỏi cái nghiệp nặng nề tù tội trên chiếc giường khai ngấy kia. Không khí trong xe vẫn nóng hầm, tôi thoáng ngửi thấy mùi khai khai ở đâu đây. Cảm thấy bất lực.
Xe đã qua cầu Thị Nghè và tôi cố tình nghĩ những chuyện hiện tại. Cố xua đuổi hình ảnh bà Lạc nằm co chân há miệng. Cố xua đuổi hình ảnh của chùa Giánh.
- Cô nhìn giống như Tây. Nếu cô không nói tiếng Việt, tôi không thể tưởng tượng cô lại là người Việt. Anh tài xế taxi vừa cười vừa nói và vừa nhìn tôi qua kính chiếu hậu.
Tôi cười nhạt đáp lễ. Nghĩ đến câu nói của anh ta mà thấy ngán ngẫm. Nghe nói hoài phát ớn, mặc dầu câu nói kia không có gì xấu.
Tôi về đến khách sạn và liền gọi cho chú Dần, một chú tiểu đã sống mấy chục năm trong chùa, người thường giúp tôi giải quyết một số công việc xảy ra ở đó. Tôi yêu cầu chú đưa bà Lạc đi nhà thương. Nhưng chú từ chối và bảo rằng bà đang "bệnh già" chỉ nên để bà chờ ngày về cửa Phật. Câu nói này tôi nghe rất thường xuyên trong những ngày còn sống ở trong chùa. Tôi đã nghe khi bà Nghé nằm liệt giường, khi bà Bột người phù lên và không đi được nữa. Qua bao nhiêu năm giờ nghe lại thấy rất xuông tai nhưng làm tôi rất khó chịu.
Sau hai tháng khi tôi về đến Mỹ, trong một câu chuyện tình cờ về Việt Nam với một cô bạn ngày xưa sống cùng xóm, trước khi ra về cô ấy nói với lại:
- À bà Lạc ở Chùa Giánh đấy, chết rồi nhá, chết cách đây hai tháng.
Cơn lũ quá khứ lại cuốn về hối hả. Lòng nhẹ đi nhưng tim thì thắt lại. Tiếng soong chảo lại vang lên đâu đây. Tôi nói thầm với mình: "Đêm ơi là đêm, ngày ơi là ngày". Chùa Giánh lại đến bên tôi trên thung lũng điện tử, Sillicon Valley.

***
Giọt mực tím rớt trên mãnh giấy nâu sần sùi. Tôi nhỏ mực xuống giấy và chờ đợi cho mực có thể xâm lăng giấy nhưng ương ngạnh thay nó vẫn là giọt vỡ cố định, không lăn, không nhòa. Chịu hết nỗi, tôi lấy ngón tay cái đè lên giọt mực và kéo nó dài trên trang giấy. Một làn tím chạy từ đậm đến lạt hiện ra trước mắt tôi. Chưa thỏa mãn, tôi viết xuống:"Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo". Không hiểu rõ lý do gì đã khiến tôi viết mấy câu này và tôi không nhớ rõ tại sao mình là phá cuốn vở mà mẹ tôi phải khổ công lắm mới mua được cho tôi. Ngày ấy, mực tím rất đẹp nhưng giấy tái dụng thường không được trắng, rất nâu và rất sần sùi.

San Jose - Sài Gòn, 6/2006

Truyện ngắn Jenny Do

Monday, May 19, 2008

Nghẹt thở

Những chiếc xe kẹt cứng

trên chiếc cầu nối ngang eo biển

tai nạn lưu thông phía trước

những chiếc xe thành những nhà giam nhỏ

trên chiếc cầu treo vĩ đại

thuở loài người chưa xây nổi chiếc cầu tân tiến

và chưa chế tạo ra xe

chẳng ai bị giam như thế



Những chiếc xe từ từ lăn đến trước

chậm chạp như hơi thở bị tắt nghẹn

loài người sống không nhớ mình đang thở

lúc hơi thở tắt nghẹn mới nhớ ra

xe kẹt cứng trên cầu mới biết

nỗi khổ bị nghẹt thở trong một ngày quang đãng.

Đỗ Quý Dân

Sunday, May 18, 2008

Discrimination is second nature

When he was in middle school, my son complained to me that his friends liked to pick on him for being Asian. He got tired and asked me to move him to a high school where most students were Asian. Now in high school, he complains that his Asian friends are picking on him for being Vietnamese.

Last year, I took him to Vietnam. He told a Vietnamese kid that his parents were from the North. The kid told him that people from North Vietnam are no good.

People always find reasons to discriminate.

I'm here

written for Greenrice’s art exhibition “We’re Here”

By what name do you call me?

That which shows an American identity

Nugyen or Gwen instead of Nguyen

Name me for me, name me for my new society.


Under what race do you classify me?

No such classification, you say

This is the land of equal opportunity

Why this feeling of second class citizen?

Learn your English, drop your accent

And you will understand equal protection.


You show me your land, and with me share freedom.

To be free to dream, oh, how thankful I am!

But I am wearied by the freedom to exploit

I am your victim. Others will be mine

I am here. I am to stay. Why should I ever mind?


I grew in the fields, in the mountains, and by the sea

Things needed no explanations until I moved to the City

I lost my innocence and gained wisdom of the street

Still I rotted. In that corner of hell, I learned defeat

I no longer was. You give me a chance to be

That is not a question. At least not for me

I escaped by boat, dragging with me hunger, thirst, and an entire ocean

I don’t know how I survived, but living is now my mission.

I am here. I am to live. Why should I not be?


In this great new home, everyone has rights

Responsibilities are things we can compromise

Life here is a corporation, the wealthy have more shares than I

Happiness is on sale, and I have no money to buy

You show me the way. You show me opportunities

“Don’t thank me,” you say, ”Just pay my fees.”

I am lucky, I know, for all I have received

To complain of my fate, I have myself to deceive.

I am here. I am to thrive. Why should I not believe?


When I first came to you, I was ragged, disheveled, and ugly

You taught me to appreciate my inner beauty

I listened to you and forgot my externals

But your appearance reminded me of TV commercials

You now tell me, competition is a show

Increase your sound bytes and your chances will grow

This is civilized world, no such thing as simplicity

Don’t be perplexed by its complexity

I must say that I think: “You contradict yourself.”

But who am I to say, I being just myself

I will accept your words, I will adopt your ways

Though now I feel I’m lost in your maze

I am here. I am to learn the rules. Why should I not play?


I am a refugee. I am an immigrant. I am an alien.

You once were, if your memory serves you well.

I am here. You are here. One day, you and I will be WE.

I am sure of it. WE will be here. WE will be.

Đỗ Quý Dân

Saturday, May 17, 2008

The Obama Factor

John Vu

It is now inevitable that Barrack Hussein Obama will be the Democratic Party’s presidential nominee. And there is great chance that his historical stature of being the first Democratic minority presidential nominee will give him a place in the Oval Office.

How would this national event affect the Vietnamese-American politics in the Bay Area and Orange County?

The Background

In the Bay Area, there are two well known political players for their deep pockets, one of the Republican Party and the other of the Democratic Party. Dr. Ngai Nguyen is a well known heart surgeon in the Bay Area who owns two rehab and long term care centers in San Jose. And he is famous for his generous support of the Republican Party. In his private office, there are displayed pictures of him with President George W. Bush at the White House, with Vice President Dick Cheney and Secretary of State Condoleezza Rice at private meeting discussing about Vietnam democracy issues, other Republican elected officials as well as bigwigs of the party. Michael Luu, the lawyer and businessman turned real estate developer and currently a planning commissioner, is the Dr. Nguyen of the Democratic Party (Or one can say that Dr. Nguyen is the Michael Luu of the Republican Party). He raised hundreds of thousands of dollars for Hillary Clinton. He is well connected and local politicians benefit greatly from his generosity.

From their perspectives, there are no prominent political candidates in the Vietnamese-American community that has the gravitas or the credibility to be at the national or state stage at the moment. So the outcome of the presidential race has no effect on the local scene.

But down south, it is another matter according to coffee loving, chain smoking political gadflies of Bolsa Avenue. To them, the state assemblyman Van Tran is taking aim at Loretta Sanchez’s seat and he is rolling the dice for Obama to improve his odd against Sanchez.

Congresswoman Loretta Sanchez is a woman in her late 40s with exuding feminine confidence. She loves bright attractive dresses and sensual perfume. She is so comfortable with herself that one time in her office, she changed her cloth in front of a female reporter doing an interview as if the reporter was not there. She represents a swath of Orange County that was redistricted to favor a large Hispanic constituent.

Her mostly democratic district is about 45% Hispanic and 17% Vietnamese-American registered voters. She is well aware that the swing vote is with the Vietnamese-American voters and her effort in the community on anti-communist and human rights issues are prominently advertised. Her supports of the community (e.g., a well documented trip back to Vietnam trying to meet with dissidents) have made her many friends in the community.

Assemblyman Van Tran will be termed out in 2010 and he is looking hard for a race to continue his political career. The natural career move is either a state senate or a congressional seat. The state senatorial seat is not available to him and the only one that seems to be the logical choice with a large minority constituent is Sanchez’s seat.

The lawyer Lan Nguyen, Tran’s close advisor, sent an email out earlier to a small circle of supporters asking for fund raising support for Van in the 2010 congressional race. Tran works hard to build his own political machine ever since he is in office. The most visible of the machine is the so called by the mainstream community “The Trannies”. This is a coalition 7 elected officials from school board to city council that would do the bidding for him to “clear the field” so to speak.

The Classic Opportunity

Many political pundits would not consider Tran as a threat to Sanchez if he decided to run. He is visible weaken himself with his all out support of Mr. Photoshop candidate – the controversial Trung Nguyen – against County Supervisor Janet Nguyen. And now by throwing his political machine behind another controversial and weak candidate (Dina Nguyen) to run against the incumbent Janet Nguyen, he is viewed by many of risking his political capital needlessly.

At the end of the day, his zeal against Janet Nguyen ruins the career of Trung Nguyen and might end up destroying the political future of Dina Nguyen but Tran needs to move on and prepare himself for his next big move. He has to prepare financially and he needs to get back the attention and the goodwill of his Vietnamese-American base. What would be more enticing to the community than to be the first credible Vietnamese-American running for congress.

He knows that the numbers are not there to run against Sanchez but that is where national politics can deliver Tran his opportunity.

Barrack Obama is embarking on a historical presidential race. But along the way, he will need to convince the Hispanic voters that an African American politician can represent and look after their interests. There is a deep mistrust between the two largest minority groups in the country. And if he wins, there is a good chance that Sanchez would be select for visible cabinet position in his administration.

An in an off year election to replace an incumbent, anything can happen, especially to those who are prepared financially and politically. The Hispanic voter turn out is always low in an off year election while the Vietnamese-American voter turn out is always high, especially if there is a chance to make history.

But can a Vietnamese-American Republican win in a Hispanic Democratic district in political climate leaning heavily toward the democrats? The answer is for future history to write….

Friday, May 16, 2008

NÀNG THƠ 2

Nàng Thơ 2

Khi thân anh rã rời, buồng phổi nám đen, huyết quản cạn khô như mùa hạn hán

Anh ngừng chân tìm nơi ngơi nghỉ

Và từ đó em bỏ anh đi . . .


Ta đã phiêu lưu từ thuở thời gian chưa định nghĩa

Đã cùng nhau nhìn vũ trụ nổ tung

Em lấy bóng mặt trời đo chiều cao Kim Tự Tháp

Và dạy anh mật mã của tâm hồn

Để anh đối thoại với loài người

Khi đã đánh mất ngôn ngữ cảm thông

Thuở đứng trên đỉnh tháp Babel cuồng vọng


Em xót thương anh

Thân phận như chó rơm không ý nghĩa

Như cá ngắc ngư trên thớt gỗ

Mặc trời đất bất nhân đọa đày

Trước giông tố ngày mai

Em như cành hoa mong manh

Đẹp như ngọn nến lung linh

Soi đường cho người tìm người trong cô đơn giá lạnh


Em ngửa cổ cười vang bên bờ đêm nguyệt thực

Khi anh nói với em lời hứa chung tình

Một mình em đã là bao ngàn tình nhân

Nếu chung tình làm sao anh yêu em trọn vẹn?

Em dan díu với muôn mối tình

Nhưng vẫn vẹn nguyên thuần khiết

Như giọt nước vừa chảy ra

Từ băng sơn ngàn năm ngủ yên trong tĩnh lặng

Em dễ dãi với thơ

Bước vào cõi âm tỏa ngời ánh sáng

Trở về cõi thực vỗ giấc mộng mơ

Giữa trời cơ khí em vẽ nét nguyên sơ

Trong dòng mạch điện em để nhịp tim giải bài toán ngày hôm qua không đáp số


Và hôm nay anh muốn bỏ cuộc chơi

Vì dòng phiêu lưu giờ đây cạn kiệt

Em một mình tiếp tục ra đi

Bởi em là loài chim

Không thể nhốt trong lồng

Gáy tức tưởi khi trời Đông hừng sáng

Sân khấu vừa kéo màn, hậu trường đã ăn năn

Anh nằm lại đây hấp hối vào vô tận

Anh sẽ phải tìm em

Phải chặt bỏ đôi chân tàn phế

Nhảy vào lòng vực say vứt nốt cuộc sống này

Và đầu thai thành loài mọc cánh

Bay về chốn xa xôi

Của phương trời có muôn ngàn biến hóa

Có em đứng trên cao ngự trị

Bằng sắc màu của tuyệt đối tự do.

Đỗ Quý Dân