1.
- Dạo còn bé, ông có bị ai trong gia đình - bố, mẹ, hay anh chị em của ông - đánh đập không?
Pygmalion ngước mặt lên nhìn người đàn bà vừa đặt câu hỏi đó. Hắn mơ màng chuyển mắt qua bức tường trống sau lưng bà ta. Hắn đang ngồi trong phòng thẩm vấn của nhà tù thành phố. Hắn bị bắt vào đây tối hôm qua vì tội bạo hành tại gia. Vì hắn cứ lảm nhảm những câu nói khó hiểu, ban quản lý nhà tù phải cho mời một chuyên viên xuống thẩm định tình trạng tâm thần của hắn. Nói một cách nôm na, họ cần biết hắn có bị điên hay không. Nếu hắn có vấn đề về tâm thần, họ sẽ không truy tố hắn mà sẽ xin lệnh tòa để đưa hắn sang nhà thương điên. Luật ở thành phố này bắt buộc họ phải làm như thế.
Pygmalion nghe rõ tiếng của người đàn bà nhưng hắn không hiểu bà ta nói gì. Đầu hắn lúc này chỉ chứa đựng một hình ảnh duy nhất: hình ảnh của nàng. Sáng tác của hắn. Ý nghĩa của đời hắn. Nàng. Galatea.
2.
Pygmalion là một điêu khắc gia nổi tiếng trong nước. Những tác phẩm điêu khắc của hắn có mặt khắp nơi. Các viện bảo tàng nghệ thuật, các nhà văn hóa trong nước, đâu đâu cũng trưng bày những tác phẩm của hắn.
Trong con mắt của mọi người, hắn đã thành công, đã đạt đến tột đỉnh danh vọng. Mọi người đều nghĩ là hắn sung sướng, hạnh phúc nhất thế gian. Nhưng chính hắn lại không cảm được điều đó. Hắn mơ hồ cảm thấy những tác phẩm của mình có khuyết điểm. Hắn không hiểu rõ đó là khuyết điểm gì, chỉ biết khi nhìn lại tác phẩm mình vừa hoàn tất, hắn có cảm tưởng như nhìn một người bệnh nặng trút hơi thở cuối cùng. Mỗi tác phẩm là một đám tang cho chủ đề sáng tạo của hắn.
Cho đến khi hắn tạo ra nàng.
3.
Ba năm trước…
Hắn là khách mời danh dự của một buổi triển lãm nghệ thuật cổ. Từ khi bắt đầu nổi tiếng, hắn chẳng còn để ý mấy về nghệ thuật điêu khắc cổ xưa mà chỉ luôn đi tìm cái mới, cái lạ. Hắn đã được nhiều nhà phê bình nghệ thuật ca tụng như một thiên tài trong ngành điêu khắc đương đại và hắn rất tự hào về điều đó. Thế nhưng hôm ấy, đứng trước pho tượng cổ mà hắn nhớ loáng thoáng là tượng nữ thần Venus, hắn chợt thấy xúc động. Pho tượng chẳng có gì mới lạ, nhưng có một nét sống động mà đã lâu hắn không còn nhìn thấy. Khuôn mặt pho tượng như cười với hắn, nửa đùa giỡn, nửa khiêu khích. Trong đầu hắn bỗng vang lên một thứ âm thanh quyến rũ, cái quyến rũ của sự hứa hẹn.
Buổi triển lãm đã tan mà hắn vẫn còn cảm giác ngây ngất. Niềm tin về khả năng sáng tạo bỗng chợt hồi sinh. Hắn thấy trong người có một động lực từ đâu đó chợt xuất phát, tước đi khả năng cưỡng kháng của hắn. Hắn quyết định phải tạo ra nàng. Vừa về đến nhà là hắn đã đi thẳng vào studio, cho người đem ra một khối đá lớn để bắt đầu tạc tượng. Hắn làm việc một cách say mê. Khối đá vô tri từ từ biến hình, và nàng đã ra đời, như Venus đã từng ra đời từ bọt biển.
Hắn gặp nàng lúc ra khỏi cơn mê. Ngay giây phút đó, hắn biết hắn đã yêu nàng.
4.
Trích từ một bài phê bình nghệ thuật đăng trên tập san Nghệ Thuật Ngày Nay số 210 :
“Galatea, tác phẩm mới nhất của điêu khắc gia lừng danh Pygmalion, đánh dấu sự chuyển hướng của nghệ sĩ. Galatea phảng phất nét của những bức tượng cổ, tương tự như những tác phẩm điêu khắc thời Phục hưng. Phải chăng Pygmalion đã mệt mỏi với nghệ thuật đương đại, luôn đòi hỏi cái mới, lạ, nặng về tư duy hơn về cảm xúc con người. Phải chăng nghệ sĩ đang hát bài ca giã từ để chia tay với nàng Sáng Tạo... –Dan Do”
Pygmalion đã mời công chúng đến gặp Galatea tại studio ở tư gia. Hắn muốn giới thiệu nàng, người tình mới của hắn, với tất cả mọi người. Hắn hãnh diện và hạnh phúc vì nàng. Hắn chỉ giới thiệu nàng chứ không giới thiệu bất cứ một tác phẩm nào khác. Khách xem tượng thấy mất đi vẻ ảm đạm cố hữu ở hắn. Họ hầu như không còn nhận ra chàng Pygmalion ngày trước. Con người cũ của hắn đã tan loãng vào một thế giới riêng để nhường chỗ cho một con người mới. Con người mới này do nàng tạo ra. Hắn bây giờ là sản phẩm của nàng. Pygmalion của Galatea.
Thế giới nghệ thuật xôn xao. Đa số các tay phê bình nghệ thuật đồng ý với Dan Do, cho rằng hắn đã mệt mỏi, nguồn sáng tác đã kiệt quệ, giờ chỉ còn dựa vào những thành tích đã đạt được trong quá khứ để duy trì danh tiếng. Họ ngỏ ý tiếc nuối tài năng của hắn và họ diễn tả sự tiếc nuối đó bằng những lời giả tạo cần thiết, nghe như những lời chia buồn cùng những gia đình có người thân vừa qua đời. Những lời chia buồn của những kẻ không hiểu về nỗi buồn của người mình an ủi thường chỉ nặng về hình thức, nói ra chỉ để nói, cả người nói và người nghe đều biết thế, nhưng chẳng ai quan tâm. Những bài phê bình về hắn cũng thế. Viết để viết, để người đọc quên đi điều mình đọc, để đưa tên hắn vào quá khứ, vào lãng quên. Như những bản cáo phó đăng trên báo.
5.
Pygmalion mất ngủ đã mấy đêm. Hắn không mất ngủ vì những lời bàn tán của thiên hạ vì thực ra hắn chẳng hề biết mọi người bàn tán ra sao, hắn mất ngủ vì cảm thấy tình yêu của hắn không được nàng đáp lại. Nàng là tượng đá, dù hắn có tha thiết tỏ tình với nàng đến đâu đi nữa, nàng cũng chẳng động tâm.
Như một kẻ đang hạnh phúc bỗng chợt khám phá ra mình sống trong ảo tưởng, hắn thấy mình bị hụt hẫng. Hắn đâm ra giận dữ, gắt gỏng, và không ngủ được khi đêm về. Nghệ thuật, tác phẩm, không gian, thời gian, tất cả bỗng trở thành vô nghĩa. Hắn trở nên mê muội. Những lúc hơi tỉnh táo lại, hắn thấy mình như đang bấp bênh giữa hai cõi thực và ảo.
Hôm ấy vào đầu tháng tư. Cô thư ký vừa nhắc cho hắn về buổi hẹn với Dan Do. Gã viết báo này muốn gặp hắn để phỏng vấn. Trong đám nhà báo, hắn thích gã này nhất, vì gã không đến nỗi quá giả tạo. Hắn cũng đang muốn gặp gã. Hắn đang có nhu cầu tiếp xúc với người ngoài, đại khái như nhu cầu của một kẻ đắm thuyền tìm nơi bám víu.
Hắn ngập ngừng bước vào studio, nơi Dan Do hẹn gặp hắn. Nàng cũng đang ở đó. Hắn do dự không biết có nên gặp nàng không? Mấy hôm nay hắn đã tìm cách để quên nàng nhưng không được. Cặp mắt nàng vẫn nhìn hắn. Nàng đứng trước mặt hắn như một thiên thần, cả người nàng toát ra một vẻ siêu thoát, không có đến một khuyết điểm.
Nhưng nàng vẫn không nói với hắn một câu nào.
Hắn chợt thấy không gian trước mặt mờ đi sau một màn sương đỏ thẫm. Màu đỏ của cuồng nộ, cái thứ cuồng nộ phát sinh từ nỗi tuyệt vọng của con người. Hắn không ý thức mình đã làm gì trong phút giây cuồng nộ đó, mà chỉ bừng tỉnh khi âm thanh của vỡ đổ vang lên ở chung quanh. Hắn chợt thấy mình đang nắm chặt một chiếc búa lớn trong tay, mặt đất chung quanh phủ đầy những mảnh đá vỡ vụn, và sau đống đổ nát đó, hắn nhìn thấy nàng. Bằng xương bằng thịt. Nàng đứng đó, cặp mắt còn loang niềm sợ hãi. Và nàng chợt bật khóc.
- Tuyệt diệu, thật là tuyệt diệu!
Giọng của gã phóng viên nghệ thuật vang lên giữa khung cảnh huyền bí đó. Không biết gã đến từ lúc nào. Chỉ thấy gã tiếp tục ca tụng hắn:
- Ông đã “sáng tạo” ra tác phẩm chết rồi hủy nó đi để tạo nên tác phẩm sống. Ông đã chuyển được nghệ thuật từ tượng đá vào người mẫu! Chưa có ai đã đem được sự sống vào tác phẩm như ông vừa làm.
- Màn biểu diễn quá trình sáng tạo này quá tuyệt vời. Người mẫu hóa ra hình tượng, hình tượng trả về cho người mẫu. Cảm hứng đi đến thực thể, thực thể đi đến sự sống. Mà sự sống chính là nơi cảm hứng bắt đầu. Đơn giản thế mà không ai nghĩ ra!
- Tôi vẫn không tin là ông bỏ cuộc, bỏ sáng tạo. Tôi vẫn tin là Galatea của ông có ý nghĩa vượt trên hình tượng của nàng. Và tôi đã tin đúng. Chỉ có ông mới có được khả năng sáng tạo này!
Hắn để mặc gã phóng viên lải nhải. Hắn tiến về phía trước và dang hai tay ra ôm nàng. Hắn cảm được sự mềm mại của đôi tay, nghe được hơi thở phập phồng trong lồng ngực và bất giác cúi xuống hôn lên đôi môi nàng đang hé mở. Nàng đứng im không một phản ứng, nhưng rõ ràng nàng có sự sống ở trong người. Nàng ĐÃ có sự sống. Nàng bây giờ mới đích thực là tác phẩm của hắn.
6.
Và Galatea đột nhiên trở thành tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật. Sau khi tập san Nghệ Thuật Ngày Nay cho đăng bài viết của Dan Do, giới truyền thông đổ xô về để phỏng vấn nàng. Họ thi nhau viết về nàng, về hắn. Họ đã từng đối thoại với nghệ sĩ, nhưng đây là lần đầu tiên họ đối thoại trực tiếp với “tác phẩm”.
Hắn chẳng thèm đọc những bài viết đó, vì thực ra, hắn có đọc cũng chẳng hiểu các bài viết đó nói gì. Hắn không hiểu những người viết đã đành, họ cũng chẳng hiểu gì về hắn, về tác phẩm của hắn, về nàng. Nhưng hắn chẳng quan tâm. Hắn đang hạnh phúc.
Dan Do là một trường hợp ngoại lệ. Gã là người đã có mặt lúc nàng ra đời. Gã đã chứng kiến hắn nắm lấy đôi tay sống, vuốt lên bờ ngực sống và hôn lên đôi môi sống của nàng. Gã đã chứng kiến giây phút huy hoàng của sáng tạo.
Có điều hắn hơi bực mình về cái gã Dan Do này. Gã cứ gọi nàng là người mẫu. Hình như gã nghĩ là hắn đã thuê một cô người mẫu để tạc tượng rồi sau đó hủy pho tượng đi để biến cô người mẫu thành pho tượng sống, thành tác phẩm của hắn. Đúng, nàng là tác phẩm của hắn, nhưng nàng không phải là người mẫu! Cái gã Dan Do này không hiểu gì mà cứ làm như mình hiểu hết mọi chuyện! Tuy bực mình, hắn vẫn không phản đối. Dù gì cái gã phóng viên đó đã có cái duyên với hắn, gã đã trở thành một phần của tác phẩm hắn tạo ra. Hắn mơ hồ cảm thấy tác phẩm của hắn không chỉ giới hạn ở con người nàng. Tác phẩm của hắn đã vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát của hắn.
7.
Và chính Galatea đã vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát của hắn.
Những ngày đầu tiên được phỏng vấn, Galatea rất bối rối. Nàng luôn luôn chờ đợi hắn thay nàng trả lời những câu hỏi các phóng viên đặt ra. Nàng chỉ biết mỉm cười và phụ họa cho hắn. Tuy thế, nàng vẫn đủ sức chinh phục những phóng viên khó tính nhất, và khi viết về nàng, họ luôn ví nàng như một thiên thần, biểu tượng cho những gì đẹp nhất, thanh khiết nhất.
Vào khoảng thời gian ấy, nàng không dám ra ngoài một mình. Nàng để cho hắn quyết định mọi chuyện. Hắn đi đâu nàng theo đó, như hình với bóng. Hắn nghĩ nàng yêu hắn. Như hắn đã yêu nàng.
Rồi nàng bắt đầu làm quen với nếp sống mới. Nàng xuất hiện thường xuyên trước công chúng. Sự bối rối giảm đi. Nàng không còn ngại phải trả lời nhà báo. Giới truyền thông trực tiếp phỏng vấn nàng chứ không còn qua trung gian của hắn. Nàng được nhiều công ty thời trang nổi tiếng mời làm kiểu mẫu, hình ảnh nàng được đăng khắp nơi, nàng nghiễm nhiên trở thành thần tượng của giới trẻ. Các cô thiếu nữ bắt đầu để tóc kiểu Galatea, mặc những kiểu áo Galatea, đeo những cái ví xách Galatea. Chẳng ai còn nhắc đến hắn nữa, vì sự thành công của tác phẩm đã dần dà đưa tác giả vào lãng quên.
Nàng tự nhiên trở thành một thực thể độc lập, không còn nương tựa vào hắn. Nàng không còn thích đi chung với hắn nữa. Hắn với nàng không còn như hình với bóng. Bóng đã rời hình. Bóng nàng đã che khuất hình hắn.
Và nàng bắt đầu muốn sống riêng. Độc lập. Cách xa hắn.
8.
Lần đầu nàng ngỏ ý muốn tự mình tiếp xúc với giới truyền thông, hắn cảm thấy hãnh diện. Nàng là sản phẩm sáng tạo của hắn. Từ một cô gái nhút nhát, nàng giờ đây đã đủ bản lãnh để đối đầu với thế giới bên ngoài, hơn thế nữa, nàng đủ khả năng để chinh phục những kẻ đối diện. Hắn vẽ ra hành trình để nàng đi, nghĩ ra những cách để nàng tiến xa trên cuộc hành trình đó. Mục đích của nàng là mục đích của đời hắn. Mỗi khi nàng được giới truyền thông ca tụng, hắn có cảm tưởng như chính hắn được ca tụng, được tôn thờ. Nói chung, hắn cảm thấy mãn nguyện, cái mãn nguyện của một nghệ sĩ lúc chiêm nghiệm về một tác phẩm đắc ý của mình. Hắn không sợ nàng thay đổi, trái lại, hắn nói với nàng là hắn muốn nàng luôn thay đổi, để hắn còn khám phá, để hắn mãi mãi khám phá những cái mới, những cái vi diệu ở nàng. Tác phẩm của hắn. Galatea.
Cho đến lúc nàng đòi chia tay với hắn.
Hắn vẫn còn trong người cái lý tưởng của một nghệ sĩ. Cái lý tưởng của hắn chấp nhận sự chia tay. Nhưng hắn lại si mê, tôn thờ nàng như một tín đồ ngoan đạo tôn thờ thượng đế. Hắn không thể sống xa nàng, như tín đồ không thể rời xa thượng đế. Nàng là hơi thở, là sức sống của hắn, nàng là niềm tin của hắn. Hắn căm ghét sự tầm thường nên căm ghét quỵ lụy, vì quỵ lụy là tầm thường. Nhưng hắn đã phải quỵ lụy với nàng. Hắn đã khóc, đã khẩn cầu nàng ở lại, đã xin nàng bỏ ý định ra đi.
Và nàng đã chiều hắn. Nàng đã ở lại. Nói đúng hơn, thể xác nàng ở lại. Pho tượng đá ngày nào giờ đã được ráp lại, nguyên vẹn như chưa từng bị đập vỡ. Còn linh hồn tượng đá một lần nữa lại ra đi.
Hắn lại đối diện với tượng đá như lúc hắn chưa ra tay xáng nhát búa định mệnh.
9.
Là người nhạy cảm, Pygmalion nhận ngay ra sự đổi khác của nàng. Hắn muốn nàng thay đổi, nhưng không phải thay đổi để trở về tình trạng ban đầu, lúc tác phẩm còn lệ thuộc vào búa dùi điêu khắc. Hắn không muốn nàng trở lại kiếp vô tri của một khối đá. Nàng vô tri, hắn sẽ vô giác, sự sống của hắn đã tùy thuộc vào hơi thở của linh hồn nàng. Hắn sẽ chết khi linh hồn nàng tắt thở.
Galatea rời nhà mỗi sáng khi mặt trời vừa mọc và chỉ trở về nhà lúc trời đã tối khuya. Giữa nàng với hắn không còn đối thoại. Hắn có thăm hỏi thì cũng chỉ nghe được những câu trả lời nhát gừng, trả lời cho qua mà thôi. Dần dà hắn cũng thôi không hỏi nữa, để khoảng cách im lặng giữa hắn và nàng ngày càng dày thêm. Hắn cằn cỗi trong im lặng và mơ hồ cảm thấy nàng cũng cằn cỗi theo hắn. Và niềm tin về khả năng sáng tạo của hắn cũng dần dần khô héo theo.
Cứ thế mà ba năm đã qua.
10.
Hôm qua, hắn vô tình xem được ảnh khỏa thân của nàng đăng trên một trang web. Hắn suýt không nhận ra nàng vì cái dáng điệu dung tục của người trong ảnh. Những bài viết kèm theo hình ảnh trên trang web đầy giọng miệt thị, đại khái phê bình nàng đã vì tham danh, tham tiền mà đánh mất tư cách của một người nữ đã từng được coi như thiên thần. Dưới con mắt của những tay viết đó, nàng là một loại điếm hạng sang, là vợ bé của đồng tiền, là món hàng mua được bằng giá cao ở xã hội tiêu thụ. Chỉ có bài viết của Dan Do là còn chút nương tình. Gã đưa ra giả thuyết là “tác phẩm” (nàng) và “tác giả” (hắn) đang chuẩn bị cho một giai đoạn “sáng tạo” mới, và những hình ảnh trên mạng chỉ là một sự sắp đặt của hắn, một màn biểu diễn ngoạn mục như màn biểu diễn ba năm về trước, khi điêu khắc gia đưa sự sống vào tác phẩm mình bằng cách cho tượng đá vài nhát búa. Gã lý luận rằng nàng và hắn không có những nhu cầu về danh vọng và tiền bạc, vì cả hai đã quá thành công trên những phương diện đó. Dưới con mắt của Dan Do, Pygmalion đang chủ động việc hủy hoại hình ảnh thiên thần của nàng để sáng tạo một hình ảnh mới, toàn thiện hơn nhưng cũng nhân bản hơn hình ảnh của nàng Galatea của giai đoạn chuyển hóa từ đá thành thịt xương.
Nhưng bài viết của Dan Do không đủ thuyết phục để xóa tan màn sương đỏ thẫm đang tái hiện trước mắt hắn. Khi màn sương đỏ thẫm đó tan đi, khi hắn tỉnh táo lại, hắn thấy nàng nằm đó, trước mặt hắn, quằn quại trên mặt đất, máu rỉ ra hai bên mép.
Giây phút đó, mặc dù hắn xót xa cho nàng, hắn cảm thấy có chút phấn khởi trong người, vì chợt có cảm tưởng như cuộc sống đã trở lại với tượng đá.
Và hắn như mê đi khi bị còng tay đưa về sở cảnh sát vì tội bạo hành tại gia.
11.
- Ông có thể ra về. Cô Galatea đã tường thuật với báo chí là sự việc xảy ra giữa ông và cô ấy chỉ là sự sắp đặt của hai người để diễn tả sự xung đột giữa tác giả và tác phẩm. Cô ấy giải thích cho chúng tôi là màn kịch của ông và cô ấy được gọi là nghệ thuật biểu diễn. Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều người khác, kể cả phóng viên Dan Do để kiểm chứng sự việc. Cô Galatea còn quay cả video để đưa lên truyền hình. Ông có thể tự do về nhà. Chúng tôi xin lỗi đã làm phiền ông.
Thấy hắn không có phản ứng gì, người đàn bà nói tiếp:
- Tuy ông không bị truy tố ra tòa, tôi cũng mong ông bà thôi không tiếp tục biểu diễn như thế. Tôi không biết bà nhà ra sao, nhưng về phần ông, tôi thấy tốt hơn hết ông nên đi gặp bác sĩ tâm lý, vì hình như ông đang sống trong ảo tưởng.
12.
Pygmalion lặng lẽ ra về. Hắn không nhớ đã bị cảnh sát bắt giữ bao lâu. Hắn không biết nàng có đang chờ hắn ở nhà hoặc đã bỏ đi. Hắn mong được gặp nàng nhưng cũng sợ phải gặp nàng. Hắn phải nói gì với nàng đây? Hắn đã làm nàng tổn thương. Nàng có còn muốn nhìn mặt hắn không?
Hắn chợt thấy thèm cái cảm giác va chạm với nàng lần đầu tiên. Cái cảm giác lần đầu tiên được sống, được đối diện với sự sống. Hắn nghĩ nguyên do cái cảm giác đó đến được với hắn là vì hắn đã để cơn cuồng nộ thúc đẩy hắn hủy hoại nàng, khi nàng còn là tượng đá. Hắn cũng vừa để cuồng nộ thúc đẩy hắn gây tổn thương cho nàng. Liệu cơn cuồng nộ mới đây có đem lại sự sống mới cho nàng không? Hắn mơ ước sẽ một lần nữa được chạm vào làn da sống của nàng, được nghe hơi thở sống của nàng, và được hôn lên cặp môi sống của nàng. Như hắn đã từng được hưởng thụ vào ngày nàng thoát thân khỏi tượng đá.
Hắn biết cuộc đời hắn sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu hắn không tìm lại được cái cảm giác ban đầu đó. Hắn mơ hồ cảm thấy mình đòi hỏi quá nhiều nhưng hắn thực không còn sự lựa chọn nào khác. Hắn phải giúp nàng hồi sinh, giúp nàng thoát khỏi kiếp tượng đá vô hồn vô cảm.
Vì hắn đã hiểu. Hắn chỉ là tượng đá nếu tác phẩm của hắn thiếu đi sự sống.
Hắn phải làm gì đây?
ĐOẠN KẾT
Dan Do mở phong bì có đề tên người gửi là Pygmalion. Gã lôi từ phong bì ra một cái đĩa DVD. Gã lắp đĩa vào máy. Hình ảnh của Pygmalion hiện ra trên màn ảnh máy vi tính. Trước mặt Pygmalion là một pho tượng sáp. Pho tượng của Galatea…
Hai hôm trước gã đọc báo thấy có tin biệt thự của Pygmalion bị cháy. Đội cứu hỏa tốn hết mười giờ đồng hồ mới dập tắt được ngọn lửa…
Trên màn ảnh, bàn tay của Pygmalion đang mơn trớn tượng sáp. Hắn xoa tay lên mặt tượng, bóc ra một lớp sáp để lộ một đôi môi đang hé nụ cười. Bàn tay hắn lại rơi xuống ngực tượng. Một lớp sáp khác lại vỡ ra, ngực của Galatea bấp bênh như đang phập phồng hơi thở. Pygmalion chuyển tay xuống phía dưới, nắm lấy tay tượng. Sáp lại vỡ. Bàn tay thon nhỏ của pho tượng chợt duỗi ra, bám vào tay hắn. Một điệu nhạc trỗi lên. Galatea duỗi vai rồi ngẩng mặt lên nhìn Pygmalion. Hai thân hình hòa hợp lại thành một…
Bản tin đăng trên báo cho biết là sở cứu hỏa đang điều tra lý do của vụ hỏa hoạn. Dựa theo báo cáo sơ khởi, nhà Pygmalion bị cháy là do người đốt chứ không phải là một tai nạn bất ngờ…
Gã tiếp tục chăm chú nhìn vào màn ảnh. Gã nhận ra được vẻ tiều tụy của Pygmalion và nét đẹp siêu thoát của Galatea. Hai người nhìn vào mắt nhau, không nói một lời nào…
Gã chợt cảm thấy trong người có một niềm xúc động dâng trào. Gã không dám nhìn vào hai người nữa, chỉ để mắt quan sát phạm vi của căn phòng đã được thu hình và đang chiếu trên màn ảnh.
Sàn nhà chung quanh chỗ đứng của Pygmalion và Galatea có trải đầy củi gỗ. Gã mơ hồ thấy được lớp củi đó bị thấm một chất ướt…
Hình như bản báo cáo có đề cập đến dấu vết của củi bị tẩm xăng nơi khu phòng khách. Bản báo cáo cũng đề cập đến việc nhân viên sở cứu hỏa không tìm thấy dấu vết của người nào trong đống tro tàn…
Dan Do thở hắt ra. Gã tự hỏi sự thiêu hủy của cả tác giả lẫn tác phẩm sẽ đưa đến sáng tạo gì?
Cho đến hôm nay, gã vẫn chờ đợi Pygmalion về để giải đáp thắc mắc của gã.
Đỗ Quý Dân
Tuesday, April 17, 2012
Saturday, April 14, 2012
NÀNG THƠ
Anh đã vì Em bỏ rơi người tình chung thủy
Những mối tình xưa
Giờ chỉ là những ngôi quán trọ
Anh đã vì Em bỏ quên tình yêu chồng vợ,
Em mách cho Anh nghe
Tình yêu ấy giờ đây thành Luận Lý
Em cho Anh cẩm nang làm Thi Sĩ
Và chỉ cho Anh nơi hò hẹn đôi ta
Ở chốn không là
Chốn Anh đã đi qua.
Anh đã vì Em quên vực sâu trước mặt
Nhảy từ Hy Mã xuống lãng quên
Rồi căng buồm lên chiếc du thuyền
Để vượt biển cát vàng trên sa mạc
Địa đàng xưa, vì Em Anh từ bỏ
Chẳng chia tay chàng ngớ ngẩn Adam
Anh bắt chước Eve cắn vào Trái Cấm
Bước xuống sân đời khiêu vũ cùng Em
Anh rất hay đổi thay
Vì Em cần thay đổi
Trong vũ trụ vô cùng
Chỉ có Đổi Thay là Tuyệt Đối
(Nên Em phải thay đổi)
Nên Anh không tin tình yêu mãi mãi
Nên Anh không tin niềm tin mãi mãi
Anh gọi tên Em
Từ chốn cực vi của từng nguyên tử
Là giai nhân – Em không tầm thường thế
Là yêu tinh – Em không là huyền thoại
Là thần tiên – Đừng đề cao Em mãi
Em không là hạnh phúc
Nhưng Em như Khoái Lạc
Bùng lên giữa cơn đau
Của tột cùng thân thể
Em không là bếp hồng sưởi ấm,
Mà là tia chớp nhoáng lên
Sáng hơn cả mặt trời
Em không là trạm dừng chân
Của người lữ thứ
Đang lạc bước trên con đường vô định
Em không là bình yên
Chẳng bao giờ Em cần ngơi nghỉ
Em không là dinh dưỡng
Vì Em luôn vắt kiệt sức Anh
Em không là hồi sinh
Nhưng từ Em Anh ngang nhiên trỗi dậy
Và giết chết đi những cái chết trong sự sống
Em không là Tự Do
Nhưng Em là Tự Hữu
Em ban Anh tự do
Nên anh trở thành Nô Lệ.
Em mỉm cười khi Anh gọi tên Em
Tên Em là Nàng Thơ
Em là Em, Em là Anh, Em là tất cả…
Em hẹn Anh nửa đêm trên đỉnh đồi Sáng Tạo
Anh nhìn thấy đồi nhưng chẳng thấy đường đi
Bỗng chợt thấy mình lạc trên hoang đảo
Em lại hiện ra chỉ lối Anh đi
Em đưa Anh vào những cuộc tình
Khi tim anh ngập ngừng đứng lại
Rồi xúi Anh phụ tình
Khi Em hóa thân làm tình nhân mới
Anh vẫn biết đời là bể khổ
Phải quay đầu mới thoát khỏi biển mê
Anh muốn thử bơi về miền Giác Ngộ
Nhưng sợ đi lại chẳng có đường về
Em bảo Anh đừng ngại chi lầm lỡ
Tìm giác ngộ ta cùng vỗ cánh bay,
Anh thét vang trên đỉnh những tầng mây
Nhìn xuống chân, đời vẫn còn Bể Khổ.
Đỗ Quý Dân
(This version contains a slight revision of the original version)
Những mối tình xưa
Giờ chỉ là những ngôi quán trọ
Anh đã vì Em bỏ quên tình yêu chồng vợ,
Em mách cho Anh nghe
Tình yêu ấy giờ đây thành Luận Lý
Em cho Anh cẩm nang làm Thi Sĩ
Và chỉ cho Anh nơi hò hẹn đôi ta
Ở chốn không là
Chốn Anh đã đi qua.
Anh đã vì Em quên vực sâu trước mặt
Nhảy từ Hy Mã xuống lãng quên
Rồi căng buồm lên chiếc du thuyền
Để vượt biển cát vàng trên sa mạc
Địa đàng xưa, vì Em Anh từ bỏ
Chẳng chia tay chàng ngớ ngẩn Adam
Anh bắt chước Eve cắn vào Trái Cấm
Bước xuống sân đời khiêu vũ cùng Em
Anh rất hay đổi thay
Vì Em cần thay đổi
Trong vũ trụ vô cùng
Chỉ có Đổi Thay là Tuyệt Đối
(Nên Em phải thay đổi)
Nên Anh không tin tình yêu mãi mãi
Nên Anh không tin niềm tin mãi mãi
Anh gọi tên Em
Từ chốn cực vi của từng nguyên tử
Là giai nhân – Em không tầm thường thế
Là yêu tinh – Em không là huyền thoại
Là thần tiên – Đừng đề cao Em mãi
Em không là hạnh phúc
Nhưng Em như Khoái Lạc
Bùng lên giữa cơn đau
Của tột cùng thân thể
Em không là bếp hồng sưởi ấm,
Mà là tia chớp nhoáng lên
Sáng hơn cả mặt trời
Em không là trạm dừng chân
Của người lữ thứ
Đang lạc bước trên con đường vô định
Em không là bình yên
Chẳng bao giờ Em cần ngơi nghỉ
Em không là dinh dưỡng
Vì Em luôn vắt kiệt sức Anh
Em không là hồi sinh
Nhưng từ Em Anh ngang nhiên trỗi dậy
Và giết chết đi những cái chết trong sự sống
Em không là Tự Do
Nhưng Em là Tự Hữu
Em ban Anh tự do
Nên anh trở thành Nô Lệ.
Em mỉm cười khi Anh gọi tên Em
Tên Em là Nàng Thơ
Em là Em, Em là Anh, Em là tất cả…
Em hẹn Anh nửa đêm trên đỉnh đồi Sáng Tạo
Anh nhìn thấy đồi nhưng chẳng thấy đường đi
Bỗng chợt thấy mình lạc trên hoang đảo
Em lại hiện ra chỉ lối Anh đi
Em đưa Anh vào những cuộc tình
Khi tim anh ngập ngừng đứng lại
Rồi xúi Anh phụ tình
Khi Em hóa thân làm tình nhân mới
Anh vẫn biết đời là bể khổ
Phải quay đầu mới thoát khỏi biển mê
Anh muốn thử bơi về miền Giác Ngộ
Nhưng sợ đi lại chẳng có đường về
Em bảo Anh đừng ngại chi lầm lỡ
Tìm giác ngộ ta cùng vỗ cánh bay,
Anh thét vang trên đỉnh những tầng mây
Nhìn xuống chân, đời vẫn còn Bể Khổ.
Đỗ Quý Dân
(This version contains a slight revision of the original version)
Sunday, April 8, 2012
CÁI GƯƠNG HỎNG
Theo lời người thuật, câu chuyện này được lấy từ một quyển nhật ký, có nhiều chỗ đã bị rách hoặc dơ không đọc được. Anh ta quên không cho biết nhật ký nhặt được ở đâu, viết bằng ngôn ngữ gì và nhặt được trong trường hợp nào. Lúc thuật chuyện, mặt anh có nét lo âu nhớn nhác, giọng anh kể nhiều lúc bị lạc đi làm tôi (người ghi lại lời anh thuật) không tập trung vào câu chuyện được. Do đó, mức độ chính xác của những điều tôi ghi lại dưới đây chỉ ở khoảng 50-60 phần trăm mà thôi. Tôi lại không phải là lục sự tòa án, nên chưa được huấn luyện cách ghi chép cho đầy đủ và chính xác. Tôi thành thật xin lỗi vì đã bỏ sót nhiều chi tiết quan trọng. Có lẽ 50 phần trăm (chính xác) cũng là nói quá. Thôi thì bạn hãy coi như đây là một câu chuyện thật dựa trên những thông tin không chính xác.
À, xin thưa với bạn người xưng “tôi” ở phía dưới không phải là tôi mà là tác giả của quyển nhật ký người thuật đã nhặt được. Tôi muốn bạn được nghe người viết nhật ký kia “tự mình” kể lại câu chuyện này.
1.
Ngày… tháng… năm …
Tôi có thói quen hay đứng trước gương ngắm mình vào buổi sáng trước khi đi làm và vào lúc chiều tối khi tan sở về nhà.
Thành phố … (chữ mờ quá người thuật không đọc được), nơi tôi đã lớn lên từ bé, rất nổi tiếng về công nghệ làm gương. Có những tấm gương giá đắt bằng tiền lương tôi làm một năm. Thế mà vẫn có người mua. Tôi may mắn được thừa hưởng tấm gương của cha tôi để lại. Tôi mơ hồ được biết tấm gương đó là bảo vật gia truyền do ông cố phía bên nội của tôi tự tay làm ra. Ông cố tôi đã từng là thợ làm gương nổi tiếng trên đất nước này. Nhiều lúc soi gương tôi có cảm tưởng như thấy hình ảnh của ông cố tôi trong ấy.
Tôi làm kế toán cho sở thông tin thành phố. Tức là nhân viên của nhà nước. Nói là kế toán chứ công việc của tôi chỉ vẻn vẹn là tính lương cho các nhân viên trong sở, và làm sổ sách ghi lại những chi phí của sở cũng như của các xếp khi họ đi thi hành công vụ ở ngoài. Tôi làm toán giỏi, chưa bao giờ có nhân viên nào than phiền bị tôi tính sai tiền lương. Mặc dù tôi làm toán nhanh, những bài tính cộng trừ nhân chia cũng chiếm hết ngày giờ của tôi, nên tôi rất ít khi rảnh rỗi.
Con đường đi từ nhà tôi đến sở không dài lắm. Cạnh nhà tôi có một tu viện bỏ hoang, phía trước có hàng rào sắt (đã hoen rỉ) chạy dài từ cột đá này sang cột đá khác. Tu viện nằm trên một khu đất khá dài, và con đường tôi đi làm mỗi ngày chạy dọc theo khu đất đó. Tôi không rõ tu viện đã bỏ hoang từ thời nào, nhưng ngày nay nhà nước cấm không cho ai vào và để cỏ hoang mọc đầy phía sau hàng rào sắt. Vì thế khu đất của tu viện lúc nào cũng đượm vẻ hoang vắng, mỗi lần đi ngang qua đấy tôi cảm thấy lòng mình lạnh lẽo.
Đi hết khu đất tu viện là đến công trường L. Bên kia công trường là cây cầu đá bắc ngang sông H (trong nhật ký tên công trường và tên sông viết tắt, người thuật lại chuyện cũng không rõ tên gì, nên cứ để nguyên như thế). Bên kia sông là sở thông tin nơi tôi làm việc sáu ngày trong tuần.
Hôm qua giám đốc gọi tôi vào văn phòng. Ông bảo tôi cho A (cũng viết tắt) nghỉ việc. A làm việc rất giỏi, cả sở ai cũng biết. Tính tình anh lại cởi mở và hòa đồng nên ai cũng mến. Tôi không dám từ chối giám đốc nhưng không nghĩ mình có đủ can đảm và thẩm quyền để làm việc giám đốc nhờ. Tôi đang ấp úng tìm lời nói để thoái thác thì giám đốc đã gằn giọng:
- Anh trả lương cho hắn thì đuổi hắn là hợp lý. Đừng thắc mắc gì cả!
Chao ôi, tôi chỉ là người tính tiền lương chứ đâu phải là người trả lương cho A. Nhưng thấy giám đốc đã quắc mắt và sẵng tiếng với tôi, tôi chỉ biết gật đầu và lặng lẽ cáo lui. Tôi về bàn mình, bỏ dở công việc đang làm, ngồi loay hoay suy tính hết nửa giờ mới nghĩ ra phương pháp để thi hành lệnh của giám đốc. Tôi lấy một tờ giấy, viết lên đó một dòng chữ, đại khái nói là ông giám đốc bảo tôi cho A nghỉ việc. Tôi đến bàn của A đưa tờ giấy đó cho anh. A mở giấy ra đọc rồi ngước lên nhìn tôi, ánh mắt quắc lên như định gây sự. Xong chỉ ngay sau đó, ánh mắt A dịu đi, anh mở ngăn kéo, gom góp vài món đồ bỏ vào cặp rồi bình tĩnh đứng lên, quay lưng đi ra cửa. Anh cũng không quay lại nhìn tôi hoặc nói một lời nào. Tuy áy náy, tôi cũng rất mừng vì đã thi hành xong nhiệm vụ. Tôi nhặt tờ giấy mình viết (A đã để lại trên bàn), xé vụn đi rồi trở lại bàn mình. Sau đó, tôi cứ bần thần không làm việc được nên mãi đến gần 9 giờ đêm mới hoàn tất những công việc phải làm trong ngày. Lúc khoác áo bước ra cửa, tôi tưởng như ai đó đã đem một tấm gương đặt trước cửa sở…
Tôi đang cảm thấy người mệt rã rời.
2.
Ngày … thàng … năm …
Hôm qua tôi mệt nên không đủ sức ghi lại chuyện đã xảy ra cho tôi trên đường về nhà lúc băng qua công trường L. Ai đã sống ở thành phố này cũng biết công trường L xưa kia là một bãi tha ma, sau này nhà nước cho dọn hết mồ mả đi chỗ khác rồi lát xi-măng lên trên. Một pho tượng cao lớn dựng trên bệ xi-măng đứng sừng sững giữa công trường. Đây là tượng của một người đàn ông cụt chân, có chân gỗ gắn thay vào. Người đàn ông tay phải chống gậy, tay trái thọc vào túi áo, vẻ mặt rất nghiêm khắc nên tôi chưa bao giờ dám nhìn lâu vào mặt ông. Từ trước đến nay tôi vẫn không rõ ông là ai, chỉ đoán lờ mờ là một người đã có công lớn trong cuộc cách mạng đẫm máu của dân tộc ngày trước. Lúc cuộc cách mạng xảy ra, tôi chỉ là đứa bé lên năm nên không có một ấn tượng nào về các biến cố lịch sử ngày đó.
Tôi đi ngang qua công trường L vào khoảng 9 giờ tối. Bóng của pho tượng dưới ánh đèn đường hiu hắt bỗng tự nhiên khoác lên một vẻ huyền bí. Tôi ít khi đi ra ngoài vào ban đêm, mọi ngày chỉ đi làm về ngang công trường lúc hoàng hôn chưa chìm vào bóng tối. Tôi biết mình là người nhút nhát nhưng xưa nay chưa bao giờ tôi có cảm giác sợ hãi như tối hôm qua.
Tôi gắng bước nhanh hơn để về đến ngôi nhà quen thuộc của mình. Lúc từ công trường L băng qua đường để đi đến khu đất của tu viện bỏ hoang, tôi chợt nghe thấy một tiếng động lớn như có ai dùng gậy đập vỡ một tấm gương. Tôi quay đầu nhìn quanh không thấy có bóng người nào ngoại trừ một vài chiếc xe gắn máy trên đường. Tôi đứng yên một lúc để quan sát chung quanh rồi lại tiếp tục đi về nhà.
Tôi chỉ vừa đi được vài bước đã nghe có tiếng chân người theo sau. Mặc dù chưa bao giờ để ý đến âm thanh của những bước chân đi bộ, tôi tin chắc tiếng chân sau lưng tôi là của người tàn tật phải chống gậy. Tôi ngoái đầu ra sau mà chẳng thấy ai, bất giác đưa mắt nhìn về phía pho tượng ở giữa công trường. Chỉ thấy pho tượng vẫn sừng sững đứng trong bóng đèn đêm mờ ảo. Tôi cố bật cười để tự trấn an rồi tiếp tục bước chân về nhà.
Lúc về nhà đứng soi gương, tôi thấy tấm gương có một đường gạch dài chạy xéo từ góc trái phía trên xuống góc phải phía dưới. Tôi tưởng gương bị nứt nhưng không phải. Tôi không rõ đường gạch đó là gì nữa. Đứng nhìn mình trong gương, tôi bỗng khám phá ra mình thay đổi rất nhiều, nhưng không xác định được mình thay đổi như thế nào.
Giấc ngủ đêm qua đầy mộng mị, tôi không nhớ rõ mình nằm mơ những gì, chỉ mơ hồ cảm thấy lòng mình không yên ổn.
Sáng nay tôi quan sát lại tấm gương thì thấy nét gạch xéo trên gương đã biến mất. Nhưng tôi có cảm tưởng gương đã mờ đi như bị một làn hơi nước mỏng phủ lên. Tôi đưa ngón tay giữa lên xoa mặt gương thì thấy vẫn khô không dính chút hơi nước nào.
3.
Ngày ... tháng ... năm ...
Giám đốc lại bảo tôi đuổi việc ông K (lại viết tắt). Ông K là phó giám đốc ở sở, quyền uy gấp mấy lần tôi. Nhìn ánh mắt của giám đốc, tôi biết mình không thể nào từ chối trách nhiệm. Tôi soạn tờ giấy giống như tờ giấy đã đưa cho A, và hồi hộp tiến lại phòng riêng của ông K.
Phản ứng của ông K không nhẹ nhàng như của A. Ông đọc xong, bật mấy tiếng chửi thề rồi tát vào mặt tôi một cái nên thân. Người tôi bật về phía sau, tôi không nhớ rõ chuyện gì xảy ra sau đó, chỉ cảm thấy vô cùng tức giận, mặc dù tôi đủ trấn tĩnh để trở về bàn làm việc.
Chiều hôm ấy lúc gần giờ tan sở, giám đốc gọi tôi vào phòng. Ông tự tay mở cửa phòng cho tôi, vỗ vỗ vai tôi rồi khen tôi làm việc giỏi.
- Cậu lần tới cứ nói thẳng lệnh tôi ra, đừng viết lên giấy như thế nữa. Chúng giữ lại tấm giấy đó thì lại lôi thôi phiền phức.
Ông cười cười đưa tôi xem tờ giấy tôi viết cho phó giám đôc K rồi xé nó đi. Ông nói tiếp:
- Cậu làm việc giỏi lắm, không phải sợ chúng nó đâu. Cứ nghe lời tôi, cậu sẽ khá. Tin tôi đi.
Ông mở ngăn kéo, lấy ra một chai rượu đưa cho tôi.
- Cầm về nhà mà uống đi. Trông cậu mệt mỏi rồi đấy.
Quả thật lúc ấy tôi đang cảm thấy mệt mỏi. Cơn tức giận buổi chiều làm tôi mất bình tĩnh. Đầu óc tôi nổi lên những ý tưởng hung bạo cả đời tôi chưa bao giờ có. Tức giận làm tôi rã rượi cả người. Tôi cầm chai rượu, lí nhí cám ơn giám đốc, về bàn thu xếp đồ đạc vào cặp rồi bỏ ra về. Lần đầu tiên trong cuộc đời làm việc, tôi bỏ dở những công việc chưa hoàn tất trong ngày.
Cái thằng K khốn nạn, rồi đây nó sẽ biết tay tôi.
Cái thằng K khốn nạn, rồi đây nó sẽ biết tay tôi.
4.
Ngày … tháng … năm ...
Tôi hiện đang rất xao xuyến. Rất hoang mang. Tôi không còn biết, không còn nhớ tôi là ai nữa.
Tấm gương của tôi càng ngày càng mờ đi, chắc nước sơn ở mặt sau có vấn đề. Tôi cần phải nhờ thợ sửa cho tấm gương gia truyền của tôi sáng lại.
Nhưng cái xao xuyến, hoang mang của tôi không phải từ chuyện đó. Những chuyện dồn dập xảy ra gần đây làm tôi mất thăng bằng. Tôi cảm thấy tức giận mà không hiểu vì lẽ gì. Tôi cũng cảm thấy rất sợ hãi.
Chiều hôm qua trên đường về tôi lại nghe tiếng chân người chống gậy đi phía sau. Tôi quay lại thì cũng vẫn chẳng thấy bóng người nào. Tiếng chân theo tôi một quãng khá xa rồi mới dứt.
Tôi có đang bị mất trí không?
5.
Ngày … tháng … năm …
Bây giờ ngày nào tôi cũng nghe thấy tiếng lộp cộp sau lưng tôi trên đường về nhà mỗi tối. Chắc chắn là có người theo dõi tôi, nhưng tôi không thấy được người ta. Tôi không thèm quay lưng nhìn về phía sau nữa. Tôi sẽ không sợ hãi nữa.
Trời ơi, sao lòng tôi cứ bồn chồn mãi thế này?
6.
Ngày … tháng … năm …
Cái răng cửa của tôi bị lung lay. Từ ngày thằng K tát vào mặt tôi. Thằng K sẽ chết với tôi nếu tôi bị mất cái răng cửa.
Cái thằng K khốn nạn, mày sẽ chết với tao!
Cái thằng K khốn nạn, mày sẽ chết với tao!
7.
Ngày … tháng … năm …
Người thợ sửa gương báo cho tôi biết tấm gương gia truyền của tôi bị hỏng. Không sửa được.
- Những cái gương cổ như cái gương của ông đang bị hỏng ở khắp thành phố. Không ai hiểu rõ nguyên nhân. Tôi nghĩ là có chất ẩm lạ trong không khí hôm nay mà ngày xưa không có. Gương cổ không quen với chất ẩm này nên bị mờ đi. Đã đến lúc phải vứt những tấm gương này đi rồi, ông ạ.
Tôi phải vứt cái tấm gương gia truyền do ông cố tôi để lại? Tôi phải vứt tấm gương của tôi đi? Trời ơi, tôi phải vứt nó đi hay sao?
8.
Ngày … tháng … năm …
Tôi được nghỉ phép một tuần. Hôm qua tôi vào thư viện để tìm hiểu về công trường L và về pho tượng người đàn ông cụt chân.
Đây là những bản tin tôi tìm thấy trên vài tờ báo cũ (cũ lắm) còn lưu trữ ở thư viện.
Bản tin thứ nhất:
Ngày 17 tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thanh Niên đã trao huy chương Sao Bạc cho ba cựu đoàn viên của Đoàn Thiếu Niên Tình Nguyện số 3 trong thời kỳ đấu tranh cách mạng. Ba chiến hữu này đã từng là Đoàn viên số 6, số 7 và số 18 của Đoàn Thiếu Niên Tình Nguyện số 3.
Được biết là Đoàn Thiếu Niên Tình Nguyện số 3 trước kia gồm 38 đoàn viên, nhưng 35 đoàn viên đã hi sinh khi tình nguyện băng qua một bãi mìn trước đồn địch để mở đường cho cuộc tiến quân của sư đoàn 40. Duy có Đoàn viên số 6, số 7 và số 18 còn sống sót mặc dù bị thương nặng.
Đoàn viên số 6 bị mất một chân. Từ ngày mất chân, anh được các chiến hữu đặt biệt danh là Sáu L. . . .
(Không hiểu vì lí do gì, người thuật chuyện không cho tôi biết tên của những người trong chuyện.)
Bản tin thứ 2:
Tòa án quân sự vừa lên án tử hình 108 tên phản quốc đã âm mưu phá hoại cuộc cách mạng của nhân dân trong tiến trình thành lập nền cộng hòa trên đất nước ta. Tòa đã giao cho chiến hữu Sáu L nhiệm vụ hành hình các tội phạm phản quốc. Chiến hữu Sáu L đã từng được nhà nước trao huy chương Sao Bạc để tuyên dương tinh thần hi sinh cho cách mạng. Được biết chiến hữu Sáu L đã cho dựng một bộ máy chém tại khu đất trống ở nghĩa địa cũ trong thành phố . . .
Bản tin thứ 3:
Sáu L, nguyên Trưởng phòng An Ninh Quân Đội, vừa bị Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng cách chức. Sáu L trước kia là một đao phủ thủ giết người không gớm tay, đã từng ra lệnh hành quyết hơn 300 nạn nhân trong chiến dịch Duyệt Công Luận Tội do Hội đồng Cách Mạng Nhân Dân khởi xướng năm năm về trước. Được biết tòa án quân sự chỉ tuyên án tử hình 108 tội phạm, nhưng Sáu L đã tự tiện ra lệnh hành quyết hơn 300 người. Vì Sáu L trước kia đã có công với cách mạng, Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng đã khoan hồng, không chuyển hồ sơ Sáu L qua tòa án quân sự . . .
Thì ra người đàn ông kia đã từng là một anh hùng cách mạng. Một thiếu niên đã dám hi sinh tính mạng để giải tỏa cả một bãi mìn. Dù ông có giết hơn 300 người như báo chí tường thuật, bọn người đó không ít thì nhiều đã có ý định phản bội cách mạng. Tôi thực tâm ngưỡng mộ ông ta.
Cái răng cửa của tôi đã bị gãy. Sáng nhìn vào gương, tôi chỉ thấy một khuôn mặt mất răng, dị hợm. Cái thằng K, mày bây giờ ở đâu?
Tấm gương gia truyền của tôi càng ngày càng mờ đi, không có cách gì sửa được.
9.
Đù mẹ mày K, mày đã chết chưa, mày đã thấy thế nào là bị người khác đánh chưa, mày đừng tưởng mày ăn hiếp được ai thì cứ ăn hiếp, tao đã ném đá cho mày vỡ đầu đấy con ạ, tao đã trả được cái thù mất răng, tổ cha mày, đù mẹ mày, ôm đầu máu có sướng không con, bố sẵn sàng gãy mấy cái răng nữa, bố hiền mày cứ tưởng bố mày sợ, bố mày không sợ đâu, bố mày ném mày vỡ đầu là còn nhẹ, bố mày còn chưa lột xác mày là may đấy con ạ.
Mày đừng tưởng, bố mày hàng ngày đồng hành với người hùng cách mạng đấy, bố mày quen với sát thủ nổi tiếng đấy, bố mày chẳng sợ ai cả, bố mày nếu có dịp dùng chân đạp nổ mìn bố mày cũng sẵn sàng làm, mày có dám vậy không, thằng mặt chó, bố mày sẽ chém đầu lũ mất dạy như chúng mày, à còn cả thằng giám đốc nữa, bọn mày toàn một lũ chó đẻ.
Bọn mày toàn một lũ chó đẻ. Bọn mày toàn một lũ chó đẻ.
10.
Hôm nay ngày mấy nhỉ? Tôi không nhớ. Cũng chả sao. Thời gian không là chuyện cần phải nhớ. Tôi vẫn đi làm. Đồng nghiệp của tôi thân mật với tôi hơn thì phải. Tôi trò chuyện thường xuyên với họ trong sở.
Xếp tôi tuyển vợ thằng C vào làm việc. Tôi ghét cái thằng C này, lúc nào nó cũng xum xoe với xếp. Mắt nó lúc nào cũng láo liên, miệng cười giả tạo. Thế nhưng con vợ nó trông được ra phết. Hình như xếp cũng thích vợ nó, cho ngồi luôn vào bàn thằng K dạo trước.
Tôi được xếp cho rượu hàng tuần. Uống cũng tạm được.
11.
Tiếng chân theo sau lưng tôi dạo này bắt đầu nhẹ đi. Và hình như quãng đường có tiếng chân càng ngày càng ngắn hơn. Có dạo tiếng chân kia đã theo tôi đến tận nhà. Ngày tôi ném đá vỡ đầu K, tiếng chân còn vang lên khi tôi đứng ngắm mình trước gương.
Tôi cảm thấy băn khoăn trong lòng. Tôi sợ sẽ không còn được nghe tiếng chân kia nữa.
Cái gương của tôi hình như hơi sáng ra, không còn mờ như mấy ngày trước. Tôi mừng quá.
12.
Tôi chợt có một ý nghĩ táo bạo. Biết đâu tiếng chân tôi nghe mỗi ngày trên đường về lại chính là tiếng chân của tôi. Ừ nhỉ, tại sao tôi chưa bao giờ nghe thấy tiếng chân của hai người? Tại sao, nếu tiếng chân kia không là tiếng chân của chính tôi?
Tôi cảm thấy rất thích thú. Tôi đã đưa ra được một giả thuyết rất hay, rất có lý.
Cái gương ở nhà vẫn bị mờ, mặc dù có sáng ra được chút it.
13.
Tôi là ai? Tại sao tôi lại mất tiếng chân tôi? Tại sao?
Đã hai ngày tôi không nghe thấy tiếng chân sau lưng nữa. Tôi đã quên thời gian. Tôi lại để mất tiếng chân. Âm thanh kia đã chứng minh sự hiện hữu của tôi. Cuộc sống cần phải có âm thanh. Không có tiếng chân, chung quanh tôi chỉ là một màn đêm yên lặng. Chắc tôi đang ngủ, đang mơ. Chứ nếu không, tại sao lại không nghe thấy tiếng chân? Tại sao lại chỉ có im lặng ở chung quanh?
Đã mấy ngày tôi không soi gương. Tôi cũng không còn tiếc nuối cái gương gia truyền kia nữa. Dù gì nó cũng đã hỏng, không chữa được.
14.
Tôi chắc phải ra đi. Không thể ở lại nơi đây được nữa. Tôi đã đánh mất tất cả.
Hôm qua về nhà, tôi chỉ nghe một bầu tĩnh lặng ngập tràn thành phố. Dù mấy hôm trước tôi không nghe thấy tiếng chân, tôi vẫn cảm thấy có người theo sau tôi. Hôm qua thì không thế. Hôm qua tôi biết rõ chỉ còn một mình tôi trong bóng đêm.
Lúc về soi gương, tôi cảm thấy an ủi vì tấm gương đã sáng hẳn ra. Nhưng hình như gương lại khác hẳn mọi ngày.
Và tôi chợt nhận ra điểm khác biệt đó. Gương vẫn treo ở chỗ cũ. Sáng hơn mọi ngày. Nhưng tôi soi gương mà không thấy hình mình trong đó.
Chỉ thấy trong gương là một căn phòng trống không người…
* * * * *
Người thuật chuyện bỗng dưng cắt ngang rồi vội vã ra về. Tôi nài nỉ anh ta ở lại kể tiếp nhưng không được. Anh ta bảo chữ viết ở phần cuối quyển nhật ký nguệch ngoạc không đọc được, vả lại cũng chỉ còn có khoảng hơn một trang mà thôi. Anh bảo sẽ cố tìm hiểu trang cuối rồi sẽ kể tiếp cho tôi nghe. Anh bảo cần về sớm vì trời đã bắt đầu tối.
Nghe giọng anh cuống quýt, tôi đoán anh sợ bóng tối.
Đỗ Quý Dân
San Jose, April 2012
À, xin thưa với bạn người xưng “tôi” ở phía dưới không phải là tôi mà là tác giả của quyển nhật ký người thuật đã nhặt được. Tôi muốn bạn được nghe người viết nhật ký kia “tự mình” kể lại câu chuyện này.
1.
Ngày… tháng… năm …
Tôi có thói quen hay đứng trước gương ngắm mình vào buổi sáng trước khi đi làm và vào lúc chiều tối khi tan sở về nhà.
Thành phố … (chữ mờ quá người thuật không đọc được), nơi tôi đã lớn lên từ bé, rất nổi tiếng về công nghệ làm gương. Có những tấm gương giá đắt bằng tiền lương tôi làm một năm. Thế mà vẫn có người mua. Tôi may mắn được thừa hưởng tấm gương của cha tôi để lại. Tôi mơ hồ được biết tấm gương đó là bảo vật gia truyền do ông cố phía bên nội của tôi tự tay làm ra. Ông cố tôi đã từng là thợ làm gương nổi tiếng trên đất nước này. Nhiều lúc soi gương tôi có cảm tưởng như thấy hình ảnh của ông cố tôi trong ấy.
Tôi làm kế toán cho sở thông tin thành phố. Tức là nhân viên của nhà nước. Nói là kế toán chứ công việc của tôi chỉ vẻn vẹn là tính lương cho các nhân viên trong sở, và làm sổ sách ghi lại những chi phí của sở cũng như của các xếp khi họ đi thi hành công vụ ở ngoài. Tôi làm toán giỏi, chưa bao giờ có nhân viên nào than phiền bị tôi tính sai tiền lương. Mặc dù tôi làm toán nhanh, những bài tính cộng trừ nhân chia cũng chiếm hết ngày giờ của tôi, nên tôi rất ít khi rảnh rỗi.
Con đường đi từ nhà tôi đến sở không dài lắm. Cạnh nhà tôi có một tu viện bỏ hoang, phía trước có hàng rào sắt (đã hoen rỉ) chạy dài từ cột đá này sang cột đá khác. Tu viện nằm trên một khu đất khá dài, và con đường tôi đi làm mỗi ngày chạy dọc theo khu đất đó. Tôi không rõ tu viện đã bỏ hoang từ thời nào, nhưng ngày nay nhà nước cấm không cho ai vào và để cỏ hoang mọc đầy phía sau hàng rào sắt. Vì thế khu đất của tu viện lúc nào cũng đượm vẻ hoang vắng, mỗi lần đi ngang qua đấy tôi cảm thấy lòng mình lạnh lẽo.
Đi hết khu đất tu viện là đến công trường L. Bên kia công trường là cây cầu đá bắc ngang sông H (trong nhật ký tên công trường và tên sông viết tắt, người thuật lại chuyện cũng không rõ tên gì, nên cứ để nguyên như thế). Bên kia sông là sở thông tin nơi tôi làm việc sáu ngày trong tuần.
Hôm qua giám đốc gọi tôi vào văn phòng. Ông bảo tôi cho A (cũng viết tắt) nghỉ việc. A làm việc rất giỏi, cả sở ai cũng biết. Tính tình anh lại cởi mở và hòa đồng nên ai cũng mến. Tôi không dám từ chối giám đốc nhưng không nghĩ mình có đủ can đảm và thẩm quyền để làm việc giám đốc nhờ. Tôi đang ấp úng tìm lời nói để thoái thác thì giám đốc đã gằn giọng:
- Anh trả lương cho hắn thì đuổi hắn là hợp lý. Đừng thắc mắc gì cả!
Chao ôi, tôi chỉ là người tính tiền lương chứ đâu phải là người trả lương cho A. Nhưng thấy giám đốc đã quắc mắt và sẵng tiếng với tôi, tôi chỉ biết gật đầu và lặng lẽ cáo lui. Tôi về bàn mình, bỏ dở công việc đang làm, ngồi loay hoay suy tính hết nửa giờ mới nghĩ ra phương pháp để thi hành lệnh của giám đốc. Tôi lấy một tờ giấy, viết lên đó một dòng chữ, đại khái nói là ông giám đốc bảo tôi cho A nghỉ việc. Tôi đến bàn của A đưa tờ giấy đó cho anh. A mở giấy ra đọc rồi ngước lên nhìn tôi, ánh mắt quắc lên như định gây sự. Xong chỉ ngay sau đó, ánh mắt A dịu đi, anh mở ngăn kéo, gom góp vài món đồ bỏ vào cặp rồi bình tĩnh đứng lên, quay lưng đi ra cửa. Anh cũng không quay lại nhìn tôi hoặc nói một lời nào. Tuy áy náy, tôi cũng rất mừng vì đã thi hành xong nhiệm vụ. Tôi nhặt tờ giấy mình viết (A đã để lại trên bàn), xé vụn đi rồi trở lại bàn mình. Sau đó, tôi cứ bần thần không làm việc được nên mãi đến gần 9 giờ đêm mới hoàn tất những công việc phải làm trong ngày. Lúc khoác áo bước ra cửa, tôi tưởng như ai đó đã đem một tấm gương đặt trước cửa sở…
Tôi đang cảm thấy người mệt rã rời.
2.
Ngày … thàng … năm …
Hôm qua tôi mệt nên không đủ sức ghi lại chuyện đã xảy ra cho tôi trên đường về nhà lúc băng qua công trường L. Ai đã sống ở thành phố này cũng biết công trường L xưa kia là một bãi tha ma, sau này nhà nước cho dọn hết mồ mả đi chỗ khác rồi lát xi-măng lên trên. Một pho tượng cao lớn dựng trên bệ xi-măng đứng sừng sững giữa công trường. Đây là tượng của một người đàn ông cụt chân, có chân gỗ gắn thay vào. Người đàn ông tay phải chống gậy, tay trái thọc vào túi áo, vẻ mặt rất nghiêm khắc nên tôi chưa bao giờ dám nhìn lâu vào mặt ông. Từ trước đến nay tôi vẫn không rõ ông là ai, chỉ đoán lờ mờ là một người đã có công lớn trong cuộc cách mạng đẫm máu của dân tộc ngày trước. Lúc cuộc cách mạng xảy ra, tôi chỉ là đứa bé lên năm nên không có một ấn tượng nào về các biến cố lịch sử ngày đó.
Tôi đi ngang qua công trường L vào khoảng 9 giờ tối. Bóng của pho tượng dưới ánh đèn đường hiu hắt bỗng tự nhiên khoác lên một vẻ huyền bí. Tôi ít khi đi ra ngoài vào ban đêm, mọi ngày chỉ đi làm về ngang công trường lúc hoàng hôn chưa chìm vào bóng tối. Tôi biết mình là người nhút nhát nhưng xưa nay chưa bao giờ tôi có cảm giác sợ hãi như tối hôm qua.
Tôi gắng bước nhanh hơn để về đến ngôi nhà quen thuộc của mình. Lúc từ công trường L băng qua đường để đi đến khu đất của tu viện bỏ hoang, tôi chợt nghe thấy một tiếng động lớn như có ai dùng gậy đập vỡ một tấm gương. Tôi quay đầu nhìn quanh không thấy có bóng người nào ngoại trừ một vài chiếc xe gắn máy trên đường. Tôi đứng yên một lúc để quan sát chung quanh rồi lại tiếp tục đi về nhà.
Tôi chỉ vừa đi được vài bước đã nghe có tiếng chân người theo sau. Mặc dù chưa bao giờ để ý đến âm thanh của những bước chân đi bộ, tôi tin chắc tiếng chân sau lưng tôi là của người tàn tật phải chống gậy. Tôi ngoái đầu ra sau mà chẳng thấy ai, bất giác đưa mắt nhìn về phía pho tượng ở giữa công trường. Chỉ thấy pho tượng vẫn sừng sững đứng trong bóng đèn đêm mờ ảo. Tôi cố bật cười để tự trấn an rồi tiếp tục bước chân về nhà.
Lúc về nhà đứng soi gương, tôi thấy tấm gương có một đường gạch dài chạy xéo từ góc trái phía trên xuống góc phải phía dưới. Tôi tưởng gương bị nứt nhưng không phải. Tôi không rõ đường gạch đó là gì nữa. Đứng nhìn mình trong gương, tôi bỗng khám phá ra mình thay đổi rất nhiều, nhưng không xác định được mình thay đổi như thế nào.
Giấc ngủ đêm qua đầy mộng mị, tôi không nhớ rõ mình nằm mơ những gì, chỉ mơ hồ cảm thấy lòng mình không yên ổn.
Sáng nay tôi quan sát lại tấm gương thì thấy nét gạch xéo trên gương đã biến mất. Nhưng tôi có cảm tưởng gương đã mờ đi như bị một làn hơi nước mỏng phủ lên. Tôi đưa ngón tay giữa lên xoa mặt gương thì thấy vẫn khô không dính chút hơi nước nào.
3.
Ngày ... tháng ... năm ...
Giám đốc lại bảo tôi đuổi việc ông K (lại viết tắt). Ông K là phó giám đốc ở sở, quyền uy gấp mấy lần tôi. Nhìn ánh mắt của giám đốc, tôi biết mình không thể nào từ chối trách nhiệm. Tôi soạn tờ giấy giống như tờ giấy đã đưa cho A, và hồi hộp tiến lại phòng riêng của ông K.
Phản ứng của ông K không nhẹ nhàng như của A. Ông đọc xong, bật mấy tiếng chửi thề rồi tát vào mặt tôi một cái nên thân. Người tôi bật về phía sau, tôi không nhớ rõ chuyện gì xảy ra sau đó, chỉ cảm thấy vô cùng tức giận, mặc dù tôi đủ trấn tĩnh để trở về bàn làm việc.
Chiều hôm ấy lúc gần giờ tan sở, giám đốc gọi tôi vào phòng. Ông tự tay mở cửa phòng cho tôi, vỗ vỗ vai tôi rồi khen tôi làm việc giỏi.
- Cậu lần tới cứ nói thẳng lệnh tôi ra, đừng viết lên giấy như thế nữa. Chúng giữ lại tấm giấy đó thì lại lôi thôi phiền phức.
Ông cười cười đưa tôi xem tờ giấy tôi viết cho phó giám đôc K rồi xé nó đi. Ông nói tiếp:
- Cậu làm việc giỏi lắm, không phải sợ chúng nó đâu. Cứ nghe lời tôi, cậu sẽ khá. Tin tôi đi.
Ông mở ngăn kéo, lấy ra một chai rượu đưa cho tôi.
- Cầm về nhà mà uống đi. Trông cậu mệt mỏi rồi đấy.
Quả thật lúc ấy tôi đang cảm thấy mệt mỏi. Cơn tức giận buổi chiều làm tôi mất bình tĩnh. Đầu óc tôi nổi lên những ý tưởng hung bạo cả đời tôi chưa bao giờ có. Tức giận làm tôi rã rượi cả người. Tôi cầm chai rượu, lí nhí cám ơn giám đốc, về bàn thu xếp đồ đạc vào cặp rồi bỏ ra về. Lần đầu tiên trong cuộc đời làm việc, tôi bỏ dở những công việc chưa hoàn tất trong ngày.
Cái thằng K khốn nạn, rồi đây nó sẽ biết tay tôi.
Cái thằng K khốn nạn, rồi đây nó sẽ biết tay tôi.
4.
Ngày … tháng … năm ...
Tôi hiện đang rất xao xuyến. Rất hoang mang. Tôi không còn biết, không còn nhớ tôi là ai nữa.
Tấm gương của tôi càng ngày càng mờ đi, chắc nước sơn ở mặt sau có vấn đề. Tôi cần phải nhờ thợ sửa cho tấm gương gia truyền của tôi sáng lại.
Nhưng cái xao xuyến, hoang mang của tôi không phải từ chuyện đó. Những chuyện dồn dập xảy ra gần đây làm tôi mất thăng bằng. Tôi cảm thấy tức giận mà không hiểu vì lẽ gì. Tôi cũng cảm thấy rất sợ hãi.
Chiều hôm qua trên đường về tôi lại nghe tiếng chân người chống gậy đi phía sau. Tôi quay lại thì cũng vẫn chẳng thấy bóng người nào. Tiếng chân theo tôi một quãng khá xa rồi mới dứt.
Tôi có đang bị mất trí không?
5.
Ngày … tháng … năm …
Bây giờ ngày nào tôi cũng nghe thấy tiếng lộp cộp sau lưng tôi trên đường về nhà mỗi tối. Chắc chắn là có người theo dõi tôi, nhưng tôi không thấy được người ta. Tôi không thèm quay lưng nhìn về phía sau nữa. Tôi sẽ không sợ hãi nữa.
Trời ơi, sao lòng tôi cứ bồn chồn mãi thế này?
6.
Ngày … tháng … năm …
Cái răng cửa của tôi bị lung lay. Từ ngày thằng K tát vào mặt tôi. Thằng K sẽ chết với tôi nếu tôi bị mất cái răng cửa.
Cái thằng K khốn nạn, mày sẽ chết với tao!
Cái thằng K khốn nạn, mày sẽ chết với tao!
7.
Ngày … tháng … năm …
Người thợ sửa gương báo cho tôi biết tấm gương gia truyền của tôi bị hỏng. Không sửa được.
- Những cái gương cổ như cái gương của ông đang bị hỏng ở khắp thành phố. Không ai hiểu rõ nguyên nhân. Tôi nghĩ là có chất ẩm lạ trong không khí hôm nay mà ngày xưa không có. Gương cổ không quen với chất ẩm này nên bị mờ đi. Đã đến lúc phải vứt những tấm gương này đi rồi, ông ạ.
Tôi phải vứt cái tấm gương gia truyền do ông cố tôi để lại? Tôi phải vứt tấm gương của tôi đi? Trời ơi, tôi phải vứt nó đi hay sao?
8.
Ngày … tháng … năm …
Tôi được nghỉ phép một tuần. Hôm qua tôi vào thư viện để tìm hiểu về công trường L và về pho tượng người đàn ông cụt chân.
Đây là những bản tin tôi tìm thấy trên vài tờ báo cũ (cũ lắm) còn lưu trữ ở thư viện.
Bản tin thứ nhất:
Ngày 17 tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thanh Niên đã trao huy chương Sao Bạc cho ba cựu đoàn viên của Đoàn Thiếu Niên Tình Nguyện số 3 trong thời kỳ đấu tranh cách mạng. Ba chiến hữu này đã từng là Đoàn viên số 6, số 7 và số 18 của Đoàn Thiếu Niên Tình Nguyện số 3.
Được biết là Đoàn Thiếu Niên Tình Nguyện số 3 trước kia gồm 38 đoàn viên, nhưng 35 đoàn viên đã hi sinh khi tình nguyện băng qua một bãi mìn trước đồn địch để mở đường cho cuộc tiến quân của sư đoàn 40. Duy có Đoàn viên số 6, số 7 và số 18 còn sống sót mặc dù bị thương nặng.
Đoàn viên số 6 bị mất một chân. Từ ngày mất chân, anh được các chiến hữu đặt biệt danh là Sáu L. . . .
(Không hiểu vì lí do gì, người thuật chuyện không cho tôi biết tên của những người trong chuyện.)
Bản tin thứ 2:
Tòa án quân sự vừa lên án tử hình 108 tên phản quốc đã âm mưu phá hoại cuộc cách mạng của nhân dân trong tiến trình thành lập nền cộng hòa trên đất nước ta. Tòa đã giao cho chiến hữu Sáu L nhiệm vụ hành hình các tội phạm phản quốc. Chiến hữu Sáu L đã từng được nhà nước trao huy chương Sao Bạc để tuyên dương tinh thần hi sinh cho cách mạng. Được biết chiến hữu Sáu L đã cho dựng một bộ máy chém tại khu đất trống ở nghĩa địa cũ trong thành phố . . .
Bản tin thứ 3:
Sáu L, nguyên Trưởng phòng An Ninh Quân Đội, vừa bị Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng cách chức. Sáu L trước kia là một đao phủ thủ giết người không gớm tay, đã từng ra lệnh hành quyết hơn 300 nạn nhân trong chiến dịch Duyệt Công Luận Tội do Hội đồng Cách Mạng Nhân Dân khởi xướng năm năm về trước. Được biết tòa án quân sự chỉ tuyên án tử hình 108 tội phạm, nhưng Sáu L đã tự tiện ra lệnh hành quyết hơn 300 người. Vì Sáu L trước kia đã có công với cách mạng, Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng đã khoan hồng, không chuyển hồ sơ Sáu L qua tòa án quân sự . . .
Thì ra người đàn ông kia đã từng là một anh hùng cách mạng. Một thiếu niên đã dám hi sinh tính mạng để giải tỏa cả một bãi mìn. Dù ông có giết hơn 300 người như báo chí tường thuật, bọn người đó không ít thì nhiều đã có ý định phản bội cách mạng. Tôi thực tâm ngưỡng mộ ông ta.
Cái răng cửa của tôi đã bị gãy. Sáng nhìn vào gương, tôi chỉ thấy một khuôn mặt mất răng, dị hợm. Cái thằng K, mày bây giờ ở đâu?
Tấm gương gia truyền của tôi càng ngày càng mờ đi, không có cách gì sửa được.
9.
Đù mẹ mày K, mày đã chết chưa, mày đã thấy thế nào là bị người khác đánh chưa, mày đừng tưởng mày ăn hiếp được ai thì cứ ăn hiếp, tao đã ném đá cho mày vỡ đầu đấy con ạ, tao đã trả được cái thù mất răng, tổ cha mày, đù mẹ mày, ôm đầu máu có sướng không con, bố sẵn sàng gãy mấy cái răng nữa, bố hiền mày cứ tưởng bố mày sợ, bố mày không sợ đâu, bố mày ném mày vỡ đầu là còn nhẹ, bố mày còn chưa lột xác mày là may đấy con ạ.
Mày đừng tưởng, bố mày hàng ngày đồng hành với người hùng cách mạng đấy, bố mày quen với sát thủ nổi tiếng đấy, bố mày chẳng sợ ai cả, bố mày nếu có dịp dùng chân đạp nổ mìn bố mày cũng sẵn sàng làm, mày có dám vậy không, thằng mặt chó, bố mày sẽ chém đầu lũ mất dạy như chúng mày, à còn cả thằng giám đốc nữa, bọn mày toàn một lũ chó đẻ.
Bọn mày toàn một lũ chó đẻ. Bọn mày toàn một lũ chó đẻ.
10.
Hôm nay ngày mấy nhỉ? Tôi không nhớ. Cũng chả sao. Thời gian không là chuyện cần phải nhớ. Tôi vẫn đi làm. Đồng nghiệp của tôi thân mật với tôi hơn thì phải. Tôi trò chuyện thường xuyên với họ trong sở.
Xếp tôi tuyển vợ thằng C vào làm việc. Tôi ghét cái thằng C này, lúc nào nó cũng xum xoe với xếp. Mắt nó lúc nào cũng láo liên, miệng cười giả tạo. Thế nhưng con vợ nó trông được ra phết. Hình như xếp cũng thích vợ nó, cho ngồi luôn vào bàn thằng K dạo trước.
Tôi được xếp cho rượu hàng tuần. Uống cũng tạm được.
11.
Tiếng chân theo sau lưng tôi dạo này bắt đầu nhẹ đi. Và hình như quãng đường có tiếng chân càng ngày càng ngắn hơn. Có dạo tiếng chân kia đã theo tôi đến tận nhà. Ngày tôi ném đá vỡ đầu K, tiếng chân còn vang lên khi tôi đứng ngắm mình trước gương.
Tôi cảm thấy băn khoăn trong lòng. Tôi sợ sẽ không còn được nghe tiếng chân kia nữa.
Cái gương của tôi hình như hơi sáng ra, không còn mờ như mấy ngày trước. Tôi mừng quá.
12.
Tôi chợt có một ý nghĩ táo bạo. Biết đâu tiếng chân tôi nghe mỗi ngày trên đường về lại chính là tiếng chân của tôi. Ừ nhỉ, tại sao tôi chưa bao giờ nghe thấy tiếng chân của hai người? Tại sao, nếu tiếng chân kia không là tiếng chân của chính tôi?
Tôi cảm thấy rất thích thú. Tôi đã đưa ra được một giả thuyết rất hay, rất có lý.
Cái gương ở nhà vẫn bị mờ, mặc dù có sáng ra được chút it.
13.
Tôi là ai? Tại sao tôi lại mất tiếng chân tôi? Tại sao?
Đã hai ngày tôi không nghe thấy tiếng chân sau lưng nữa. Tôi đã quên thời gian. Tôi lại để mất tiếng chân. Âm thanh kia đã chứng minh sự hiện hữu của tôi. Cuộc sống cần phải có âm thanh. Không có tiếng chân, chung quanh tôi chỉ là một màn đêm yên lặng. Chắc tôi đang ngủ, đang mơ. Chứ nếu không, tại sao lại không nghe thấy tiếng chân? Tại sao lại chỉ có im lặng ở chung quanh?
Đã mấy ngày tôi không soi gương. Tôi cũng không còn tiếc nuối cái gương gia truyền kia nữa. Dù gì nó cũng đã hỏng, không chữa được.
14.
Tôi chắc phải ra đi. Không thể ở lại nơi đây được nữa. Tôi đã đánh mất tất cả.
Hôm qua về nhà, tôi chỉ nghe một bầu tĩnh lặng ngập tràn thành phố. Dù mấy hôm trước tôi không nghe thấy tiếng chân, tôi vẫn cảm thấy có người theo sau tôi. Hôm qua thì không thế. Hôm qua tôi biết rõ chỉ còn một mình tôi trong bóng đêm.
Lúc về soi gương, tôi cảm thấy an ủi vì tấm gương đã sáng hẳn ra. Nhưng hình như gương lại khác hẳn mọi ngày.
Và tôi chợt nhận ra điểm khác biệt đó. Gương vẫn treo ở chỗ cũ. Sáng hơn mọi ngày. Nhưng tôi soi gương mà không thấy hình mình trong đó.
Chỉ thấy trong gương là một căn phòng trống không người…
* * * * *
Người thuật chuyện bỗng dưng cắt ngang rồi vội vã ra về. Tôi nài nỉ anh ta ở lại kể tiếp nhưng không được. Anh ta bảo chữ viết ở phần cuối quyển nhật ký nguệch ngoạc không đọc được, vả lại cũng chỉ còn có khoảng hơn một trang mà thôi. Anh bảo sẽ cố tìm hiểu trang cuối rồi sẽ kể tiếp cho tôi nghe. Anh bảo cần về sớm vì trời đã bắt đầu tối.
Nghe giọng anh cuống quýt, tôi đoán anh sợ bóng tối.
Đỗ Quý Dân
San Jose, April 2012
Thursday, April 5, 2012
Bóng Lung Linh (Đường Khuynh Diệp Tập 5)
Trong cơn lạnh cắt da nứt môi của Prague, người đàn bà đầu quấn khăn đen mời tôi mua bánh đậu! Tiếng nài nỉ với giọng quê mùa có sức mạnh vô hình níu chân tôi lại. “Bác ơi! Mua bánh đậu về “nàm” quà!” Tôi nhìn xuống đôi mắt đen cầu khẩn của chị. Nơi chốn phồn hoa đô hội, dưới bóng của các cung điện Prague, khuôn mặt này, lời mời đó, của người đàn bà Bắc kỳ khốn khó ngồi co ro trước cửa chợ khiến tôi thấy nhoi nhói trong lòng.
Trong thoáng giây đó, những dấu chân xưa tôi đã ghi trên con đường Khuynh Diệp chợt hiện về. Dồn dập. Mấy năm qua tôi đã có diễm phúc được độc giả gần xa yêu cầu tiếp tục viết thêm về cuộc hành trình tìm sức sống của mình, tuy nhiên, máu viết vẫn đọng lại không về cho đến hôm nay, mặc dù hành trình vẫn tiếp diễn.
Tôi không có công việc gì ở Prague, chỉ đến để tìm thư giãn sau bốn ngày ngán ngẩm tham dự một cuộc hội thảo vô vị tại vương quốc Monaco. Prague đã đến với tôi từ lúc tôi mới lớn, nhưng chỉ qua những đứa con cưng đa tài của nàng, như Franz Kafka hay Antonín Dvořák. Tôi cũng đã từng hình dung vẻ đẹp của Prague qua những tác phẩm văn chương tôi được đọc, nhưng khi thật sự đặt chân đến phố cổ ở đây, tôi mới thấy sự giới hạn của văn chương cùng trí tưởng tượng của mình.
Người Việt ở trong nước ngày nay gọi Prague là Praha, theo lối phát âm ở Đông Âu. Prague (Praha) nguy nga và cổ kính, hiền hòa nhưng kiêu hãnh. Là thủ đô của Cộng hòa Czech, và trước kia của liên bang Czechoslovakia (mà ngày trước chúng ta gọi chung là Tiệp Khắc), Prague là nơi cuộc Cách Mạng Nhung (Velvet Revolution, theo cách gọi của người Czech) đã bùng lên vào năm 1989 để đánh đổ chế độ cộng sản đã đè lên đất nước này hơn 40 năm (cuộc cách mạng này còn được mệnh danh là Cách Mạng Hiền Hòa - Gentle Revolution, theo cách gọi của người Slovak). Prague ngày nay đứng thứ bảy trong danh sách các thành phố trên thế giới được du khách thăm viếng nhiều nhất. Bước chân vào khu phố cổ, khách du lịch không khỏi ngưỡng mộ các vòm đỉnh cầu kỳ của những lâu đài đã từng in bóng trên nền trời trung cổ, những cổng thành nặng nề như phải lôi theo hàng ngàn năm lịch sử, những nhà thờ uy nghiêm một thời vang bóng, những con đường đá mòn như cổ tích….Tất cả như vang lên tiếng hòa tấu nhạc thơ giao hưởng (symphonic poems) của Dvořák. Các tượng đá nằm trên cổng nhà thờ hoặc cổng thành từ thời Baroque vẫn sừng sững nét hiện hữu và sống động như luôn muốn nhắn nhủ khách qua đường đừng để thời gian xóa đi ngày tháng cũ.
Prague may mắn đã không bị hủy hoại qua hai thế chiến. Chỉ có một tòa nhà bị Mỹ pháo kích lầm trong thế chiến thứ II. Nhưng dù Prague không ghi lại nỗi buồn chiến tranh, nàng vẫn bị dằn vặt bởi đã trở thành công cụ cho chính sách tiêu diệt chủng tộc Do Thái của Đức Quốc Xã.
Đoàn quân xâm lăng của Đức đã để yên không hủy hoại Prague. Nhưng họ đã biến một khu vực nằm ngay trong lòng phố cổ thành một trại tập trung, giam hãm người Do Thái suốt cuộc chiến. Những kẻ bị giam ở đây không được phép bước ra thế giới bên ngoải. Ngày nay người ta gọi di tích của cơn ác mộng lịch sử kia là Jewish Quarter. Tôi đã bàng hoàng xúc động khi đến nghĩa địa ở đấy. Giữa lòng Phố Cổ nguy nga, giữa các thành quách đồ sộ, một nghĩa địa nằm trồi lên khỏi mặt đường khoảng chừng 2 mét. Sau khi tìm hiểu, tôi được biết là khu vực này không đủ đất để chôn người, nên mộ của những người chết phải xây chồng lên nhau. Dần dà nghĩa địa tăng chiều cao và cứ thế mà dày theo năm tháng. Dày như sức chịu đựng của cả một sắc tộc đã một lần là nạn nhân của một chính sách diệt chủng tàn bạo.
Ngày nay Prague đã tạm quên đi nỗi buồn Do Thái và vui như một người đàn bà đương độ hồi xuân. Tôi may mắn được chứng kiến Prague trang điểm để chuẩn bị đón Lễ Phục Sinh. Vào dịp lễ này, trang sức của nàng là những quả trứng gà to nhỏ sặc sỡ đủ màu, tràn ngập khắp các phố phường.
Trời hôm ấy mưa phùn, có lẫn đá nhỏ như kim đâm vào mặt khách đi đường. Nhưng bất chấp, người và người vẫn tràn ngập quảng trường Phố Cổ. Như cá hộp, họ tụ sát lại nhau trước Đồng hồ Thiên văn (Astronomical Clock) khổng lồ ở giữa quảng trường để chờ nghe chuông đổ báo đầu giờ. Cứ đúng mỗi cuối giờ, họ lại được chứng kiến một bộ xương người biểu tượng cho thần chết xuất hiện như để chuẩn bị kết thúc cuộc sống. Ngay sau đó, những vị thần khác cùng xuất hiện để can thiệp và gióng chuông để loan báo sự tiếp diễn của vạn vật. Rồi một hồi kèn hân hoan trỗi lên từ nóc lâu đài như chúc mừng cuộc sống. Và dĩ nhiên là đám đông phải vỗ tay tán thưởng. Tan cuộc, mọi người đổ vào các hàng quán gần đó để thưởng thức hương vị của đặc sản Czech, như thịt heo quay trên những lò than hồng và rượu vang nóng nghi ngút khói thơm mùi trái cây. Người ta ăn uống, cười nói với nhiều thứ tiếng khác nhau. Đúng là biểu hiện của một thế giới hòa bình và hạnh phúc. Tôi nghe lâng lâng một niềm vui, nhưng vẫn thấy thiếu sót vì không nghe thấy bên mình có âm thanh quen thuộc của ngôn ngữ Việt.
Rồi tình cờ tôi gặp được hai người Việt đứng mua hàng gần khách sạn. Tôi mừng quá liền hỏi thăm họ về cộng đồng Việt tại đây. Theo tôi được biết, không có thông tin chính xác nào về con số người Việt hiện đang sống tại Prague. Lý do dễ hiểu: rất nhiều người Việt hiện cư ngụ bất hợp pháp tại đây. Tùy theo bản thống kê bạn đọc, con số này có thể thay đổi từ 10.000 đến 100.000. Nhưng không hiểu họ ở đâu? Sao không thấy hương vị nước mắm ở trung tâm thành phố? Tôi hỏi và hai người đồng hương chỉ cho tôi đến khu sinh hoạt quen thuộc nhất của người Việt, một khu vực có tên gọi rất thú vị là Chợ Sapa! Và thế là tôi lên kế hoạch đi Sapa tìm phở.
Trời hôm sau vẫn tiếp tục mưa phùn, gió buốt. Nhưng đường đi đến Chợ Sapa lại làm tôi nóng ruột. Đi mãi đi hoài vẫn không đến nơi. Thì ra người Việt ở xa lắm, xa khu vực sang trọng sầm uất của Prague. Càng ra xa, nhà cửa càng bé lại, đường xá càng xấu đi. Dọc đường đi, những hàng cây ướt át đứng rũ lá, bất động.
“Ông có thường chở khách ra đây không?” Tôi buột miệng hỏi tài xế taxi người Czech. “Không, ít lắm. Mấy ai lại ra tận nơi đây”. Càng đi lại càng thấy đường dài. Đã mấy lần tôi hỏi để được nghe cùng một câu trả lời. “Ở bên kia kìa”. Nhưng đã mấy cái bên kia mà Chợ Sapa vẫn chưa thấy. Tôi hỏi thêm: “Thế ông có hay gặp người Việt không?”
“Vâng, tôi có gặp họ trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi ra tòa, hình sự cũng như dân sự. Tài xế chúng tôi hay bị cảnh sát gài bẫy vì không tính tiền theo hộp số. Vì vậy, tôi hay bị ra hầu tòa và hay thấy họ ở đấy”.
“Vậy theo ông họ có hội nhập vào đời sống ở đây không? Họ có nói tiếng Czech không?” Anh tài xế cười to. “Tôi đã từng nghe họ cãi nhau bằng tiếng Czech. Nhưng khi ra tòa hay gặp cảnh sát thì họ lắc đầu lia lịa, bảo rằng không hiểu gì hết”.
Xe taxi chạy chậm lại.
“Bên kia là xưởng giết gà ngày xưa. Chợ của người Việt đó”.
“Tại sao lại là xưởng giết gà? Tôi không hiểu".
“Thì ngày xưa nó là xưởng giết gà để cung cấp cho thành phố. Sau này bị bỏ hoang và người Việt đến đó lập chợ“. Tôi nhìn theo tay chỉ của người tài xế thì thấy một vùng trời tái xám đè lên một khu phố kết hợp bởi những gian hàng lụp xụp thấp lè tè. Anh ta thả tôi trước một cái cổng đơn sơ có biển đề chữ Sapa. Tôi bước xuống nhìn xung quanh, chỉ thấy cảnh tượng tiêu điều không một bóng người. Tôi bỗng chợt thấy lo cho đường về.
“Vậy rồi làm cách nào để tôi quay lại thành phố?”
“Ở đây không có dịch vụ taxi đâu. Đây là số điện thoại của tôi, cô gọi đi rồi tôi sẽ đến đón cô”. Nói xong anh lui xe đi, để lại tôi đứng trước một khu hoang vắng như chợ ma. Không một bóng người, chỉ có gió buốt lạnh thấu xương. Tôi chụp hình cổng chợ rồi mạnh dạn tiến vào.
Bước vào khu chợ lồng, tôi giáp mặt mấy cô gái trẻ. Tôi vui mừng hỏi mua hàng bằng tiếng Việt, với dáng vẻ tự hào. Nhưng những cô gái kia lại trả lời cộc lốc, thêm vào đó giọng của các cô có phần khó nghe nên tôi mất hứng. Tôi ghé sang hàng khác, rồi hàng khác nữa. Chẳng gặp được nụ cười hay lời chào hỏi nào quen thuộc. Người trong chợ dửng dưng nhìn tôi, và tôi nhìn lại họ. Trong im lặng. Luồng gió thổi từ ngoài vào bắt tôi phải lấy khăn che mặt. Tại sao không có người mua mà chỉ toàn người bán…và tôi? Tôi nhủ thầm. Sau một vài vòng vô vị, tôi hỏi tìm tiệm ăn ngon gần chợ. Một người chỉ tôi đến gian hàng bún chả ở phía ngoài chợ lồng. Tôi bước vội theo mùi thịt nướng. Trong thoáng chốc tôi đã đến một hẻm nhỏ và trông thấy một người đàn ông đứng bên tường nướng thịt. Mùi thịt trên than hồng làm tôi muốn chết vì thèm. Tôi vội dùng iphone của mình để chụp lấy cảnh thịt xì xèo trên than đỏ.
Tôi khen anh nướng giỏi. Anh chàng bèn quay lại cười hề hề nhe hàm răng vàng vì thuốc lá. Bỗng đâu đó có người hét lên bằng một ngôn ngữ mà tôi không hiểu. Tôi quay ra phía cửa tiệm và thấy một người đàn bà Việt ốm choắt đang to tiếng một cách giận dữ.
“Chị la lối gì vậy, tôi không hiểu”. Tôi lẩm bẩm.
“Không được chụp hình nhà tôi. Ở đây không cho chụp hình!” Tiếng nói đanh đá phá vỡ bầu trời buồn thảm của chợ Sapa. Tôi ngẩn người thất vọng, không muốn đáp lời mà chỉ quay chân bước đi, mặc dầu không hiểu được nguyên do của sự phẫn nộ kia. Thế là toi mất bữa bún chả nướng của tôi. Trong giây phút lê gót nặng nề trên các vũng nước, lòng bối rối đến khó hiểu, tôi nghe thấy tiếng của chị bán bánh đậu. Lời rao hàng của chị làm tôi bình tĩnh lại.
Tuy mặt người đàn bà nhuốm đầy dấu vết trầm luân, chị vẫn tươi cười niềm nở. Tôi mừng như thấy mẹ về chợ. Tôi thuật lại câu chuyện vừa xảy ra tại tiệm bún chả và hỏi chị tại sao người ta lại phản ứng mạnh mẽ thế. Chị trả lời rất nghiêm túc: “Bác mua bánh cho em, em rất mừng, nhưng em cũng không muốn Bác chụp hình em đâu. Đời sống ở đây phức tạp khó khăn lắm Bác ạ. Có chuyện gì chúng em sẽ bị bắt và mất hết”. Tôi không hiểu rõ lời giải thích của chị và cố tình gợi thêm chuyện để lấy thêm chi tiết. Nhưng chị chỉ nói chung chung và vẫn không cho tôi thêm một thông tin chính xác nào. Chị ngồi đó vẫn niềm nở trong cái lạnh nghiệt ngã, trước một ngôi nhà bày biện như hàng chợ. Phía trong nhà, ở giữa là các loại rau được trưng bày trong thùng đặt dưới đất, bên cạnh là các thùng đựng ốc ngón tay và tôm đông lạnh. Hai bên tường là các món đồ sứ lòe loẹt rẻ tiền của Trung Quốc. Tôi hỏi người đàn ông đứng gần đó đang nhìn tôi soi mói.
“Thưa anh, ở đây ngoài chợ này, còn chợ Việt nào khác không ạ?”
“Không”. Lại một câu trả lời lạnh lẽo. “Cô từ đâu đến?”
“Dạ, từ Mỹ ạ”.
“Mỹ thì sướng quá rồi”. Người đàn ông nói với giọng chua chát rồi nhìn đi chỗ khác. Một lần nữa tôi bước đi trong bối rối.
Tôi lại tiếp tục tìm nơi ăn trưa. Tôi tìm được một nhà hàng khang trang mang tên Hoàng Thành. Ngoài bãi đậu xe có một bảng hiệu ghi hai chữ “Little Hanoi”. Tôi chợt hiểu. Cư dân ở đây đều đến từ miền Bắc. Nhưng theo cách phát âm của họ, tôi đoán họ không phải là người Hà Nội.
Nhà hàng Hoàng Thành được trang trí một cách nhã nhặn và thanh lịch, trái ngược với phong cách của thực khách đang có mặt tại đó. Họ nói chuyện to tiếng, giọng của người miền Bắc. Mùi hương vị đồ ăn buộc tôi phải chú ý đến thực đơn. Sau bao ngày ăn các món ăn Pháp và xúc xích của Prague, được ăn các món ăn Việt là cả môt niềm hạnh phúc. No bụng đói mắt, tôi gọi phở, nem cua bể và lươn xào xả ớt ăn bánh đa. Tuyệt vời! Phở đây không phải phở miền Nam nhưng nhờ bánh phở tươi, trong cơn lạnh bát phở trở thành bát súp đầy an ủi. Lươn cũng tươi, nem cua bể cũng tạm được, chỉ có bát nước mắm là hơi nửa mùa, tội nghiệp. Tôi phải xin nước mắm sống và chanh ớt để tự pha lấy.
Tôi vừa ăn vừa cố tình kéo dài thời gian để trò chuyện với cô hầu bàn. Cô xác định là tất cả những người sống ở đây đều đến từ Hải Phòng, Hải Dương và các vùng thôn quê ngoài Bắc. Thời gian đầu họ đến để du học nhưng dạo sau này đa số thuộc thành phần xuất khẩu lao động.
Vì đông khách, tôi không tiện hỏi vào chi tiết. Tôi rời nhà hàng mà trong đầu vẫn còn bao nhiêu câu hỏi không được giải đáp. Khi tôi chuẩn bị gọi điện thoại cho anh tài taxi hồi sáng thì bỗng thấy một tờ giấy quảng cáo dịch vụ taxi dán trên tường. Không suy nghĩ, tôi gọi ngay số điện thoại ghi trên tờ quảng cáo. Sau ba mươi phút đợi chờ, xe đến. Tài xế là một thanh niên Việt, đầu trọc, da trắng, đôi mắt sáng cười rạng rỡ. “Thưa Chị về đâu ạ?” Thế là tôi và anh chàng taxi người Việt tên Cương bắt đầu một cuộc hành trình thật ấn tượng.
Những vòng quanh co của đường phố phía trước và ánh đèn vàng bên lề từ từ hiện ra song song với những hình ảnh đời sống khắc khổ của cộng đồng người Việt tại chợ Sapa. Cương kể dồn dập không dừng tiếng, như đã từ lâu anh không có dịp nói về đề tài này.
Họ không có tiếng nói ở đây, Chị ạ. Có những người qua đây hơn chục năm mà đến giờ vẫn chưa đặt chân ra khỏi chợ Sapa. Họ luôn sống trong sợ hãi. Buôn bán ngày càng khó khăn, không thành công, họ tranh giành nghi kỵ lẫn nhau. Rất nhiều người đã bán nhà, cầm đất, hy sinh tất cả để qua đây làm ăn, để rồi bị trắng tay. Không đủ mặt mũi để trở lại quê nhà, họ nán lại đây chờ thời. Giấy tạm trú rồi bị hết hạn và từ đấy họ trở thành những người cư trú bất hợp pháp, sống vất vưởng bên lề xã hội và ngày ngày cầu mong sao không bị cảnh sát bắt.
Giọng Cương nghe đều đều như lời tự nhủ. Tôi biết là Cương đã đi lạc, vì nhận thấy xe đã vòng mấy lần trên cùng một con đường. Nhưng tôi không màng vì mải nghe chuyện và vì chúng tôi đã thỏa thuận giá cả từ trước.
“Họ sống tập trung ở đây là vì bị người Czech kỳ thị phải không em?”
Kỳ thị thì ở đâu chẳng có Chị ạ -- người Việt mình kỳ thị lẫn nhau còn nặng hơn thế nữa. Lý do chính là tinh thần hội nhập của họ quá kém. Họ hoàn toàn không có ý thức và dự định hòa đồng. Ai đến đây cũng chỉ có mục đích làm giàu, mơ tưởng rằng chỉ sau một thời gian ngắn họ sẽ trở lại quê nhà. Nhưng trên thực tế mấy ai có thể dễ dàng ra đi khi cơ nghiệp chưa có. Rất nhiều người sống ở đây bao năm rồi mà vẫn không nói được một chữ Czech. Để mỗi khi đụng chuyện, họ phải chịu tốn kém chạy tiền mướn người thông dịch. Từ chuyện đưa con đi nhà thương đến chuyện ghi danh cho con đi học. Thế hệ này coi như là vứt đi rồi Chị ạ. Chỉ còn mong vào thế hệ con cháu.
“Vậy em có nói tiếng Czech không?”
“Vâng, em nói rành vì em đã sống ở đây trên hai mươi năm”.
“Sao em lại không giống như những người ở chợ Sapa, chỉ sống quanh khu chợ?”
Vì em xuất thân cực nghèo. Phải chịu nhục và tủi thân nhiều lắm rồi. Nên lúc qua được đây, em quyết tâm chọn nơi này làm quê hương và không quay về Việt Nam nữa. Em bây giờ đặt hết niềm tin vào các con em. Cuộc sống của em tốt và ổn thỏa. Còn cộng đồng nói chung thì rất phức tạp, Chị ạ. Có những nỗi đau rất khó tả. Thế giới của chợ Sapa có nhiều vấn đề, chẳng hạn như buôn lậu và bán thuốc phiện. Hiện tại chính quyền Czech rất khó chịu với cộng đồng người Việt và đổ thừa cho khu chợ Sapa là một trong những mầm mống của tệ nạn xã hội tại Praha.
Tôi buột miệng: “Chỉ vì một vài con sâu mà làm cho cả một cộng đồng bị liên lụy mang tiếng”.
Khó nói lắm, Chị ạ. Khi con người không còn lối thoát, họ phải làm tất cả để sống. Cách đây ba năm có một anh chàng Việt Nam sang đây, mang theo bao nhiêu tiển của từ bố mẹ để đi lập nghiệp. Nhưng không may bị thất bại, tiền bạc sạch trắng, hắn không đủ can đảm quay về và đã thắt cổ tự tử chết.
Ở đây, bao nhiêu trường hợp thất bại tương tự đã xảy ra, nhưng thay vì chọn cái chết, nhiều người chọn cách làm tiền phi pháp. Mình không thể phê phán họ khi mình không nằm trong hoàn cảnh của họ, Chị ạ.
Xe vẫn chạy, bầu trời dần dần khép lại, mưa rơi lất phất. Chúng tôi bỗng rơi vào bầu im lặng nặng nề. Sau không biết bao nhiêu hơi thở, tôi lên tiếng: “Người Việt mình thường làm nhà hàng giỏi, tại sao mình không vào ngay trong trung tâm thành phố để làm ăn? Hiện nay chưa phải là mùa hè mà du khách đã đông như vậy, chắc hẳn phải có nhiều cơ hội buôn bán lắm chứ, phải không Em?”
Cương cười nhẹ, tiếng cười thật nhẫn nại.
Không đơn giản như vậy đâu, Chị ạ. Thứ nhất, tiền mặt bằng quá đắt. Thứ hai, mặc dù luật pháp không cấm, nhưng các gian hàng của người thiểu số rất bị giới hạn. Người Czech muốn bảo tồn di tích lịch sử của Praha và không muốn các sắc tộc khác chen chân vào nội thành. Nếu Chị để ý thì Chị sẽ không thấy có hai gian hàng nào của người thiểu số đứng cạnh nhau. Đây là luật bất thành văn, và ai cũng hiểu điều này. Trong trung tâm, lâu lâu Chị mới thấy có một tiệm ăn Trung quốc và một vài tiệm đấm bóp của người Thái. Chỉ có thế thôi. Sẽ không bao giờ Chị thấy có ‘phố Tàu’ hay ‘phố Nhật’ như ở các nước khác.
Tôi cố gắng nhớ lại và thấy nhận xét của Cương thật đúng.
“Chị vẫn không hiểu là sau gần ba mươi năm mà không có người Việt nào thành công rồi dọn vào trung tâm để sống?"
Làm sao mà mua nổi, Chị ạ. Cũng có một số người mua nhà ở trung tâm đấy. Nhưng mỉa mai thay, họ không phải là những người định cư ở đây, mà lại là người ở Việt Nam đem tiền qua đầu tư. Mỗi tòa nhà giá hàng triệu đô la Mỹ.
Tôi bắt gặp mình thở dài.
“Hiện giờ em đang sống ở đâu?"
“Ở gần chợ Sapa, Chị ạ”.
Xe đã đến Phố Cổ mà tôi lại ước xe còn đi lạc. Trời rét ướt nhưng người đi Phố Cổ vẫn tấp nập. Cơn lạnh đẩy họ lại gần nhau hơn và đưa tiếng hát của họ bay cao hơn. Các quả trứng rực rỡ treo trên cây vẫn tung tăng trước gió. Trong khung cảnh tưng bừng như ngày hội, tôi bỗng nhiên cảm thấy lạc lõng vô cùng. Và chợt thấy lòng mình nặng trĩu. Sau một vài phút ngập ngừng, tôi giã từ Cương. Tôi chỉ mới gặp Cương hơn bốn mươi phút đồng hồ trước đây, tôi và Cương không có một giọng nói cùng miền và không cùng nơi xuất xứ, thế nhưng khi Cương kể chuyện, tôi cảm thấy như chúng tôi là chị em ruột thịt đã từ lâu không gặp.
Cương đi rồi, tôi nhập vào đám đông, muốn dựa vào họ để đón nhận và chia sẻ hạnh phúc của Prague, nhưng sao vẫn cảm thấy rất ư cô độc. Tại sao những người ở chợ Sapa lại không có được những giây phút Phục Sinh như ở nơi này?
Trong cơn lạnh cắt da nứt môi của Prague, tôi chợt nhớ đến nghĩa địa chồng chất của người Do Thái và hình dung ra cảnh họ sống chen chúc trong trại tập trung nơi Phố Cổ. Tôi liên tưởng đến hình ảnh chị bán bánh đậu đầu quấn khăn đen, chàng thanh niên bất hạnh đã thắt cổ tự tử, và thoáng thấy đâu đây bầu trời xám nhỏ bé của người Việt tại chợ Sapa.
Tôi lại tiếp tục đi trong bối rối…
Jenny Do
Trong thoáng giây đó, những dấu chân xưa tôi đã ghi trên con đường Khuynh Diệp chợt hiện về. Dồn dập. Mấy năm qua tôi đã có diễm phúc được độc giả gần xa yêu cầu tiếp tục viết thêm về cuộc hành trình tìm sức sống của mình, tuy nhiên, máu viết vẫn đọng lại không về cho đến hôm nay, mặc dù hành trình vẫn tiếp diễn.
Tôi không có công việc gì ở Prague, chỉ đến để tìm thư giãn sau bốn ngày ngán ngẩm tham dự một cuộc hội thảo vô vị tại vương quốc Monaco. Prague đã đến với tôi từ lúc tôi mới lớn, nhưng chỉ qua những đứa con cưng đa tài của nàng, như Franz Kafka hay Antonín Dvořák. Tôi cũng đã từng hình dung vẻ đẹp của Prague qua những tác phẩm văn chương tôi được đọc, nhưng khi thật sự đặt chân đến phố cổ ở đây, tôi mới thấy sự giới hạn của văn chương cùng trí tưởng tượng của mình.
Người Việt ở trong nước ngày nay gọi Prague là Praha, theo lối phát âm ở Đông Âu. Prague (Praha) nguy nga và cổ kính, hiền hòa nhưng kiêu hãnh. Là thủ đô của Cộng hòa Czech, và trước kia của liên bang Czechoslovakia (mà ngày trước chúng ta gọi chung là Tiệp Khắc), Prague là nơi cuộc Cách Mạng Nhung (Velvet Revolution, theo cách gọi của người Czech) đã bùng lên vào năm 1989 để đánh đổ chế độ cộng sản đã đè lên đất nước này hơn 40 năm (cuộc cách mạng này còn được mệnh danh là Cách Mạng Hiền Hòa - Gentle Revolution, theo cách gọi của người Slovak). Prague ngày nay đứng thứ bảy trong danh sách các thành phố trên thế giới được du khách thăm viếng nhiều nhất. Bước chân vào khu phố cổ, khách du lịch không khỏi ngưỡng mộ các vòm đỉnh cầu kỳ của những lâu đài đã từng in bóng trên nền trời trung cổ, những cổng thành nặng nề như phải lôi theo hàng ngàn năm lịch sử, những nhà thờ uy nghiêm một thời vang bóng, những con đường đá mòn như cổ tích….Tất cả như vang lên tiếng hòa tấu nhạc thơ giao hưởng (symphonic poems) của Dvořák. Các tượng đá nằm trên cổng nhà thờ hoặc cổng thành từ thời Baroque vẫn sừng sững nét hiện hữu và sống động như luôn muốn nhắn nhủ khách qua đường đừng để thời gian xóa đi ngày tháng cũ.
Prague may mắn đã không bị hủy hoại qua hai thế chiến. Chỉ có một tòa nhà bị Mỹ pháo kích lầm trong thế chiến thứ II. Nhưng dù Prague không ghi lại nỗi buồn chiến tranh, nàng vẫn bị dằn vặt bởi đã trở thành công cụ cho chính sách tiêu diệt chủng tộc Do Thái của Đức Quốc Xã.
Đoàn quân xâm lăng của Đức đã để yên không hủy hoại Prague. Nhưng họ đã biến một khu vực nằm ngay trong lòng phố cổ thành một trại tập trung, giam hãm người Do Thái suốt cuộc chiến. Những kẻ bị giam ở đây không được phép bước ra thế giới bên ngoải. Ngày nay người ta gọi di tích của cơn ác mộng lịch sử kia là Jewish Quarter. Tôi đã bàng hoàng xúc động khi đến nghĩa địa ở đấy. Giữa lòng Phố Cổ nguy nga, giữa các thành quách đồ sộ, một nghĩa địa nằm trồi lên khỏi mặt đường khoảng chừng 2 mét. Sau khi tìm hiểu, tôi được biết là khu vực này không đủ đất để chôn người, nên mộ của những người chết phải xây chồng lên nhau. Dần dà nghĩa địa tăng chiều cao và cứ thế mà dày theo năm tháng. Dày như sức chịu đựng của cả một sắc tộc đã một lần là nạn nhân của một chính sách diệt chủng tàn bạo.
Ngày nay Prague đã tạm quên đi nỗi buồn Do Thái và vui như một người đàn bà đương độ hồi xuân. Tôi may mắn được chứng kiến Prague trang điểm để chuẩn bị đón Lễ Phục Sinh. Vào dịp lễ này, trang sức của nàng là những quả trứng gà to nhỏ sặc sỡ đủ màu, tràn ngập khắp các phố phường.
Trời hôm ấy mưa phùn, có lẫn đá nhỏ như kim đâm vào mặt khách đi đường. Nhưng bất chấp, người và người vẫn tràn ngập quảng trường Phố Cổ. Như cá hộp, họ tụ sát lại nhau trước Đồng hồ Thiên văn (Astronomical Clock) khổng lồ ở giữa quảng trường để chờ nghe chuông đổ báo đầu giờ. Cứ đúng mỗi cuối giờ, họ lại được chứng kiến một bộ xương người biểu tượng cho thần chết xuất hiện như để chuẩn bị kết thúc cuộc sống. Ngay sau đó, những vị thần khác cùng xuất hiện để can thiệp và gióng chuông để loan báo sự tiếp diễn của vạn vật. Rồi một hồi kèn hân hoan trỗi lên từ nóc lâu đài như chúc mừng cuộc sống. Và dĩ nhiên là đám đông phải vỗ tay tán thưởng. Tan cuộc, mọi người đổ vào các hàng quán gần đó để thưởng thức hương vị của đặc sản Czech, như thịt heo quay trên những lò than hồng và rượu vang nóng nghi ngút khói thơm mùi trái cây. Người ta ăn uống, cười nói với nhiều thứ tiếng khác nhau. Đúng là biểu hiện của một thế giới hòa bình và hạnh phúc. Tôi nghe lâng lâng một niềm vui, nhưng vẫn thấy thiếu sót vì không nghe thấy bên mình có âm thanh quen thuộc của ngôn ngữ Việt.
Rồi tình cờ tôi gặp được hai người Việt đứng mua hàng gần khách sạn. Tôi mừng quá liền hỏi thăm họ về cộng đồng Việt tại đây. Theo tôi được biết, không có thông tin chính xác nào về con số người Việt hiện đang sống tại Prague. Lý do dễ hiểu: rất nhiều người Việt hiện cư ngụ bất hợp pháp tại đây. Tùy theo bản thống kê bạn đọc, con số này có thể thay đổi từ 10.000 đến 100.000. Nhưng không hiểu họ ở đâu? Sao không thấy hương vị nước mắm ở trung tâm thành phố? Tôi hỏi và hai người đồng hương chỉ cho tôi đến khu sinh hoạt quen thuộc nhất của người Việt, một khu vực có tên gọi rất thú vị là Chợ Sapa! Và thế là tôi lên kế hoạch đi Sapa tìm phở.
Trời hôm sau vẫn tiếp tục mưa phùn, gió buốt. Nhưng đường đi đến Chợ Sapa lại làm tôi nóng ruột. Đi mãi đi hoài vẫn không đến nơi. Thì ra người Việt ở xa lắm, xa khu vực sang trọng sầm uất của Prague. Càng ra xa, nhà cửa càng bé lại, đường xá càng xấu đi. Dọc đường đi, những hàng cây ướt át đứng rũ lá, bất động.
“Ông có thường chở khách ra đây không?” Tôi buột miệng hỏi tài xế taxi người Czech. “Không, ít lắm. Mấy ai lại ra tận nơi đây”. Càng đi lại càng thấy đường dài. Đã mấy lần tôi hỏi để được nghe cùng một câu trả lời. “Ở bên kia kìa”. Nhưng đã mấy cái bên kia mà Chợ Sapa vẫn chưa thấy. Tôi hỏi thêm: “Thế ông có hay gặp người Việt không?”
“Vâng, tôi có gặp họ trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi ra tòa, hình sự cũng như dân sự. Tài xế chúng tôi hay bị cảnh sát gài bẫy vì không tính tiền theo hộp số. Vì vậy, tôi hay bị ra hầu tòa và hay thấy họ ở đấy”.
“Vậy theo ông họ có hội nhập vào đời sống ở đây không? Họ có nói tiếng Czech không?” Anh tài xế cười to. “Tôi đã từng nghe họ cãi nhau bằng tiếng Czech. Nhưng khi ra tòa hay gặp cảnh sát thì họ lắc đầu lia lịa, bảo rằng không hiểu gì hết”.
Xe taxi chạy chậm lại.
“Bên kia là xưởng giết gà ngày xưa. Chợ của người Việt đó”.
“Tại sao lại là xưởng giết gà? Tôi không hiểu".
“Thì ngày xưa nó là xưởng giết gà để cung cấp cho thành phố. Sau này bị bỏ hoang và người Việt đến đó lập chợ“. Tôi nhìn theo tay chỉ của người tài xế thì thấy một vùng trời tái xám đè lên một khu phố kết hợp bởi những gian hàng lụp xụp thấp lè tè. Anh ta thả tôi trước một cái cổng đơn sơ có biển đề chữ Sapa. Tôi bước xuống nhìn xung quanh, chỉ thấy cảnh tượng tiêu điều không một bóng người. Tôi bỗng chợt thấy lo cho đường về.
“Vậy rồi làm cách nào để tôi quay lại thành phố?”
“Ở đây không có dịch vụ taxi đâu. Đây là số điện thoại của tôi, cô gọi đi rồi tôi sẽ đến đón cô”. Nói xong anh lui xe đi, để lại tôi đứng trước một khu hoang vắng như chợ ma. Không một bóng người, chỉ có gió buốt lạnh thấu xương. Tôi chụp hình cổng chợ rồi mạnh dạn tiến vào.
Bước vào khu chợ lồng, tôi giáp mặt mấy cô gái trẻ. Tôi vui mừng hỏi mua hàng bằng tiếng Việt, với dáng vẻ tự hào. Nhưng những cô gái kia lại trả lời cộc lốc, thêm vào đó giọng của các cô có phần khó nghe nên tôi mất hứng. Tôi ghé sang hàng khác, rồi hàng khác nữa. Chẳng gặp được nụ cười hay lời chào hỏi nào quen thuộc. Người trong chợ dửng dưng nhìn tôi, và tôi nhìn lại họ. Trong im lặng. Luồng gió thổi từ ngoài vào bắt tôi phải lấy khăn che mặt. Tại sao không có người mua mà chỉ toàn người bán…và tôi? Tôi nhủ thầm. Sau một vài vòng vô vị, tôi hỏi tìm tiệm ăn ngon gần chợ. Một người chỉ tôi đến gian hàng bún chả ở phía ngoài chợ lồng. Tôi bước vội theo mùi thịt nướng. Trong thoáng chốc tôi đã đến một hẻm nhỏ và trông thấy một người đàn ông đứng bên tường nướng thịt. Mùi thịt trên than hồng làm tôi muốn chết vì thèm. Tôi vội dùng iphone của mình để chụp lấy cảnh thịt xì xèo trên than đỏ.
Tôi khen anh nướng giỏi. Anh chàng bèn quay lại cười hề hề nhe hàm răng vàng vì thuốc lá. Bỗng đâu đó có người hét lên bằng một ngôn ngữ mà tôi không hiểu. Tôi quay ra phía cửa tiệm và thấy một người đàn bà Việt ốm choắt đang to tiếng một cách giận dữ.
“Chị la lối gì vậy, tôi không hiểu”. Tôi lẩm bẩm.
“Không được chụp hình nhà tôi. Ở đây không cho chụp hình!” Tiếng nói đanh đá phá vỡ bầu trời buồn thảm của chợ Sapa. Tôi ngẩn người thất vọng, không muốn đáp lời mà chỉ quay chân bước đi, mặc dầu không hiểu được nguyên do của sự phẫn nộ kia. Thế là toi mất bữa bún chả nướng của tôi. Trong giây phút lê gót nặng nề trên các vũng nước, lòng bối rối đến khó hiểu, tôi nghe thấy tiếng của chị bán bánh đậu. Lời rao hàng của chị làm tôi bình tĩnh lại.
Tuy mặt người đàn bà nhuốm đầy dấu vết trầm luân, chị vẫn tươi cười niềm nở. Tôi mừng như thấy mẹ về chợ. Tôi thuật lại câu chuyện vừa xảy ra tại tiệm bún chả và hỏi chị tại sao người ta lại phản ứng mạnh mẽ thế. Chị trả lời rất nghiêm túc: “Bác mua bánh cho em, em rất mừng, nhưng em cũng không muốn Bác chụp hình em đâu. Đời sống ở đây phức tạp khó khăn lắm Bác ạ. Có chuyện gì chúng em sẽ bị bắt và mất hết”. Tôi không hiểu rõ lời giải thích của chị và cố tình gợi thêm chuyện để lấy thêm chi tiết. Nhưng chị chỉ nói chung chung và vẫn không cho tôi thêm một thông tin chính xác nào. Chị ngồi đó vẫn niềm nở trong cái lạnh nghiệt ngã, trước một ngôi nhà bày biện như hàng chợ. Phía trong nhà, ở giữa là các loại rau được trưng bày trong thùng đặt dưới đất, bên cạnh là các thùng đựng ốc ngón tay và tôm đông lạnh. Hai bên tường là các món đồ sứ lòe loẹt rẻ tiền của Trung Quốc. Tôi hỏi người đàn ông đứng gần đó đang nhìn tôi soi mói.
“Thưa anh, ở đây ngoài chợ này, còn chợ Việt nào khác không ạ?”
“Không”. Lại một câu trả lời lạnh lẽo. “Cô từ đâu đến?”
“Dạ, từ Mỹ ạ”.
“Mỹ thì sướng quá rồi”. Người đàn ông nói với giọng chua chát rồi nhìn đi chỗ khác. Một lần nữa tôi bước đi trong bối rối.
Tôi lại tiếp tục tìm nơi ăn trưa. Tôi tìm được một nhà hàng khang trang mang tên Hoàng Thành. Ngoài bãi đậu xe có một bảng hiệu ghi hai chữ “Little Hanoi”. Tôi chợt hiểu. Cư dân ở đây đều đến từ miền Bắc. Nhưng theo cách phát âm của họ, tôi đoán họ không phải là người Hà Nội.
Nhà hàng Hoàng Thành được trang trí một cách nhã nhặn và thanh lịch, trái ngược với phong cách của thực khách đang có mặt tại đó. Họ nói chuyện to tiếng, giọng của người miền Bắc. Mùi hương vị đồ ăn buộc tôi phải chú ý đến thực đơn. Sau bao ngày ăn các món ăn Pháp và xúc xích của Prague, được ăn các món ăn Việt là cả môt niềm hạnh phúc. No bụng đói mắt, tôi gọi phở, nem cua bể và lươn xào xả ớt ăn bánh đa. Tuyệt vời! Phở đây không phải phở miền Nam nhưng nhờ bánh phở tươi, trong cơn lạnh bát phở trở thành bát súp đầy an ủi. Lươn cũng tươi, nem cua bể cũng tạm được, chỉ có bát nước mắm là hơi nửa mùa, tội nghiệp. Tôi phải xin nước mắm sống và chanh ớt để tự pha lấy.
Tôi vừa ăn vừa cố tình kéo dài thời gian để trò chuyện với cô hầu bàn. Cô xác định là tất cả những người sống ở đây đều đến từ Hải Phòng, Hải Dương và các vùng thôn quê ngoài Bắc. Thời gian đầu họ đến để du học nhưng dạo sau này đa số thuộc thành phần xuất khẩu lao động.
Vì đông khách, tôi không tiện hỏi vào chi tiết. Tôi rời nhà hàng mà trong đầu vẫn còn bao nhiêu câu hỏi không được giải đáp. Khi tôi chuẩn bị gọi điện thoại cho anh tài taxi hồi sáng thì bỗng thấy một tờ giấy quảng cáo dịch vụ taxi dán trên tường. Không suy nghĩ, tôi gọi ngay số điện thoại ghi trên tờ quảng cáo. Sau ba mươi phút đợi chờ, xe đến. Tài xế là một thanh niên Việt, đầu trọc, da trắng, đôi mắt sáng cười rạng rỡ. “Thưa Chị về đâu ạ?” Thế là tôi và anh chàng taxi người Việt tên Cương bắt đầu một cuộc hành trình thật ấn tượng.
Những vòng quanh co của đường phố phía trước và ánh đèn vàng bên lề từ từ hiện ra song song với những hình ảnh đời sống khắc khổ của cộng đồng người Việt tại chợ Sapa. Cương kể dồn dập không dừng tiếng, như đã từ lâu anh không có dịp nói về đề tài này.
Họ không có tiếng nói ở đây, Chị ạ. Có những người qua đây hơn chục năm mà đến giờ vẫn chưa đặt chân ra khỏi chợ Sapa. Họ luôn sống trong sợ hãi. Buôn bán ngày càng khó khăn, không thành công, họ tranh giành nghi kỵ lẫn nhau. Rất nhiều người đã bán nhà, cầm đất, hy sinh tất cả để qua đây làm ăn, để rồi bị trắng tay. Không đủ mặt mũi để trở lại quê nhà, họ nán lại đây chờ thời. Giấy tạm trú rồi bị hết hạn và từ đấy họ trở thành những người cư trú bất hợp pháp, sống vất vưởng bên lề xã hội và ngày ngày cầu mong sao không bị cảnh sát bắt.
Giọng Cương nghe đều đều như lời tự nhủ. Tôi biết là Cương đã đi lạc, vì nhận thấy xe đã vòng mấy lần trên cùng một con đường. Nhưng tôi không màng vì mải nghe chuyện và vì chúng tôi đã thỏa thuận giá cả từ trước.
“Họ sống tập trung ở đây là vì bị người Czech kỳ thị phải không em?”
Kỳ thị thì ở đâu chẳng có Chị ạ -- người Việt mình kỳ thị lẫn nhau còn nặng hơn thế nữa. Lý do chính là tinh thần hội nhập của họ quá kém. Họ hoàn toàn không có ý thức và dự định hòa đồng. Ai đến đây cũng chỉ có mục đích làm giàu, mơ tưởng rằng chỉ sau một thời gian ngắn họ sẽ trở lại quê nhà. Nhưng trên thực tế mấy ai có thể dễ dàng ra đi khi cơ nghiệp chưa có. Rất nhiều người sống ở đây bao năm rồi mà vẫn không nói được một chữ Czech. Để mỗi khi đụng chuyện, họ phải chịu tốn kém chạy tiền mướn người thông dịch. Từ chuyện đưa con đi nhà thương đến chuyện ghi danh cho con đi học. Thế hệ này coi như là vứt đi rồi Chị ạ. Chỉ còn mong vào thế hệ con cháu.
“Vậy em có nói tiếng Czech không?”
“Vâng, em nói rành vì em đã sống ở đây trên hai mươi năm”.
“Sao em lại không giống như những người ở chợ Sapa, chỉ sống quanh khu chợ?”
Vì em xuất thân cực nghèo. Phải chịu nhục và tủi thân nhiều lắm rồi. Nên lúc qua được đây, em quyết tâm chọn nơi này làm quê hương và không quay về Việt Nam nữa. Em bây giờ đặt hết niềm tin vào các con em. Cuộc sống của em tốt và ổn thỏa. Còn cộng đồng nói chung thì rất phức tạp, Chị ạ. Có những nỗi đau rất khó tả. Thế giới của chợ Sapa có nhiều vấn đề, chẳng hạn như buôn lậu và bán thuốc phiện. Hiện tại chính quyền Czech rất khó chịu với cộng đồng người Việt và đổ thừa cho khu chợ Sapa là một trong những mầm mống của tệ nạn xã hội tại Praha.
Tôi buột miệng: “Chỉ vì một vài con sâu mà làm cho cả một cộng đồng bị liên lụy mang tiếng”.
Khó nói lắm, Chị ạ. Khi con người không còn lối thoát, họ phải làm tất cả để sống. Cách đây ba năm có một anh chàng Việt Nam sang đây, mang theo bao nhiêu tiển của từ bố mẹ để đi lập nghiệp. Nhưng không may bị thất bại, tiền bạc sạch trắng, hắn không đủ can đảm quay về và đã thắt cổ tự tử chết.
Ở đây, bao nhiêu trường hợp thất bại tương tự đã xảy ra, nhưng thay vì chọn cái chết, nhiều người chọn cách làm tiền phi pháp. Mình không thể phê phán họ khi mình không nằm trong hoàn cảnh của họ, Chị ạ.
Xe vẫn chạy, bầu trời dần dần khép lại, mưa rơi lất phất. Chúng tôi bỗng rơi vào bầu im lặng nặng nề. Sau không biết bao nhiêu hơi thở, tôi lên tiếng: “Người Việt mình thường làm nhà hàng giỏi, tại sao mình không vào ngay trong trung tâm thành phố để làm ăn? Hiện nay chưa phải là mùa hè mà du khách đã đông như vậy, chắc hẳn phải có nhiều cơ hội buôn bán lắm chứ, phải không Em?”
Cương cười nhẹ, tiếng cười thật nhẫn nại.
Không đơn giản như vậy đâu, Chị ạ. Thứ nhất, tiền mặt bằng quá đắt. Thứ hai, mặc dù luật pháp không cấm, nhưng các gian hàng của người thiểu số rất bị giới hạn. Người Czech muốn bảo tồn di tích lịch sử của Praha và không muốn các sắc tộc khác chen chân vào nội thành. Nếu Chị để ý thì Chị sẽ không thấy có hai gian hàng nào của người thiểu số đứng cạnh nhau. Đây là luật bất thành văn, và ai cũng hiểu điều này. Trong trung tâm, lâu lâu Chị mới thấy có một tiệm ăn Trung quốc và một vài tiệm đấm bóp của người Thái. Chỉ có thế thôi. Sẽ không bao giờ Chị thấy có ‘phố Tàu’ hay ‘phố Nhật’ như ở các nước khác.
Tôi cố gắng nhớ lại và thấy nhận xét của Cương thật đúng.
“Chị vẫn không hiểu là sau gần ba mươi năm mà không có người Việt nào thành công rồi dọn vào trung tâm để sống?"
Làm sao mà mua nổi, Chị ạ. Cũng có một số người mua nhà ở trung tâm đấy. Nhưng mỉa mai thay, họ không phải là những người định cư ở đây, mà lại là người ở Việt Nam đem tiền qua đầu tư. Mỗi tòa nhà giá hàng triệu đô la Mỹ.
Tôi bắt gặp mình thở dài.
“Hiện giờ em đang sống ở đâu?"
“Ở gần chợ Sapa, Chị ạ”.
Xe đã đến Phố Cổ mà tôi lại ước xe còn đi lạc. Trời rét ướt nhưng người đi Phố Cổ vẫn tấp nập. Cơn lạnh đẩy họ lại gần nhau hơn và đưa tiếng hát của họ bay cao hơn. Các quả trứng rực rỡ treo trên cây vẫn tung tăng trước gió. Trong khung cảnh tưng bừng như ngày hội, tôi bỗng nhiên cảm thấy lạc lõng vô cùng. Và chợt thấy lòng mình nặng trĩu. Sau một vài phút ngập ngừng, tôi giã từ Cương. Tôi chỉ mới gặp Cương hơn bốn mươi phút đồng hồ trước đây, tôi và Cương không có một giọng nói cùng miền và không cùng nơi xuất xứ, thế nhưng khi Cương kể chuyện, tôi cảm thấy như chúng tôi là chị em ruột thịt đã từ lâu không gặp.
Cương đi rồi, tôi nhập vào đám đông, muốn dựa vào họ để đón nhận và chia sẻ hạnh phúc của Prague, nhưng sao vẫn cảm thấy rất ư cô độc. Tại sao những người ở chợ Sapa lại không có được những giây phút Phục Sinh như ở nơi này?
Trong cơn lạnh cắt da nứt môi của Prague, tôi chợt nhớ đến nghĩa địa chồng chất của người Do Thái và hình dung ra cảnh họ sống chen chúc trong trại tập trung nơi Phố Cổ. Tôi liên tưởng đến hình ảnh chị bán bánh đậu đầu quấn khăn đen, chàng thanh niên bất hạnh đã thắt cổ tự tử, và thoáng thấy đâu đây bầu trời xám nhỏ bé của người Việt tại chợ Sapa.
Tôi lại tiếp tục đi trong bối rối…
Jenny Do