Friday, September 11, 2009
Refugee Awareness Day Keynote Address (June 20, 2008) By Jenny Do
Twenty-four years ago, the person who is now standing before you was a young refugee. She was intimidated. She was afraid. She was uncertain about her future. Today she stands before you to speak and to share with you her personal experience. Thank you for giving her that opportunity.
We are here today to celebrate World Refugee Day. For me, this is first and foremost a day of appreciation. As a former refugee, I would like to take this opportunity to thank America and the American people for accepting me and providing me with a new home. I was living in darkness, starvation, discrimination, with little to hope for when I was given the opportunity to go to the United States. America is not only a shelter, it is a refuge for my dignity, an incubator for my potential, an academy of generosity and compassion. I was fed, taught, given the opportunity to thrive and the privilege to contribute as a full-fledged member of the community. I was bestowed rights which I did not know existed, and from there I learned to understand my fundamental responsibility as a community member: that which calls for the recognition and promotion of the simple principle that “All human beings are born free and equal in dignity and rights.”
My journey to resettlement, however, was not an easy journey. I was vaguely aware that I had bought a one-way ticket to a different life and this realization was a painful experience to go through, especially when I had left friends, family, and people and things that are dear to me in that dark corner of the world I once called home. No matter how bad home was, it was my mother country, the cradle of my childhood, the mold of my identity, the first chapters of my existence, and the archives of my cultural and traditional backgrounds. It was and has remained part of me, and during those early years, my life was torn between the two contrasting ways of life, between the past and the present. I woke up at night thinking I was still in Vietnam, then found myself in a strange new world. I was not at home, I was taking refuge in a foreign land. There were moments that I regretted the predictable instability of my home country as I was lost in the uncertainty of this new stable environment. Life became two different fragments of a same existence. I measured everything against my past and was never able to concentrate on my present or to plan for my future.
As in the case of many refugees, I came to this country unequipped. I spoke no English and had no transferable skills. I still don’t fully know how I managed to become self-sufficient and independent within months, but I know for sure that I could not have grown without the kindness of the people I met, the dedication of the agencies that provided me with that very much needed foundation on which I now build my life.
I remember the kindness of Mrs. Dzung Tran, the Social Worker who worked for Santa Clara County Social Services Agency. Mrs. Tran went out of her way to help me. She came to visit me one day at my empty apartment and found me sitting on the floor eating ramen noodles, using a cardboard box as a table. She treated me like her child, and on her return visit, she bought me chairs. She never talked down to me, but always praised my ability to learn and my will to become independent. She truly restored my faith in humanity.
I remember the dedication of that institution known as VIVO, the Vietnamese Voluntary Foundation. It was VIVO that taught my first skill of typing and helped me search for work. VIVO staff not only prepared me for the job market, they helped me regain my self-confidence. With its limited resources, VIVO has helped many refugees like me through the years. They treated refugees with that rare combination of understanding, compassion and respect. Thank you, VIVO.
I remember working with refugees when I was at CIU, the Refugee Program’s Central Intake Unit. They received help from Catholic Charities, IRC (International Rescue Committee), IRCC (Indochinese Refugee Resettlement Center), CSEARR ( Center for Southeast Asian Refugee Resettlement), OTI (Occupational Training Institute), AACI (Asian American for Community Involvement), CET (Center for Employment and Training), and many other organizations that have helped refugees through the years. The list is long and I cannot mention all the names here. The fact that refugees have now successfully resettled in the area is a great testimony to the kindness and dedication of these agencies. On behalf of all refugees in the area, I thank you all.
Of course, refugees would not receive adequate help without an effective and sensible federal refugee program. The policy regarding refugees have changed through the years, and it is up to refugee advocates to ensure that newly arrived refugees have a strong opportunity to establish a new home in this country, so that they may become valued contributors to this society. After all, this is what America is about. We must influence refugee policy to ensure that America remains the beacon of hope for refugees around the world.
Many of the people who helped me and other refugees were themselves refugees. Yet when I received their kindness, I did not think of them as refugees. I thought of them as members of a kind and contributing society. Then it dawned on me that I, too, could belong to that community if I returned such kindness, not directly to them, but by reaching out to others who faced the same difficulties as I had in my early years.
From a young girl who could not understand English, I have now become an attorney. From a recipient of public assistance, I now run a nonprofit organization taking care of the needy and the poor. If that is a magical transformation, then the magic wand is the spirit of the people who helped me. Their kindness and dedication unlocked my potential and gave me wings. Without receiving such kindness and dedication, I do not know where I would be today.
Through my long journey, I have found myself. I am where I return my kindness. And I have found “home.” But I now realize that “home” is not merely a house or shelter but membership in a contributing community. The contribution does not need to be much, but simply a sincere willingness to engage. A little kindness. A little understanding. A little compassion. A recognition of the dignity and the rights of others. In the spirit of World Refugee Day.
Sunday, July 5, 2009
The Crime of Poverty
The little Southeast Asian girl was not unhappy because of the absence of an adequate material life. She played in the fields, she played in the streets, she played with other poor children in the neighborhood. Her mother could not afford to send her to school, but she found ways to make herself useful. Every day she went to the well on the other side of the village to fetch water for her family. She helped her mother sell cigarettes on the streets. She took care of her baby brother for several hours a day. She cooked. She washed dirty clothes. And she played. As a matter of fact, she kept herself quite busy, never having time to feel sad or to worry about her future. Now and then, people reminded her of the fact that she was poor; and the poverty label they put upon her made her feel as if she was subhuman or guilty of a repugnant crime. The physical punishment she received the day she was accused of stealing was not unbearable, but the cause of that punishment smothered her remaining resistance, stripped away her dignity, and left her bare and unprotected from the cruel judgments of a conventional society.
Poverty casts a stigma on those it befriends. That stigma exists everywhere, in third-world countries as well as in wealthy nations such as the U.S. Take for instance the story of Mrs. Jefferson in San Jose, California. The event took place in the working area of the County Welfare Office. It was three days before Christmas. The Welfare Office was having a “toy drive” for children of welfare recipients. Mrs. Jefferson took her little boy to the Welfare Office so that he could get his “present.” And indeed he did. The welfare workers had collected quite a selection of toys, and little Joey was able to find a nice teddy bear. But little Joey, marveled by the toy collection, did not want to leave. Instead, he kept digging into the boxes. Leaving the boy there enjoying himself, Mrs. Jefferson went to the ladies room. When passing by the clerk’s desk, she overheard a worker asking the clerk: “Who let these people go inside the working area?… Don’t you know that they may steal our stuff?… Can you try to get them out?… Get those toy boxes out to the lobby.” Mrs. Jefferson stopped. Suppressing the urge to relieve herself, she returned to her son, took the teddy bear out of his hand, put it on a table, and led the boy out of the office. On her way out, she stopped at the clerk’s desk and said to her: “Merry Christmas.” The clerk looked up, smiled at her, and replied: “Merry Christmas.” After long working hours, she was happy to receive greetings from a client.
Fearing that the poor are prone to commit criminal activities is not a necessary excuse for alienating them from the rest of the society. The poverty label itself is a sufficient cause for discrimination. Consider the case of Mrs. Ramirez. She was waiting at the checkstand in a crowded supermarket. Her little girl was asking her to buy a doll displayed nearby. “I don’t have money, Maria,” Mrs. Ramirez told her child. “But you do, mommy, you are holding money in your hand,” Maria insisted. “This is not money, Maria. These are food stamps. I cannot buy a doll with these.” As she was trying to explain to her child, Mrs. Ramirez noticed a change in the cashier clerk’s facial expression. The friendly smile which was there just a minute ago had disappeared. She felt upon her a deep and penetrating gaze. “That will be twenty-one ninety, Ma’am,” a cold voice resounded. Giving the Food Stamps to the clerk, Mrs. Ramirez had the definite feeling that eyes were all upon her. She gathered her strength, looked up, took the grocery bag, and walked out, wishing that she were able to disappear from the crowd.
Why does the stigma exists? It must be because society perceives that the poor deserve it, and therefore discrimination against them can be well justified. After all, aren’t they immoral? In many countries, the poor even sell their children for puny sums of money. And all over the world, poor women sell their bodies to make their living. Aren’t they also criminals? Don’t poor people steal, rob, prostitute? Don’t they drink in public, litter the parks, and frequently disturb the peace? For all the wrongs they do, the decent society still bears the burden to support them. If anyone disagrees, let him (or her) go to the welfare office and check it out. He will be amazed to find out how many poor are receiving public assistance. And he will be told that these people refuse to work. They are the cause for the economy to go bad. The decent person has no choice but to discriminate against the poor.
Come to think about it, poverty is a crime.
Jenny Do
Saturday, July 4, 2009
Anh ơi! Anh ơi!
Viết về anh để em mơ đến cánh đồng
Xanh ngọt ngào xoa dịu những lằn roi
Em thấy trong em có cái gì nhức nhối
Sân khấu về khuya, từng giọt nhỏ đêm thâu
Một mình em đối diện với viễn trường
Anh ơi anh ơi, đời lạnh quá!
Viết về anh để em tìm lại năm mới,
Về say hoa mận nở
Đi với anh quanh đêm, em vui pháo nổ rộn ràng
Trong trang giấy thơm, Anh bảo em là viên ngọc quí
“Người yêu dấu ơi!” “Bên Kia Sông” thương thương anh vẫn gọi
Trong mênh mang, em ngất ngây giai điệu tình mình
Nhưng anh ơi, thu về dốc cao miệt mài, em leo mãi
Ngày đến, ngày đi, nắng mưa hội ngộ
Đêm trong em nay trăng đã tan dần
Anh ơi anh ơi, em gọi miên man qua thác đổ
Ánh sáng đã nhòa vàng mặt trời đã lỗi hẹn
Mất đâu rồi sức mạnh của tình em?
Một lần nữa, viết về anh để em còn được sống
Sống hôm qua, sống hôm nay, và còn hẹn ngày mai
Anh ơi anh ơi, em thấy mình đuối sức
Không thể bay cao, không thể làm điểm tựa
Nhưng trí tuệ tâm linh vẫn âm thầm mãnh liệt
Vẫn biết yêu anh và biết sống vì anh
Jenny Do
March 24, 2009Tuesday, June 23, 2009
The Poet and Lady Poetry
Poetry, on the other hand, has no boundaries. Poetry defies the boundaries of language, leaving the poet behind, drowned in the ocean of words and images. Poetry crosses the boundaries of the imagination, leaving men wandering in their own dreams. Poetry goes beyond the human experience, which ties men to their history. And poetry transcends the spiritual, as it is enlightenment in itself, while men are bogged down in doubt and torment. Poetry is self-existing. She does not come from the poet, but actually creates the poet, through seduction and inspiration.
You have long left the realm of language
And let me drown in the ocean of poetry.
The dying old moon is gasping for breath
While the shark king wades in the shallow creek.
You have flown past the land of strange dreams
Leaving me wander this human world.
At sundown, I shed my skin looking for my Self
And shouted on top of my lungs to shatter the darkness of the night.
You have forgotten the river of memories
And led me astray in wistful nostalgia.
In my nocturnal dream, my former life woke up
And stirred the old ashes to kindle a new fire.
You have turned away from enlightenment
Leaving me tormented by remorse.
The bell toll at midnight roused me from my sleep
While the crescent moon curved the path to Nirvana.
Sunday, June 21, 2009
Water and Sunshine
Give me water, I'll spring from your well
Dream me to the Sahara, fly me to the Pacific
Take my hand, emit my sunshine
Take my ocean, nurture my rice fields,
Take my crane wings, cross my tropical horizons
To find yourself and discover me.
Jenny Do
June 2009
Friday, June 19, 2009
Thi Sĩ và Nàng Thơ
Để anh chết đuối giữa biển thơ
Trăng xưa hấp hối tìm hơi thở
Suối cạn vẫy vùng chúa kình ngư
Em đã bay qua vùng mộng lạ
Để anh quanh quẩn chốn trần ai
Chiều hôm lột xác tìm bản ngã
Thét vang cho vỡ bóng đêm dài
Em đã quên dòng sông ký ức
Để anh lạc lõng cõi nhớ mong
Đêm mơ thấy tiền thân tỉnh giấc
Khơi đống tro xưa nhúm lửa hồng
Em đã quay lưng về giác ngộ
Để anh vật vã với ăn năn
Nửa đêm bừng tỉnh nghe chuông đổ
Trăng khuyết bẻ cong cõi niết bàn.
Đỗ Quý Dân
© 2009 Dan Do – All Rights Reserved
Monday, June 8, 2009
Cứ là vui say
Em ngồi đây bên tôi
Cười vang cho vui đời
Rượu ngon mềm đôi môi
Em vui và tôi vui.
Em nằm đây bên anh
Ngủ say trong cuộc tình
Tình say mềm hai tay
Em say và anh say.
Chorus
Ta bên nhau
Rồi ta xa nhau
Em về chân trời mới
Anh vui miền nắng lạ
Ta hẹn gặp lại nhau
Nơi tình yêu bắt đầu
Ta vui và ta say
Dù chỉ có một ngày
Ta vui và ta say
Dù mai là chia tay.
Ta vui và ta say
Dù chỉ có một ngày
Ta vui và ta say
Dù chỉ còn đêm nay.
Em sắp say chưa?
Ngày mai không còn nữa
Em sắp say chưa?
Hôm qua đã qua rồi
Em sắp say chưa?
Đừng để anh chờ nữa
Anh đã say
Đã say rồi em ơi!
Hãy uống đi
Uống cho cạn tình anh
Uống để cười
Để nước mắt long lanh
Uống để men say
Thấm mềm bờ môi xanh
Thấm qua môi anh
Thấm tận hồn anh…
Hãy lắng nghe
Tiếng vọng từ đáy chai
Tiếng đại dương
Tiếng sóng vỗ cuồng say
Tiếng hát mỹ nhân ngư
Tiếng điệu buồn Nam ai
Nghe tình yêu
Nhẹ như tiếng thở dài.
Em sắp say chưa?
Ngày mai không còn nữa
Em sắp say chưa?
Hôm qua đã qua rồi
Em sắp say chưa?
Đừng để anh chờ nữa
Anh đã say
Đã say rồi em ơi!
© 2008 Dan Do – All rights reserved
Monday, April 27, 2009
NGÓN TAY BÓP CÒ SÚNG
Ngón tay run rẩy, sợ hãi. Ngón tay ăn năn
Ngón tay bóp cò súng, một người ngã gục
Ngón tay ngập ngừng, ngón tay lấy bình tĩnh, ngón tay lý luận
Ngón tay giải thích
Ngón tay bóp cò súng, một người ngã gục
Ngón tay lại giải thích, ngón tay tìm ra lý do
Để lại bóp cò súng
Ngón tay bóp cò súng, một người ngã gục
Ngón tay thản nhiên, ngón tay dửng dưng
Ngón tay không giải thích
Và ngón tay tiếp tục bóp cò súng.
Đỗ Quý Dân
© 2006 Dan Do – All Rights Reserved
Wednesday, April 15, 2009
NỖI CÔ ĐƠN CỦA NGÀY MAI
không sống cùng chung chỗ
tôi thấy xác thân và ngày mai
đang ám ảnh tôi ngày hôm nay
tôi thấy tình yêu và ngày mai
lạc trong ngày mai vì bám vào quá khứ
tôi thấy lịch sử và ngày mai
như những cuốn phim chiếu đi chiếu lại
tôi thấy thế giới và ngày mai
bị loài người và hôm nay lừa gạt
tôi thấy ước mơ và ngày mai
vẫn tiếp tục đuổi nhau mãi mãi
tôi thấy cô đơn và ngày mai
là một ngày mai dài bất tận
tôi không thấy tôi và ngày mai
không, tôi vẫn còn chưa thấy!
Đỗ Quý Dân
Thursday, April 9, 2009
THƠ Ở BỒN TIỂU
trong phòng vệ sinh nam
chợt nhớ đến Marcel Duchamp
với tác phẩm bồn tiểu bất hủ
chàng đặt tên "Fontaine"
làm xôn xao giới nghệ thuật
tôi ngả mũ thán phục
nhớ tới dạo chàng khiêu khích nhóm lập thể
khi họa nàng khỏa thân bước xuống cầu thang (1)
rồi lại ghé qua bồn tiểu của những gã đàn ông
tìm nghệ thuật ở đấy
tôi cũng ngả mũ chào giới phê bình
và ngả mũ chào phái Dada
đã thấy được ý nghĩa sâu xa
và đỉnh cao nghệ thuật
trong chiếc bồn tiểu muôn thuở
giờ tôi đang đứng trước nguồn cảm hứng
của tác phẩm đó, một cái bồn tiểu trắng tinh rực rỡ
nghe tiếng nước tiểu tôi róc rách rơi
như bài thơ rơi lên tác phẩm
tôi chợt hiểu ý nghĩa của "Fontaine"
khoe nghệ thuật ở nơi bất ngờ nhất
và nghe tiếng nước tiểu mình
ngân tiếng thơ nối vòng tay nghệ thuật
ôi, còn gì hơn khoái lạc
sáng tác thơ khi làm chuyện tự nhiên
trong một ngày hồn thơ lai láng.
một kẻ lạ vừa đứng vào bên cạnh
để bắt đầu làm thơ
sau khi chào hỏi
"hi, how are you?"
Phải chăng, thơ lúc nào cũng sẵn?
Đỗ Quý Dân
(1) Nu descendant un escalier (1913), họa phẩm của Marcel Duchamp
Wednesday, April 8, 2009
Love story
Hôm nay buồn anh tìm em tâm sự
Cho quên đi những khắc khoải trong tim
Khi anh than cuộc đời sao khó thở
Em bảo anh “Đi ăn phở với em!”
Khi anh lo cho tương lai mù mịt
Em khoe anh cái ví hiệu LV
Đời ngắn ngủi băn khoăn chi cho mệt
Em xài tiền, anh cứ chịu khó chi!
Em là nắng, là mưa, là tất cả
Em đi lui, đi tới giữa đời anh
Em hỏi anh cớ sao anh tơi tả?
“Dạ thưa em, kết quả một cuộc tình!”
Đỗ Quý Dân
Thơ Con Chuột
Tình em như ngôi thành cổ
Tình em như bức tường kiên cố
Tình em là muôn thuở
Còn anh...
Anh chỉ là giấc mơ thôi!
Anh muốn làm con chuột
Đục tường thành chui ra
Anh muốn làm bụi nhà
Luồn qua khe cửa hở
Đi tìm ánh mặt trời.
Anh muốn làm loài chim
Để bay đi...
Nhưng em ơi!
Tường em sao dày quá
Cửa em sao kín bưng?
Đỗ Quý Dân
Monday, April 6, 2009
Tố Như
Anh hùng tu mi nam tử
Xót Thúy Kiều hồng nhan bạc mệnh
Kiếp phong trần ông Tạo bắt long đong
Ôi, tiếng mới đứt lòng
Riêng mình tự an ủi
Ta đây có bốn cung
Nam Bắc Tây Đông
Không cung nào gối chiếc buồng không
Tuyết tuyết hồng hồng
Yểu điệu thục nữ
Lòng ta rộng mênh mông.
Đỗ Quý Dân
Friday, April 3, 2009
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TÔI
Eve
Em đến từ đâu gọi tên anh
đánh thức anh bằng tình yêu thánh thiện
hay gọi mời anh bằng cám dỗ?
Em hay anh là nguyên tội trần gian?
Eve! Trong anh, em là vùng khám phá
Em để anh yêu hay để anh tìm hiểu tình yêu?
Em biến anh thành kình ngư săn mồi còn em cứ vô tình đùa vui trên sóng biển
Em gieo mấm mồng tội lỗi khi trong em vẫn mãi mãi hồn nhiên
Eve! Em là trái ngon bất lực bị biến thành trái cấm?
Em bị giam cầm
để cai ngục tôn em thành nữ chúa
để anh không tự chủ và không hiểu
mình sẽ chìm sâu trong vũng xoáy cơn mê
hay bừng tỉnh từ nụ cười em ngây thơ như lần đầu tiên bước chân vào thế giới?
Em vẫn mãi mãi trong anh
ở điểm ban đầu
nối với đoạn kết
của vòng tròn định mệnh.
Helen
Em giờ đây lột xác
đã hiểu tình yêu, đã quên thuở ban đầu
em đã biết được sức toàn năng
của nụ cười ánh mắt
em đam mê với khả năng làm đam mê
yêu mãnh liệt để chứng minh
tình yêu mãnh liệt
Anh không họa nổi chân dung em
vì sao trời không thể giam trong giới hạn
em cất tiếng ca để vũ trụ lắng nghe
bước xuống thi đàn để hồn thơ chết yểu
Helen! Em bước sang phương Đông cho thành trì đổ vỡ
không ăn năn, không nuối tiếc
vì nguồn sống của em là sức mạnh ái tình
yêu và chinh phục
chinh phục rồi yêu
Em thản nhiên khi Hector ngã gục
Dưới lưỡi gươm tàn bạo của Achilles
Trong trời thơ, em phá tan yên tĩnh
Em hút khô dòng sáng tạo, để anh trần truồng trong tâm tưởng
Rồi em trút áo xiêm
Thả người bơi trong hồ tự mãn
Maria
Em ngồi ngước mắt nhìn sao đêm
giữa tĩnh lặng nghe tình yêu
kết đọng lại trong sương đêm tinh khiết
nhỏ xuống từng giọt như Cam Lộ
rửa sạch những vết thương anh
đang bị những lở loét của thời gian làm bưng mủ
những giòi bọ cuộc đời ăn nát thịt da và xương tủy
ăn sâu đến tận linh hồn
chỉ cần bàn tay em vuốt ve
ánh mắt xoa dịu
sẽ lành lặn, hồi sinh
tình yêu giờ là bao dung, tha thứ
Maria! Trong em, một người yêu, một người mẹ
Anh tìm về chốn ấm cúng thuở ban đầu
gối đầu ngủ, mỉm cười như thơ trẻ
Em yêu không tự nghĩ đến bản thân
chỉ nghĩ đến phép màu
của tình yêu ban cho kẻ khác
thánh thiện hay lỗi lầm
những linh hồn hấp hối tìm bao dung để hồi sinh
Maria! Em đã quên hết đam mê
những kiêu hãnh, những mãnh lực của bờ môi, ánh mắt
sức thuyết phục của vùng thịt da
và biến tình yêu thành từ ái
đổi hoài nghi thành bao dung
anh vẫn nhớ nụ cười thân ái
trong ánh mắt chờ đợi
hôm anh cất bước ra đi.
Sophia
Em đứng cạnh anh thuở bây giờ
xúi anh cùng cất cánh
bay lên đỉnh trời cao
để ngắm từng hành tinh trong vũ trụ
em bảo anh đừng ngưng khám phá
đừng ngại đập tan
những miếu xưa đền cũ
để xây lại tự ban đầu
cất bước từ hồn nhiên để tìm ra hiểu biết
bơi những dòng sông lỗi lầm
để tắm được nước mát của bản năng
phiêu lưu những vùng bị lãng quên hay ghê sợ
để đo lại nhịp tim của mình
và độ mở của cặp mắt tâm linh
Em cũng kiêu hãnh làm cho anh chao đảo
thu phục anh như một tín đồ
rồi trả lại anh ánh sáng của lương tri
em không ngại cùng anh ngụp lặn hồ mê
hoặc leo lên núi cao hít thở bầu không khí trong lành vùng siêu ngã
em xua đuổi anh khi anh ngưng thôi khám phá
và xót đau khi anh quỵ ngã
chăm sóc như mẹ hiền khi anh hấp hối trong cơn mê
em cũng đủ bao dung trong tình yêu để anh được hồi sinh sau cơn thụ hình
chuộc tội
giọt nước mắt em long lanh
nụ cười em rạng rỡ
lúc khuyến khích, lúc chế nhạo,
lúc kiêu hãnh, lúc bao dung
ở nơi em tình yêu anh ngừng lại
để thấm, để hòa, để kích thích, để dịu xoa
để hồn nhiên, để tội lỗi, để hiểu, để quên
và luôn luôn để tìm đường đi mới
dù anh không lạc lối
Sophia! Tên em anh không hiểu
Em hiền ngoan hay phù thủy
Em tượng trưng cho thuần khiết hay biểu tượng của đam mê?
Có lẽ em là tất cả
và em ở trong anh
và anh ở trong em.
Đỗ Quý Dân
MƠ VÀ THỰC
giữa buổi trưa rực nắng
Nhiều đêm tôi mơ đến mặt trăng
lúc ánh trăng liếm lên cửa sổ
Hàng đêm tôi vẫn mơ đến em
dù em với tôi đang cùng chung chăn gối
Tôi vẫn mỏi chân tìm giấc mơ
trong cuộc đời quá thực.
Vì sợ đêm đen ta tìm ánh sáng
để rồi lao mình vào núi lửa
Trong cơn khát không tìm ra ốc đảo
ta nhảy xuống biển sâu
Lúc cô đơn không có tình yêu
ta manh tâm chiếm đoạt
Nhìn quá khứ để tìm đến tương lai
ta quên đi con đường trước mặt
Những điều ta làm hay không làm:
không phải mơ
rất thực.
Lúc tôi mơ, em buồn
vì tôi không thấy tình yêu em thực.
Tôi lên đường tìm về căn nhà cũ
con đường quen thuộc
mặt trời quen thuộc
ánh trăng quen thuộc
em chờ nơi đó.
Có con đường mòn
như một ngã rẽ
đi về nơi tôi chưa hiểu biết
hai bên đường
có những hàng cây màu sắc lạ
Tôi bỗng thấy em chờ tôi ở đó.
Đỗ Quý Dân
NÓI VỀ MƯA
nên không muốn làm thơ
vì mưa trong thơ ít khi là mưa thật
nhà thơ thích mưa phùn
vì mưa lâm râm nhẹ như sương
không ướt sũng tóc tai, quần áo
mà cũng chẳng lạnh lắm
nhà thơ khỏi co ro tìm nơi sưởi ấm
làm việc hoặc làm thơ không bị cắt ngang
mưa phùn là mưa lười biếng
hợp với nhà thơ
riêng tôi thấy mưa phùn không đủ ướt
nên đôi quạt nước mưa trên kính xe tôi bị rin rít, tiếng quạt nghe khó chịu.
nhà thơ thích mưa rào
khi ngồi ngắm phố từ phía trong quán cà phê ấm cúng
chốc nữa mưa sẽ tan
đường về hơi lầy lội nhưng cũng không đến nỗi
giờ ngồi đây thương hại kẻ mắc mưa
riêng tôi thích hình dung cơn mưa rào trút xuống khi nhà thơ đang ngoài trời mơ mộng
những cặp tình nhân hình như cũng không thích mưa rào
nhà nông sợ mưa rào làm hỏng mùa màng
chỉ có trẻ con cười vang
chạy tắm mưa
ở những xứ nghèo
nhà thơ tuyệt không thích mưa dầm
dù thích làm thơ ca tụng mưa
mưa dầm làm ngập nước ngoài đường phố
ở những thành phố thiếu cống thoát nước
như Sàigòn, Hà Nội
để nước nuôi những con vi trùng vi khuẩn nổi lềnh bềnh trên những dòng sông miễn cưỡng
nhà thơ ca tụng mưa cũng chỉ vì thơ
dù nhà thơ không thích mưa dầm
những cặp tình nhân rất thích mưa dầm nếu nằm dưới chăn không mặc quần áo
còn nhà nông thì thích mưa nhiều nếu không bão lụt
trẻ con thì bực mình mưa dầm
vì chúng mau chán
kể cả ở những xứ nghèo
Đỗ Quý Dân
MƯỜI PHÚT SUY TƯ VỀ THƠ
Phút thứ 1:
tôi gọi tô phở
Anh bảo phải thêm ớt
ớt cay phở mới ngon
tôi bỏ thêm miếng ớt
cay chưa đủ
tôi bỏ thêm miếng ớt
cay chưa đủ
tôi bỏ thêm miếng ớt
cay chưa đủ
tôi bỏ thêm miếng ớt
và bỏ thêm tương ớt
cay thế mới là cay
tô phở hình như không còn vị phở
Dạo này thơ hình như bị mất chất thơ
Phút thứ 2:
anh có giấc mộng lớn
biến đá cuội thành kim cương
biến nước vòi phông tên thành nước thánh
biến tiếng chửi thề thành thơ
biến đời giả dối thành chân thật
tôi có giấc mộng con
là được em thương hại
và đi chơi quãng đời còn lại
mà chẳng cần suy nghĩ
anh làm thi sĩ
tôi vẫn thế thôi
Phút thứ 3:
vì thiếu bình tĩnh ta đập tan tấm gương lớn
gương vỡ ra thành trăm ngàn mảnh vụn
thế gian mỗi người một mảnh
mảnh nào cũng long lanh
sáng dưới ánh mặt trời
nhưng tôi muốn mảnh của tôi khác mảnh của anh
tôi tìm ra giải pháp
mua sơn về sơn lên mảnh kính vỡ
mảnh tôi đã khác
nhưng hình như màu sơn hơi lòe loẹt
Phút thứ 4:
tôi vẽ hình vuông
bốn cạnh bằng nhau
hình vuông nào cũng thế
nếu cả thế giới vẽ hình vuông
ai vẽ đẹp nhất?
tôi vẽ hình
không biết là hình gì?
hình tự do
tôi ngắm mãi không ra hình dạng
nếu cả thế giới vẽ hình tự do
ai vẽ hình lạ nhất?
cái đẹp của hình vuông
sẽ hiện ra khi gắn thành khung cửa sổ
của vườn thơ hay của một kiến trúc đẹp, lạ
cái lạ của hình tự do
là không ai để ý đến cái tự do trong hình nữa
Phút thứ 5:
nếu nhà thơ phải mặc đồng phục
chẳng ai còn làm dáng
muốn tìm ra nhân tài trong làng thơ
phải biết được chiều sâu của hồn thơ
nếu nhà thơ tự do ăn mặc
sẽ nhiều người làm dáng
lắm kẻ sẽ tốn tiền chưng diện
áo quần dị hợm
dễ bị lầm là bản chất của thơ
các nhà thơ mặc đồng phục làm tôi mỏi mệt
các nhà thơ mặc tự do làm tôi cứ hiểu lầm
Phút thứ 6:
đây là bài thơ tôi mới viết
chỉ một chữ:
. . .
LẠ
. . .
chấm hết ./.
Phút thứ 7:
còn đây là bức tranh tôi mới vẽ
rất mới
mới đủ mọi mặt . . .
để một năm là thành cũ
Phút thứ 8:
nhà thơ ngày xưa hay kể tôi nghe chuyện cổ tích
công chúa, hoàng tử, tình yêu, thơ mộng
dài ngắn nhiều chuyện
tôi nghe rồi mơ mộng
nhưng nghe nhiều tôi đâm ra buồn ngủ
giờ nhà thơ xé cổ tích thành nhiều mảnh vụn
kể không đầu đuôi
những mảnh vụn nhiều như sao trời
nhiều như những khiếm khuyết của nhân loại
nối vào nhau lại lê thê hơn thời cổ tích
và như thế, giấc ngủ lại ào ạt đến với tôi
phải chăng, thơ là để ru ngủ?
Phút thứ 9:
tôi tập làm thơ Đường:
Một hình, một hình, cạnh một hình
Chút hương, chút sắc, chút âm thanh
Thêm chút tình mình vào trong ấy
Thôi Hiệu, thơ tôi giống tiên sinh!
Phút thứ 10:
tôi để nước vòi sen tưới lên người tôi
để rửa sạch thể xác
ngoài kia có đám nhà cháy
người chạy kêu inh ỏi
tôi chỉ nghe tiếng nước xối ào ào trên người tôi
mải tự hỏi đến bao giờ linh hồn mình mới sạch
hình như ngoài kia có người bị chết cháy
(phút thứ 11 tôi bỏ đi ngủ)
Đỗ Quý Dân
GIẤC NGỦ CỦA EM
Anh nghe ấm lại tự cô liêu
Tay trơn vỗ giấc hoàng hôn vắng
Hạnh phúc trong ta có bấy nhiêu.
Nhìn tiếng em say trong giấc hồng
Anh nghe thôi mỏi bước chờ mong
Nhịp tim đánh thức trời hy vọng
Hạnh phúc là đây em biết không?
Nhìn nụ cười em trong giấc mơ
Anh nghe sống dậy một trời thơ
Ta sẽ đưa nhau về đất hứa
Hạnh phúc tầm tay khỏi đợi chờ.
Đỗ Quý Dân
© 2006 Dan Do – All Rights Reserved
Thursday, April 2, 2009
CỬA VÀO NHÀ NÀNG
Để cho tôi thuê làm quán trọ
Cửa vào nhà Nàng, Nàng chưa chịu mở
Những điều tôi không hiểu
Hình như có rất nhiều.
Nàng bảo tôi đợi mấy vạn ngày
Chờ lâu quá, tôi muốn rời quán trọ
Chiều thứ năm hay chiều không biết rõ
Chiều vô cực
Tôi ghé vào
Trong ngất ngưởng những cơn say.
Nơi tôi trọ thời gian bình thường quá
Buồn và vui, hạnh phúc với khổ đau
Những từ ngữ, những dấu hiệu thiếu chiều sâu
Thiếu chiều rộng và chiều bao dung phóng khoáng
Tôi đã thấy nơi những kẻ sống cùng quán trọ.
Nơi Nàng ở chẳng có gì huyền bí
Chỉ là nơi tôi đợi một kiếp người
Chắc chắn có hào quang
Để xóa tan những hố đen trong vũ trụ
Chắc chắn có chốn đầu và cõi tận
Để hữu thể tôi chẳng còn vướng bận
Có Tuyệt Đối, có Toàn Thiện
Để chẳng còn So Sánh với Tranh Đua
Có mắt Nàng khắp những nẻo tâm linh
Có tim Nàng ở mọi miền cảm xúc
Có Nàng đứng chờ tôi không chạy trốn
Có tôi vào ngớ ngẩn muốn cầu hôn
Trong cõi hư vô không có sóng âm thanh
Tôi vẫn nghe được Nàng cười
Nàng bảo tôi trơ trẽn
Nhưng tôi sẽ làm Nàng xao xuyến
Nàng sẽ phải chiều tôi
Vì muốn giữ chân tôi
Không để tôi trở về vùng Hữu Hạn.
Tôi hỏi bậc cao sĩ
Sống bên ngoài quán trọ
Sau cửa nhà Nàng, họ đã ghé thăm chưa?
- Chưa thoát bến luân hồi, đừng hỏi những điều thừa
- Chưa có nước ăn năn để rửa sạch lầm lỗi
Thì còn phải chờ nghe lời luận tội
Rồi sẽ yên thân hay phải bị lưu đày.
Tôi hiểu rồi
Họ muốn khuyên tôi
Vì sợ tôi
Đang thất vọng sẽ trở thành tuyệt vọng
Quán trọ tôi toàn những người thất vọng
Không phải chỉ mình tôi
Nhưng riêng tôi có niềm hy vọng
Tôi hy vọng ở Nàng
Nàng sẽ đưa tôi rời quán trọ
Ra sau cửa nhà Nàng
Nơi tôi thấy mặt Nàng.
Sau cửa nhà Nàng
Vùng quang đãng không cần ánh sáng
Tôi thấy Nàng bằng tâm linh
Nên tôi không cần mở mắt
Sau cửa nhà Nàng
Tôi và Nàng sẽ kết hợp với hư vô
Nên thân thể tôi bỏ quên cho rã nát
Sau cửa nhà Nàng
Nơi đâu cũng là Ban Đầu, nơi đâu cũng là Đoạn Kết
Nên thi sĩ không cần phải viết
Vì ở đó
Thi sĩ sẽ là thơ, và thơ sẽ chính là thi sĩ.
Đỗ Quý Dân
Death is immortality.
© 2006 Dan Do – All Rights Reserved
Tuesday, March 31, 2009
lỗi hẹn
Lúc em về gót bước nhẹ chân mây
Trong hư không quyền quyện chút hương say
Cùng tiếng vọng của bao lời trìu mến
Em cứ đi nhưng rồi em lại đến
Một lần quen để có một lần yêu
Khi gần nhau ta chẳng nói chi nhiều
Tình đơn giản như nhịp đều hơi thở
Anh còn nhớ thuở em còn bỡ ngỡ
Còn khép lòng chẳng dám nói tiếng yêu
Lặng nhìn anh trong khoảnh khắc buổi chiều
Để gió thoảng tỏ thay lời tình tự
Ngày xưa đó, chẳng hay em còn nhớ
Tình yêu kia anh ngỡ giấc chiêm bao
Còn tìm đâu giờ hẹn buổi chiều nào
Hay có chăng chút dư âm thần thoại…
…Anh đã đi, anh đã không trở lại
Lỗi hẹn này là lỗi hẹn trăm năm
Tình ra đi như nhịp bước âm thầm
Của lữ khách trong màn đêm cô quạnh.
Đỗ Quý Dân (viết khoảng 30 năm về trước)
Nguyệt một mình
Mắt sâu em ẩn mộng dài tháng năm
Tóc bay để gió trầm ngâm
Vườn khuya hoa cỏ gọi thầm tên em
Trăng lên soi bóng bên thềm
Tuổi xuân hé mở môi mềm ước mơ
Sương rơi đánh thức hồn thơ
Thoáng nghe rạo rực động hờ lòng trinh
Để hồng nhuộm má em xinh
Để em mơ mộng một mình đêm khuya.
Đỗ Quý Dân
VỀ CHỐN XƯA THẤY MÌNH XA LẠ
Phố xưa tên mới, nàng thơ đi rồi
Nàng đi tìm ánh mặt trời
Chiều hoang cố quận người ngồi buồn tênh
Hôm xưa gương vỡ tan tành
Hôm nay hoảng hốt tìm mình chẳng ra
Mới hay mình đã đi xa
Mình xưa mình mới mình là ai đây?
Đỗ Quý Dân
© 2006 Dan Do – All Rights Reserved
La terre est bleue...
Jamais une erreur les mots ne mentent pas
Ils ne vous donnent plus à chanter
Au tour des baisers de s'entendre
Les fous et les amours
Elle sa bouche d'alliance
Tous les secrets tous les sourires
Et quels vêtements d'indulgence
À la croire toute nue.
Les guêpes fleurissent vert
L'aube se passe autour du cou
Un collier de fenêtres
Des ailes couvrent les feuilles
Tu as toutes les joies solaires
Tout le soleil sur la terre
Sur les chemins de ta beauté.
Paul Éluard
Trái đất màu xanh dương…
Trái đất màu xanh như trái cam
Chẳng hề sai ngôn từ đâu nói dối
Đâu còn cho ta hát
Khi đến kỳ những nụ hôn đồng lõa
Những kẻ điên và những tình nhân
Miệng môi nàng kết hợp
Mọi thầm kín mọi nụ cười
Và áo xiêm nào dễ dãi
Để tưởng nàng khỏa thân
Tò vò nở ra xanh lục
Bình minh quấn quanh cổ
Chuỗi vòng những cửa sổ
Cánh chim phủ lá cây
Em có niềm vui mặt trời
Tất cả ánh mặt trời trên trái đất
Trên con đường sắc đẹp của em.
Đỗ Quý Dân dịch (theo kiểu siêu thực)
Monday, March 30, 2009
ANH TÔI
mọi người nói anh bị bệnh tâm thần
và khi nhắc tới thường xuýt xoa thương hại
tôi chỉ thấy anh tôi hạnh phúc
suốt ngày ngồi nói chuyện với chính mình
chẳng bao giờ cần tranh cãi, làm mất lòng ai
nói chuyện chán lại đi tản bộ
chẳng bao giờ định trước cuộc hành trình
cứ thẳng đường trước mặt mà đi
đường bị chắn thì rẽ sang lối khác
chẳng cần suy nghĩ
đi mỏi chân lại quay về
nếu mệt thì ngồi xuống nghỉ
ngồi chẳng cần ghế
thấy chuyện gì hay hay thì cười
đời không dở nên anh chẳng bao giờ khóc
hôm mẹ tôi mất anh chỉ đứng nhìn
rồi hôn lên trán mẹ
rồi lẳng lặng bỏ ra ngoài ngồi nói chuyện một mình
anh ăn uống bình thường
món ngon anh khen
món dở anh bảo dở
anh nhận xét cũng bình thường
người đẹp anh khen
người xấu anh bảo xấu
người già anh bảo già
(người xấu và người già hay tránh anh vì thế)
người ta không giận vì nghĩ anh ngớ ngẩn
thế nhưng lúc họ động viên anh họ không nghĩ anh ngớ ngẩn
họ bắt anh đi lính
và bắt anh chăn bò
mất vài năm cuộc đời không đáng kể
lúc chưa nhập ngũ anh cũng đã làm thơ
mấy chục bài nhưng anh chẳng để ý
anh coi đó là thú vui
như hút thuốc lá
bác sĩ giờ cấm anh hút thuốc
không còn ai mua thuốc hút cho anh
anh không giận chỉ buồn cười bác sĩ
chữa thần kinh mà chỉ quan tâm đến buồng phổi vô giá trị
anh đâu cần buồng phổi
buồng phổi tốt chẳng làm tăng giá trị cuộc sống
nhưng anh nghe lời bác sĩ
vì anh thương những người chung quanh
khổ vì anh mà anh không cản được
những vấn đề phức tạp
làm sao anh giải thích
khi anh chưa thuyết phục được chính mình?
anh uống thuốc
hình như thuốc an thần
hay thuốc ngừa bệnh động kinh
để còn đủ sức sáng dậy uống cà phê, đi tản bộ, nói chuyện với chính mình mà không cần hút thuốc
có nghĩa là anh phải uống thuốc để hy sinh
hy sinh một thú vui ở đời
như trước kia anh đã hy sinh thú vui làm thơ để đi lính
giờ anh hy sinh thú hút thuốc để bảo vệ buồng phổi vô giá trị
lúc anh phân trần người ta bảo anh tỉnh táo
và như thế là cai thuốc hữu hiệu
giống như ngày xưa họ bắt anh cai thơ để đi lính
ngày xưa anh cảm thấy mất mát
nên đã van xin đủ thứ:
“Cho tôi xin một bàn tay
Dù là bàn tay đã gãy
Cho tôi xin một bàn chân
Dù là bàn chân tàn phế
Cho tôi xin một tình yêu
Dù là tình yêu thứ mấy
Cho tôi xin một miếng cháy
Dù là miếng cháy cứng như đinh…” *
giờ thì anh chấp nhận
vì anh biết
lời nói của anh
thoáng như tiếng gió
gió mát nhưng không mấy ai để ý
nên chẳng mấy ai lắng nghe tiếng của anh
thế cũng hay!
anh không còn cảm thấy cơn đau nhân loại
mà anh đã từng thấm thía:
“Rắn cắn người đau
Chó cắn người đau
Dân tộc đau
Âu sầu
Đời là cái hố sâu
Tình đời vẫn u sầu
U sầu
Đêm hôm qua anh nằm anh mơ thấy hỏa châu…” *
anh không còn đau
anh đã từng thấy loài người bị đau
đau một cách buồn cười ghê gớm:
“Đít tôi đau
Đít ông đau
Đít chúng ta đau
Đều đau.
Đít tôi sưng
Đít ông sưng
Đít chúng ta sưng
Đều sưng.
Ôi tôi đau đít
Ông sưng đít
Đít đau
Đít sưng
Cùng đau.”
anh đã từng cười trong cơn đau như thế
và bây giờ anh không còn đau nữa
loài người tưởng anh đau
còn anh lại tưởng loài người đang đau.
Bài viết cho anh tôi, nếu không nhập ngũ đã thành nhà thơ vĩ đại.
Đỗ Quý Dân
* Thơ Đỗ Tiến Nam
CÂY CỔ THỤ
thẳng thắn và cứng cáp
chớ có làm dây leo
tôi nghe lời làm cổ thụ
hiên ngang, cứng cáp
vươn thẳng lên trời xanh
tàng cây tỏa bóng mát
cổ thụ đứng tại chỗ
tôi thấy đám dây leo
vẫn bò đi khắp nơi
đến những bụi hoa
và lên đỉnh cổ thụ.
còn tôi đã mọc rễ
bất động.
Đỗ Quý Dân
LƠ LỬNG
những quá khứ nhục nhằn
chắn ngang con đường trước mặt
để tôi phải rẽ về lối khác
Tôi sợ tôi sẽ quên
những quá khứ nhục nhằn
là bản chất của người tôi
tôi đã lột xác nhiều lần
nên thân tôi giờ đây mơ hồ lắm
Tôi không thể nhớ
tôi không thể quên
tôi lơ lửng trong khoảng đục
không phải thiên đường, cũng chẳng phải địa ngục
chẳng phải niết bàn, cũng chẳng phải cõi a tỳ
càng không phải cõi thanh tĩnh vô vi
tôi nằm ngoài không gian của những khái niệm trừu tượng
về xác thân và trí óc của con người
Bài thơ tôi viết
đang rữa nát như xác chết lâu ngày
ô hay, sao tôi vẫn còn nghe hơi thở?
phải chăng người đang chết trong cuộc sống
và cuộc sống đang rữa nát
như những quá khứ nhục nhằn
mà tôi không thể quên, không thể nhớ.
Bản án tủi nhục là bản án chung thân.
ĐỖ QUÝ DÂN
ĐƯỜNG KHUYNH DIỆP - full version
Mặn.
Hàm Tân biển không người. Đêm rằm tháng Giêng trăng sáng đến màu nhiệm. Nơi đây, đất của vùng tù đày ngày xưa, cũng là điểm cuối trong cuộc hành trình tìm thuốc của tôi. Đêm lộng lẫy hi hữu khi đất trời có trăng cao hoan hỷ, biển óng ánh ngút ngàn, và hạnh phúc nhỏ của tôi. Rung động trước sự hài hòa của nước trời, tôi quỳ trong biển, dang tay đón nhận sóng, và van xin trăng cho thêm những ngày sống để có ích cho người. Còn bao nhiêu việc cần phải làm, còn bao nhiêu người đang trầm luân.
Khởi bước hành trình, tôi từ Hoa Kỳ về Châu Á với hai mục đích, trước là để dưỡng bệnh và sau là để thăm 40 đứa trẻ mồ côi do hội Friends of Huế Foundation đang nuôi dưỡng tại Huế. Tất cả cần phải làm xong trước khi tôi trở về lao đầu vào công việc luật pháp, sau bao tháng nghỉ ngơi để điều trị bệnh ung thư vú. Các thân chủ tôi đã khuyên nhủ: “Luật sư cần phải về Việt Nam chữa trị,…hốt thuốc tam thất, hốt lá đu đủ, uống cỏ…gặp thầy lang 90 tuổi, v.v.” Những lời thật chân tình. Mặc dầu tôi không mấy tin tưởng về những phương pháp này, thay đổi không khí, giải tỏa tâm trí, tìm thêm sức sống là chuyện tôi nên làm.
Một trong những hương vị mà tôi nhớ và thèm tìm lại được là mùi hương lá khuynh diệp ở Việt Nam. Ngày còn bé sống trong chùa, tôi thường ngâm lá khuynh diệp để làm thuốc hay rượu cho Thầy trụ trì. Vì nghịch ngợm, tôi hay vò lá cho xanh cả tay và hít hà hơi nồng thơm của khuynh diệp. Mỗi lần như vậy, tôi hình dung là đã tận hưởng sức sống với mùi ngai ngái của lá, và cảm thấy người mình như tăng thêm năng lực. Trong những tháng yếu ớt vì hóa trị (chemotherapy), tôi đã ước mong được trầm mình trong hương vò của lá. Bạn có thể thắc mắc là tại sao tôi lại phải quay về Việt Nam để tìm khuynh diệp khi những cây này mọc đầy rẫy tại California, như những hàng cây bạn thấy chạy dọc theo các đường lộ ở Santa Rosa hay tỏa bóng mát trong sân trường đại học Stanford? Tôi đã từng hái lá khuynh diệp ở những nơi này nhưng hương vị không đậm đà bằng lá khuynh diệp trong trí nhớ của tôi, và cảm giác được gia tăng năng lực thì hoàn toàn không có. Vì khác khí hậu chăng? Mùi vị húng quế của California cũng thế, không được thơm như húng quế ở Việt Nam. Trang bị đầy đủ lý do, tôi lên đường.
Trước khi về đất Mẹ, tôi tự nhủ phải nên ghé thăm đất thánh thần Kampuchea. Biết đâu khuynh diệp nơi này còn tốt hơn ở quê nhà Âu Lạc. Phnom Penh tiếp nhận tôi lặng lẽ như thiếu lòng chào đón. Có một cái gì đó quen thuộc nhưng xa lạ. Một thành phố hỗn tạp, đầy rẫy những xe lam đủ màu gọi là “tuk tuk”. Đất khô bụi đỏ nằm phơi dưới ánh nắng cháy da, người dân đen lam lũ. Không một bóng cây khuynh diệp.
Rồi tôi phạm một lỗi lầm lớn. Tôi ghé thăm bảo tàng viện Diệt Chủng Toul Sleng và nơi chôn người tập thể Choeung Ek. Hai nơi địa ngục của trần gian. Toul Sleng trước đây là trường trung học. Những căn lầu ba tầng nối hàng nhau im lặng dưới trưa. Các lớp học cửa gỗ ngây ngô sơn đã phai màu, với những hành lang gạch đầy bóng mát, nằm dưới sự che chở dịu dàng của các rặng dừa lao xao trong gió lộng. Nhìn thoáng qua, Toul Sleng là một khung cảnh nên thơ, nơi khách viếng thăm có cảm tưởng như nghe được tiếng cười của trẻ em vang vang đâu đó. Thế nhưng ở cái khung cảnh thanh bình ấy, những thảm cảnh khủng khiếp về tội ác của loài người đã diễn ra.
Bước vào các lớp học, tương phản với các ô gạch dưới sàn nhà là hàng ngàn, hàng vạn những tấm hình chụp. Đây là hình ảnh những nạn nhân và những cuộc tra tấn hành hình mà họ phải gánh chịu. Những đôi mắt của các em bé đáng yêu, của các chị phụ nữ sợ hãi ngơ ngác, của các thanh niên bất lực và tuyệt vọng, của các cụ già cam chịu, như dõi theo từng bước chân tôi. Các câu hỏi hình như còn đọng lại trong mắt họ. Họ đã nghĩ gì trước khi bị tra tấn và tử hình? Kìa những hình ảnh của các phụ nữ ôm con trước khi họ và con họ bị phân thây. Nước mắt tôi ướt áo. Đưa tay chặn nước mũi, hồn tôi nghe đau nhức cho thân phận những người xấu số chết không toàn thây dưới lưỡi hái của tử thần mang danh là chính quyền Pol Pot. Những người này đã không được “ân huệ” chết bằng đạn bắn. Bị bắn chết là một sự may mắn. Vì tiết kiệm đạn, chính sách của Pol Pot là hành hạ nạn nhân cho đến chết. Bọn sát nhân đã chế ra những cái xiềng và ghế tra tấn khủng khiếp. Như để khoe thành tích của mình, chúng đã chụp hình nạn nhân trước khi, trong khi, và sau khi tra tấn họ. Đi qua các lớp học, tôi không còn hình dung được tiếng cười của trẻ thơ, mà chỉ cảm thấy chung quanh vang lên tiếng kêu khóc thê thảm của các em. Gần 3 triệu người đã mất mạng một cách dã man trên đất này, trong đó có một số không nhỏ là người Việt. Mấy ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được sự ác độc của loài người lại sâu thẳm đến thế.
Khi thăm trại chôn người Choeung Ek, tôi phải đối diện với sự hãi hùng chưa từng gặp. Ngoài các mộ tập thể loang lở trên khu đất rộng, ngoài tòa lầu sọ người cao đến rùng mình, ngoài những đống quần áo phảng phất dấu bùn và máu khô, những đôi dép há mõm, những đống xương ống chân tay, những cái ly đựng răng hàm của nạn nhân, tôi còn thấy những cây có bát nhang và giỏ trái cây treo lơ lửng trên cành. Tôi cố nén xúc động. Tự hỏi tại sao người dân lại thờ những cây này? Mấy giây sau thì tôi vỡ lẽ. Trên thân cây có những vết dao sâu hoắm ngang dọc chi chít. Thì ra trẻ em đã bị đè vào những cây này trước khi thân hình bị chặt ra. Ở các hố chôn người đã được tìm thấy ở chung quanh, có biết bao xác đã không được nguyên vẹn hình hài. Có một hố đa số xác phụ nữ và trẻ em không có đầu và quần áo. Hơn 30 năm đã trôi qua, vậy mà người viếng thăm Choeung Ek vẫn còn có thể nhìn thấy xương vụn và quần áo của nạn nhân nằm rải rác đâu đó bên bờ các ngôi mộ tập thể.
Lúc lính của Pol Pot tràn qua biên giới Tây Nam đánh giết người Việt, tôi còn sống tại SàiGòn. Theo sự hiểu biết ít ỏi của tôi lúc đó thì Trung Quốc không muốn cho Việt Nam được độc lập, Thế nên họ không hài lòng lắm khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Tôi nghe phong phanh là họ muốn dạy cho Việt Nam một bài học. Trung Quốc đã tiếp tay với chính quyền Pol Pot để tấn công Việt Nam ở biên giới Tây Nam và đồng thời dẫn quân tràn vào vùng Lào Cai nơi biên giới Hoa Việt. Sau khi lính Cộng Sản Việt Nam tấn công và chiếm được Phnom Penh, Trung Quốc lại tiếp trợ cho tàn binh Khmer Đỏ của Pol Pot chạy trốn trong rừng để chống Việt Nam. Biết bao thanh niên Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến Miên Việt này. Trong số những người hy sinh, một người bạn học chung lớp của tôi đã đạp phải mìn chết nơi đất người vào năm 1984. Sự mất mát của người Việt tại Kampuchea thật nặng nề, vậy mà ít ai nhắc tới. Người Việt sống tại Kampuchea rất đông, và đã bị chính quyền Pol Pot giết gần hết vào lúc đó. Người Chàm (Chiêm Thành) chạy loạn từ Việt Nam sang Kampuchea từ thế kỷ 13 cũng khá đông. Khoảng 2/3 dân số Chàm tại Kampuchea cũng bị Pol Pot tiêu diệt.
Điều đáng buồn là không phải chỉ riêng chính quyền Pol Pot, mà người dân Kampuchea nói chung cũng rất căm hận người Việt Nam. Tôi biết chuyện này một cách mơ hồ cho đến khi có mặt tại xứ người. Lịch sử như sống dậy trước mắt. Qua những cuộc nói chuyện với dân bản xứ, tôi được biết là từ bao nhiêu năm qua người Miên đã luôn cảm thấy bị người Việt đô hộ, bằng áp lực quân sự cũng như bằng sức mạnh kinh tế. Là người Việt, phản ứng tự nhiên là tôi muốn phủ nhận chuyện này. “Người Việt không tốt với chúng tôi.” Người lái xe tuk tuk nói trong một buổi ăn trưa. Khi bị hỏi cặn kẽ, anh chỉ lắc đầu, và lại lắc đầu. Mặc dầu có mấy đài tưởng niệm sự hy sinh của các chiến sĩ Việt tại Phnom Penh và Siem Reap, người Miên không chút ái mộ người Việt. Tôi đến chợ trò chuyện với các chị thúng rổ người Việt. Hỏi xem gia đình họ ở đây có bị ngược đãi không? Hoàn toàn không. Họ khẳng định với tôi và vồn vã cho rằng buôn bán ở Phnom Penh rất thuận lợi. Người bản xứ cũng hòa nhã. Hai bên không hiểu nhau chăng?
“Người Việt đẹp lắm!” Cô gái Miên có đôi mắt to đen cười nói với tôi. Tôi được biết là người Việt rất được chuộng trên thị trường sex của đất Kampuchea. Các trẻ em và phụ nữ Việt ở đây “bán” rất được giá, khách mua dâm chịu trả tiền cao cho những người có làn da trắng hơn da người Miên bản xứ.
Nếu hôm qua người Miên và người Việt là nạn nhân của phong trào diệt chủng của Pol Pot, thì hôm nay họ là nạn nhân của một tội ác mới. Đó là tội buôn người. Những cuộc mua bán người Việt Miên để làm nô lệ tình dục đang được tiếp diễn hàng ngày tại Kampuchea. Khi phái đoàn chúng tôi đến Siem Reap, một em bé gái độ chừng 9 tuổi đã tìm đến một người đàn ông Mỹ trong nhóm du lịch của chúng tôi và hỏi “You need yum yum?” Ông trợn mắt nhìn em bé: “What did you say to me?” Em bỏ chạy.
Dựa trên báo cáo TIP (Trafficking In Persons Report) đưa ra vào năm 2005, 2006 và 2007, rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt đã trở thành nạn nhân của các cuộc mua bán người ở Kampuchea. Tôi thử đến một vài phòng trà tại Phnom Penh để tìm hiểu tình hình. Vào thế giới đêm đầy muỗi đói tôi phải đối diện với ánh mắt dò xét của các ông khách dị hợm người da trắng đổ dồn vào mình. Đa số các “nhân viên” phòng trà đều là người Việt. Họ đã từng nghe lời dụ dỗ vượt biên giới để có được những công việc ngon lành. Những lời dụ dỗ ấy đã chấm dứt ở đây. Những ước mơ đơn giản vỡ vụn khi va chạm với thực tế phũ phàng. Trên đất người, trong ánh đèn lờ mờ sau khói thuốc, tôi nghe một cảm giác thật lạ khi quanh tôi vang lên những giọng nói miền Nam đặc dẻo hòa lẫn tiếng hát của Celine Dion. Thấp thoáng những khuôn mặt xinh tươi chỉ độ khoảng tuổi con tôi.
Tôi ghé qua nhiều phòng trà như thế nhưng không thấy một người khách Á Đông nào. Hỏi ra thì được biết có những nơi kín đáo khác dành riêng cho họ. Người lái taxi rất ngần ngại không tiết lộ cho tôi, nhưng theo tôi được biết thì thế giới đen này còn bỉ ổi hơn. Nơi đó người ta sẽ thấy rất nhiều các em bé.
Trẻ em thì không tự mình đi đến chốn này. Bị ép, bị dụ hoặc bị bán. Gia đình các em bán rẻ hoặc thả liều cho các em đi qua đất Angkor bán cà phê hay buôn gạo. Kết quả là các em trở thành nô lệ tình dục mà không có cách nào tìm ra lối thoát. UNICEF ước lượng 1/3 phụ nữ “bán hương” ở Kampuchea tuổi dưới 18 mà trong số đó phần đông là gái Việt. Nhu cầu “hàng” nhỏ tuổi, chưa dậy thì, ngày càng gia tăng, vì khách hàng muốn mua gái còn trinh, gái không mang bệnh tật. Theo điều tra của một số người chuyên môn, các thương gia Á Đông, nhất là các thương gia Trung Hoa, tin rằng ăn ngủ với con gái còn trinh sẽ đem may mắn cho việc làm ăn của họ đồng thời giúp cho họ tăng thêm sức khỏe. Do đó gíá của các em rất cao, cao đủ để trinh tiết của các em bị gia đình “hy sinh”. Nhưng gia đình các em không biết rằng họ đã giết chết các em tự thuở đó. Chết cả tinh thần lẫn thể xác. Một em thuật lại với nhân viên xã hội là khi em bị bán đi, ngực em vẫn chưa thành hình. Sau bao nhiêu năm bị hành hạ, em đã không còn muốn sống và đã thường dùng dao để tự cắt mình.
Chuyện buôn người hiện nay đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam đến Dubai, từ Đông Âu đến Ai Cập, song theo thống kê thì đây là bi kịch dài của vùng Đông Nam Á. Bi kịch này tôi xin hẹn bạn đọc ở một bài tường trình khác.
Mùi khuynh diệp đã không đến với tôi tại Phnom Penh.
Khi tàu tốc hành của chúng tôi đến cảng Siem Reap, tôi đã không thể kiềm chế nổi nỗi xúc động khi chứng kiến cái nghèo thê thảm của người dân vùng này. Dưới cái nóng ngộp thở của bến cảng là cảnh tượng hỗn loạn của những người tranh nhau kiếm ăn. Người dân bu quanh khách du lịch để bán hàng hoặc mời gọi đi xe tuk tuk. Bụi bay mịt mờ trên những con đường đầy ổ gà to lớn. Tất cả nằm trong một bầu không khí nồng nặc mùi tanh của cá. Hai bên vệ đường đất đỏ là những ngôi lều được dựng lên bằng những mảng ny lông. Dưới những mảng ny lông đó, vợ chồng con cái chen nhau sống. Các em bé trần truồng như nhộng chạy lông nhông trên đường. Tôi đã đi qua rất nhiều nước và đã đến những vùng nghèo khó của Mễ Tây Cơ và Việt Nam, nhưng chưa nơi nào thảm thương như nơi này.
Vào để hiểu thêm Siem Reap, người ta sẽ thấy cái nghèo và tệ nạn xã hội đi đôi với nhau. Trẻ em đi ăn xin đầy đường đến khó chịu. Những em bé sơ sinh được bồng như một dụng cụ để ăn xin. Tôi để ý thấy những em này lúc nào cũng ngủ say mê man. Tôi đoán là họ, những thành phần của cơ cấu “cái bang”, đã cho các em bé này uống thuốc để ngủ, để chuyện đi ăn xin được dễ dàng hơn.
Trước các cảnh tượng này, tôi phải làm gì?
Ở Kampuchea có rất nhiều cơ quan hoạt động phi chính phủ (NGO), nhưng qua nhận xét của các chủ khách sạn thì các cơ quan hoạt động hữu hiệu rất ít. Tôi không sao tìm ra một cơ quan nào do người Việt quản lý, tuy người Việt định cư ở nơi này rất tấp nập. Đa số các quán hàng lớn, sạp bán ngoài chợ đều do người Việt làm chủ. Họ sống sung túc và thành công, trái với cái tôi nhìn thấy ở người bản xứ.
Nợ máu, nợ đất, tôi không biết ai nợ ai giữa hai phía Việt và Miên, điều đó đối với tôi không quan trọng. Tôi cảm thấy mình phải làm cái gì đó trước khi rời khỏi miền đất khổ sở này. Tôi may mắn được sự hỗ trợ của hội Friends of Huế Foundation, và đã qua đó để nối kết với một ngôi chùa Phật Giáo cùng các sư tăng đi đến vùng người dân chài sống để giúp họ gạo và nước mắm. Những người lam lũ và khốn khổ này đã quỳ xuống lạy phái đoàn một cách hết sức chân tình khi tiếp nhận sự cứu trợ. Tôi đã ứa nước mắt đứng tránh ra không dám nhận lễ của họ.
Tôi muốn mua sắm rất nhiều thứ để phân phát cho các trẻ em mồ côi. Một đất nước chỉ có 6 triệu dân, vậy mà số trẻ em không cha mẹ lên tới 670,000 (theo thông tin của UNICEF). Khi đi chợ tôi mới khám phá ra là ở Kampuchea, mọi việc mua bán đều tính bằng đô la Mỹ, và vật giá đắt đỏ hơn ở VN rất nhiều. Đôi khi còn đắt hơn cả ở Mỹ. Phẩm chất thì kém mà giá tiền lại cao, chẳng hạn như về mặt ăn uống. Ngoài việc giúp tiền cho các trại mồ côi, tôi còn muốn mua các trái banh nhựa cho các em để các em có thêm phương cách sinh hoạt chung. Không ngờ là những trái banh nhựa lại quá đắt, một trái banh nhỏ xấu xí giá 4USD còn trái lớn giá 10USD, trong khi gạo thì 10USD/kg. Sau khi tìm hiểu vấn đề, tôi được biết là Kampuchea không sản xuất mà chỉ nhập cảng hàng hóa nhựa từ Việt Nam. Những quả cầu lông cũng do Việt Nam sản xuất. Mua sỉ giá 1USD một cái trong khi ở VN thì chỉ có 2000VND. Tôi chợt nhớ là ở Việt Nam, mọi mặt hàng đa số do Trung Quốc sản xuất! Người ta ngồi chồng lên nhau một cách thật thứ tự: Trung Quốc ngồi lên Việt Nam, và Việt Nam thì lấn người Miên.
Tôi rời khỏi Kampuchea mà lòng thật không ổn. Người dân của hai nước láng giềng này có rất nhiều nét tương tự với nhau. Từ chén chè đậu trắng nước dừa cho đến mùi hơi của đất trong mưa rào. Nhưng họ lại không muốn hiểu nhau và không cảm thông nhau. Tôi hoàn toàn không tìm được hương vị khuynh diệp nơi xứ sở của kỳ quan Angkor Wat, nhưng cảm thấy người tôi thêm được một sức sống mới vô hình. Tôi sẽ phải làm một việc gì đó.
II
Từ cơn nóng hơn 30 độ C của Siem Reap, tôi bay vào vùng đất rét 7 độ C của Hà Nội. 26 Tết thủ đô những hàng hoa muôn màu sắc. Đỏ hồng vàng rực trời trong những cơn gió buốt xương. Hoa đào và cây cam quát (quất) ngập đường, đèn cờ rợp lối, điểm thêm sức sống cho bầu trời xám tái của miền Bắc. Xe cộ quá nhiều kẹt cứng trên đường trong những cơn mưa lạnh căm, đám đông chen chúc tranh nhau mua hàng ngoài phố, nhưng sự hỗn độn của cái xã hội thiếu trật tự kia không làm mất đi không khí của ngày đón Xuân. Hàng hóa từ Trung Quốc tràn về ngự trị đất Hà Nội, kể cả những vật trang trí cho ngày Tết Mậu Tí. Khách viếng thăm không thể phủ nhận được cái nhộn nhịp tưng bừng của một thành phố háo hức đón xuân, mặc dù thời tiết còn đang khắc nghiệt.
Tôi nhập bọn với các anh bạn họa sĩ của tôi để lên rừng hái hoa. Họ là thế. Lúc nào cũng phải khác người, không thích chạy theo đám đông. Tuy hoa đào đầy rẫy khắp chợ hoa, các anh lại muốn đi tìm hoa mận. Thời buổi này mọi người chạy xe Honda với những model mới nhất như SH300 gì gì đó, thì các anh họa sĩ của tôi lại chạy những chiếc Vespa cũ kỹ của thời 70. Mấy năm qua tôi vẫn thường về thăm và trao đổi nghệ thuật với họ. Tôi đã gia nhập những chuyến đi xa với những mục đích thật vu vơ chẳng hạn như lên miền cao Hà Giang tìm rượu ngô của Cô Thu Bột. Hoặc những cuộc hành trình sưu tầm gốm cổ nhà Mạc, hay đi kiếm xác chiếc xe Landrover mãi tận đảo Ngọc Vừng hoang dã cuối Vịnh Hạ Long. Thú vị nhất là chuyến đi về làng gốm cổ truyền Phù Lãng, nơi mà cả ngàn năm nay vẫn duy trì cách nấu gốm bằng củi, mặc dầu xung quanh làng không một bóng cây ngọn gió. Tôi nhớ mãi lời nói của một anh họa sĩ khi chúng tôi đứng ngắm nghía một số mẫu gốm tân thời trang trí theo tính cách lập thể (cubism): “đây là cái tát vào nghệ thuật!” Họ có những nhận xét rất khắt khe và cực đoan trong lãnh vực nghệ thuật, chẳng hạn như đến nay họ vẫn không chịu nghe dĩa nhạc CD mà chỉ nghe dĩa nhựa (vinyl records) hoặc băng nhựa (audio tapes). Một anh cho rằng những dĩa này có những lỗi do thời gian và bụi bặm tạo ra, nhưng do đó đã mang theo lịch sử và thời gian của nhạc. Có lẽ vì những sự cực đoan đó, tôi hết sức yêu mến họ.
Chúng tôi đánh xe lên Hòa Bình, đất đỏ, núi xanh rì cao sững như trong tranh cổ Trung Quốc. Xe chúng tôi đi sâu vào các miền đất của người Dao, cứ thế mà đi mãi đi mãi, hết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu lần dừng lại ngẩn ngơ ngắm sương mù rơi xuống các nhà tranh bên đường. Hoa mận vẫn biệt tăm. Thì ra năm nay hoa mận nở sớm và đã rụng hết khi cái rét tràn về. Chúng tôi tay trắng quay về Hà Nội, đến Lê Thạch Quán gần bờ Hồ Gươm, nơi tụ tập thường xuyên của giới văn nghệ, thì trời đã tối. Riêng tôi cảm thấy một cái gì đó thật hả hê và thỏa mãn, mặc dù không hái được một nhánh hoa mận nào, và mặc dù cây khuynh diệp vẫn vắng bóng. Có lẽ là do những mẩu chuyện vụn trên đường, nhất là những chuyện của trước ngày “đổi mới”.
Anh “Tâm Mải Chơi” chắc hẳn phải hắt hơi vì chúng tôi nói rất nhiều về anh hôm ấy. Anh là một họa sĩ mê chơi hơn mê tranh. Có lần anh dặn vợ ở nhà để anh đi ăn sáng với bạn, rút cuộc là 3 ngày sau anh mới quay về nhà. Còn khi vào Sài Gòn triển lãm, anh thuê 2 chiếc xích lô, một chiếc chở anh và chiếc kia chở tranh. Đi giữa đường gặp người quen vẫy vào quán uống cà phê, anh liền nhảy xuống xe và quên mất xe tranh. Ngày khai mạc cuộc triển lãm của anh, anh đến tay không và cười trừ với mọi người. Tệ hơn nữa là có lần anh Tâm bắt gặp một anh bạn của mình hớn hở dẫn cô tình nhân mới quen vào một căn nhà nhỏ trên lầu cao để tỏ tình. Chủ nhà này lúc ấy vắng nhà đi Tam Đảo. Anh Tâm Mải Chơi bèn lén lút khóa cửa nhốt họ lại. Chỉ định đùa nghịch đôi tình nhân kia một lúc cho vui nhưng rồi anh bỏ đi nhậu với bạn bè và quên béng mất mọi chuyện. Ba ngày sau anh mới nhớ ra và chạy đến mở cửa cho cặp tình nhân nọ thì hai người này đã bơ phờ rũ rượi. Chuyện kể lại là từ đó hai người tình nhân kia không bao giờ nhìn mặt nhau nữa.
Rồi lại đến chuyện lạc núi. Mấy anh họa sĩ thì thường đi lên miền cao để tìm “cảm hứng sáng tác”. Đêm về sương mù dày đặc các anh không sao tìm ra được đường xuống núi. Cuối cùng các anh ghé vào một căn nhà bên đường để xin trọ qua đêm. Đó là căn nhà tranh của 2 bố con người thiểu số. Ông bố bằng lòng cho 3 anh họa sĩ ở trọ và quay dặn dò cô con gái bằng tiếng bản xứ, cô gái này người độ khoảng trong ngoài 18 tuổi có làn da trắng mịn. Cô nghe bố dặn rồi lui vào nhà trong. Các anh họa sĩ ngồi bên ngoài uống trà trên nền đất. Họ đợi mãi vẫn không thấy cô gái trở lại và cũng không được chỉ dẫn chỗ ngủ ở nơi nào. Cơn lạnh miền núi tràn ngập gian nhà nhỏ, cằm của các anh bắt đầu run lên thì cô gái kia lại đột ngột xuất hiện. Ông bố lúc đó mới quay lại nói với các anh bạn tôi rằng: “con tôi đã nằm sưởi ấm chăn giường cho các anh rồi đó, xin mời các anh vào nghỉ.” Đêm đó các anh bạn tôi ngủ rất ngon!
Và còn bao nhiêu câu chuyện thú vị khác nữa đã làm tôi lưu luyến họ. Chuyện họ kể không có gì thâm thúy lắm nhưng khi người kể có duyên thì chuyện gì cũng hấp dẫn.
Tôi luôn luôn tìm ra những nguồn sinh lực mới khi gặp lại những người bạn này, nhưng dù mến họ cách mấy tôi cũng không muốn nương lại Hà Nội ăn tết năm nay vì cái rét quá tàn khốc. Ở khách sạn, nước không đủ nóng để tắm và máy sưởi không đủ ấm nên tôi không sao chạy trốn được cái lạnh. Vì không khí mang nhiều hơi nước nên cơn lạnh dường như lúc nào cũng bám vào da và ngấm vào tận xương tủy. Các người dân miền núi phải bỏ nhà dắt trâu bò xuống núi để tránh tuyết, dẫu rằng họ phải ngủ ngoài đường chợ. Nếu trâu bò chết là họ mất hết gia sản. Có những người phải đem hết chăn mền của họ đắp cho súc vật để rồi bị lâm bệnh vì cơn lạnh. Có người chở con đi trên xe gắn máy ngồi đằng trước, khi xuống xe mới biết con đã chết cứng tự lúc nào.
Tôi đầu hàng cái lạnh nên phải chạy vào Dốc Lết gần Nha Trang tìm hơi nóng. May cho tôi vùng cát trắng biển xanh này quá thơ mộng nên tôi có chỗ dừng chân để thảo vội bài tường thuật này gửi về bạn đọc. Dốc Lết cũng thật hoang dã, nhưng sau vài bữa lang thang, cuối cùng tôi cũng tìm được bóng mát của cây khuynh diệp đợi mong. Tôi vò mãi lá khuynh diệp để tay thêm xanh nhưng không hiểu sao bàn tay tôi vẫn trắng và mùi hương chỉ thoang thoảng. Thế nghĩa là sao? Tay tôi đã khác xưa và mùi khuynh diệp đã thay đổi?
Tôi lần mò đến một ngôi chợ hải sản ven biển. Vừa ngồi xuống chiếc ghế bố thuê 5000 đồng, vài người bán hàng đã lại vây quanh tôi mời mua mực và tôm tích ăn tại chỗ. Tôi hiếu kỳ nên bằng lòng mua nửa kí tôm tích và nửa kí mực. Con tôm này chắc có họ hàng với con rết nên có rất nhiều chân. Chị bán hàng là một phụ nữ nhìn già dặn hơn tôi nhưng khi hỏi ra thì chị còn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Tuy da chị bị nám nắng biển muối, chị không dấu được cái vẻ đẹp duyên dáng rất Việt Nam. Nghe lời chị, tôi ngồi ăn rất “dã chiến”, ăn trong gió cát không có khăn lau tay hay bát muối chanh mà tất cả chỉ nằm vẹn trong hai bao ny lông. Không sao. Tôi xin nửa chai rượu đế để phòng hờ không bị đau bụng và sẵn sàng chiến đấu với mực và tôm. Chị bán hàng nhất định không để tôi bóc tôm lấy. Tôi hỏi tại sao thì chị bảo rằng nếu bóc không quen thì thịt tôm sẽ nát vì tôm này mang nhiều trứng. Thế là chị ngồi dưới cát bóc từng con tôm cho tôi ăn. Và nhất định không ăn chung với tôi rồi cũng không chịu ngồi trên ghế sợ tôi tốn tiền. Trong gió cát mờ mắt, tôi thấy tôm thật đậm đà.
Tôi bắt chuyện vu vơ và hỏi về chồng con của chị. Nghe giọng chị hạnh phúc tôi phán một câu chung chung: “cuộc sống của các chị đây coi ra thì vất vả về thể xác một chút nhưng tinh thần thật thoải mái, không căng thẳng như chúng tôi bên đó.” Chị đỡ lời tôi ngay: “Căng thẳng lắm chị! Không đơn giản như chị tưởng. Chị có khi nào lo sợ chồng chị đi làm mà không bao giờ về nữa không?” Tôi lắc đầu.
“Chồng em đi đánh cá, mỗi đêm là em mỗi phập phồng. Khi bão lớn mà chồng em chưa về thì em cảm thấy mình già đi mấy tuổi. Đã mấy lần thuyền bị lật mà chồng em may sao vẫn chưa mất mạng.” Tôi nhìn ra những chiếc thuyền thúng tròn nhỏ đang lao chao trên biển trong nắng chói chang, rồi quay qua đỡ con tôm từ tay chị và ăn một cách rất thận trọng. Đây là do công sức của nhiều người tôi mới có được bữa ăn đó. Tuy mùi khuynh diệp nơi đây không nồng đủ, tôi rời Dốc Lết cảm thấy lòng mãn nguyện.
Đã đến ngày tôi phải bay ngược ra Huế để thăm các con tôi, 40 đứa trẻ của Hội Friends of Huế Foundation (www.friendsofhue.org). Huế thân thương vẫn đang còn say sưa trong hương vị Tết, nhưng không may cơn lạnh miền Bắc đã xâm lấn đất Thần kinh. Tôi đến thăm Trung tâm trong khí trời lạnh giá. Tuy nhiên, đêm hôm đó chúng tôi cảm thấy thật ấm vì hơn 50 người vừa trẻ con vừa người lớn (tôi và các bảo mẫu) ngồi xung quanh căn phòng học nhỏ hàn huyên tâm sự. Ánh mắt các em sáng rỡ trong niềm vui, nụ cười nở ròn tan trong sự hân hoan. Có ai biết được quá khứ của mỗi em khó khăn sóng gió như thế nào? Nơi đây, các em đã có đại gia đình sống trong tình thương và sự bảo bọc của nhiều người, được như thế này một phần lớn là nhờ công đức của các nhà hảo tâm bên Mỹ.
Đêm tàn tôi đi quan sát nơi các em ngủ mới giật mình khi thấy các em co rúm trong một chiếc chăn mỏng. Tôi giận run lên và chất vấn các bảo mẫu là tại sao lại để đến tình trạng như thế. Một chị bảo mẫu rươm rướm nước mắt trả lời: “thưa cô, em cũng định thưa với cô để mua thêm chăn cho các em nhưng bận ri chăn mắc quá cô nờ. Và các thức ăn gạo nước còn mắc hơn. Hội đã mấy lần tăng chi phí cho mỗi em nhưng chúng em đòi hoài thì sợ Hội hiểu lầm. Món chi rứa cũng lên quá cao, cô nì.” Tôi cũng thấy chuyện này trong lúc ở ngoài Hà Nội nhưng không nghĩ nó ảnh hưởng Huế nhiều như vậy. Theo báo chí thì vật giá leo thang đến 14% nhưng lương bổng cho công nhân vẫn vậy. (Ngày tôi gửi bài này đến tòa soạn thì vật giá đã lên đến 17%.)
Tôi vẫn không chấp nhận để các em nằm trong cơn lạnh này, nhất là các phòng đều không có máy sưởi. Tôi yêu cầu các chị là bằng mọi giá ngày mai các em phải có thêm chăn. Tôi hỏi: “nhưng đắt là đắt bao nhiêu, thưa chị?”
“Phải chăn Trung Quốc thì mới ấm, mà một cái thì khoảng 170 ngàn chị Jenny à.”
“Tại sao chúng ta từ trước đến giờ không chuẩn bị chăn ấm này cho các cháu để giờ phải ra cảnh này?”
“Thưa chị, vì xưa nay có bao giờ lạnh như chừ đâu. Lần cuối là khoảng 40 năm trước.”
Đêm hôm ấy tôi mới nếm mùi. Khi về khách sạn, tôi bật máy sưởi lên 30 độ C và ngồi trùm chăn để chờ người được ấm lại. Ngồi mãi, càng ngồi càng lạnh. Tôi gọi tiếp tân cho người lên xem tại sao máy sưởi không ấm.
"Thưa chị, máy của khách sạn chúng em chỉ có một chiều thôi chị ạ.” Tôi mới hiểu ra là máy này chỉ là máy lạnh mà không có máy sưởi. Đã lạnh tôi còn bật thêm máy lạnh! Đêm ấy tôi mặc quần jeans, 2 đôi vớ và 5 cái áo để đi ngủ.
Ngày hôm sau, người bảo mẫu hớt hải vào phòng làm việc của tôi và báo cho tôi biết là giá chăn đã tăng lên 230,000 đồng một cái. Tôi đồng ý cho chị mua với giá này. Đến chiều chị lại lấp ló trước cửa phòng họp của chúng tôi. Tôi mời chị vào và chị rụt rè nói là không tìm đủ số lượng chăn ấm.
Chị cho biết thông tin ở ngoài chợ là chăn bắt đầu không còn để bán. Các cửa tiệm đã thông báo cho Hà Nội để chở thêm chăn vào. Ngay hôm đó, xe chuyển hàng đang đi giữa đường vào Huế thì bị điều trở lại Hà Nội vì nhu cầu ngoài Bắc cao hơn. Khách mua hàng từ Trung Quốc phải qua Việt Nam để mua lại chăn chính họ nhập qua, bây giờ mua lại giá một gấp hai. Cuối cùng chúng tôi chỉ mua được 20 cái chăn và các em phải ngủ chung giường để đủ ấm. Sáng hôm sau các em gặp tôi cám ơn rối rít. “Chăn ấm quá cô nì.”
Đương đầu với cái lạnh và bao nhiêu chuyện phức tạp của công việc Hội FHF, tôi cũng không nhớ đến chuyện đi tìm cây khuynh diệp.
Lo xong mọi chuyện cho Trung tâm, tôi lại cùng một số tình nguyện viên đi thăm các vùng lân cận nơi bị bão lụt của năm 2007 tàn phá. Biết bao nhiêu nơi cần sự giúp đỡ của hội FHF, hội không thể nào giúp cho xuể. Một nơi đã gây lại ấn tượng cho tôi là xã Quan Hòa. Nơi này là một trong các vùng thấp nhất của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đường vào xã chỉ như con đê hẹp rộng độ 2 mét ngang. Xung quanh là ruộng lúa nước xanh thắm. Nhưng khi lụt đến thì các xã ở khu vực này chìm trong biển nước mênh mông. Bao nhiêu xã hợp lại cũng không có được một ngôi nhà hai tầng để chạy khi nước lên. Trong thời gian bị lụt của năm 2007 vừa qua thì các xã này bị cách biệt hẳn với các xã lớn bên ngoài. Cả tuần lễ sau mới có thuyền vào để cứu người già và trẻ em. Người dân nơi đây van xin chúng tôi xây thêm tầng 2 cho ngôi trường làng để họ có nơi chạy lụt trong mùa nước dâng. Chúng tôi đến khảo sát ngôi trường mới cảm thấy thật xúc động. Ngôi trường chỉ là một căn nhà cũ lụp xụp 3 gian nền đất, nơi tập trung 76 trẻ em đi học hàng ngày. Hai người chủ nhà bên cạnh ngôi trường thấy chúng tôi đến liền chạy ra. Họ nói rằng nếu chúng tôi cần thêm đất để xây cầu thang cho trường thì họ xin dâng vì sự cần thiết quá cao. Họ mong cho con cháu trong làng có thêm chỗ học, đồng thời có tầng lầu cao để dùng làm nơi chạy lụt. Dân làng đã thu góp lại được 100 triệu đồng và mong hội chúng tôi giúp cho phần còn lại của cuộc xây cất. Tôi rất muốn nhận lời nhưng không dám vì vẫn cần phải thông qua Ban Chấp Hành FHF.
Khi xe chúng tôi chuẩn bị ra về thì có người chạy theo và hỏi xem chúng tôi có thể giúp gì được cho một gia đình có 2 người vừa bị chết. Tôi hỏi cặn kẽ hơn thì được biết rằng nạn nhân là một đôi vợ chồng trẻ làm nghề đánh cá tôm ở xã này. Để gia tăng thu nhập họ sử dụng bình điện xe hơi cho dây chạy vào trong nước để điện giật chết những con vật sống dưới nước quanh đó. Kết quả là bao nhiêu cá to tôm nhỏ rùa già lươn non trứng mỏng rắn rít gì ở vùng nước lân cận đều bị giết chết. Họ chỉ cần nhẹ nhàng lấy lưới vớt lên và đem bán. Lần này, không may vì bất cẩn, người chồng đã để hở tay và bị điện giật. Vợ thấy vậy chạy lại cứu chồng và cũng bị mất mạng theo. Sanh nghề tử nghiệp. Một anh tình nguyện viên nhún vai nói: “Chị thấy người mình có hai tếch không? Mình chẳng thèm câu từng con một, mình phải giết cả sông mới được.” Đây là phương cách “đánh cá” đang rất thịnh hành ở các nơi mặc dù có sự cấm đoán khắt khe của chính quyền. Hai vợ chồng xấu số này mất đi để lại 6 đứa con thơ. Mọi người đề nghị là chúng tôi nên nhận các em vào Trung tâm để nuôi. Tôi liền cho nhân viên FHF điều tra thêm vấn đề này. Nhưng điều làm tôi băn khoăn là người dân bất chấp hậu quả tìm kế sinh nhai bằng những phương thức nguy hiểm và bất hợp pháp để rồi phải trả những cái giá thật đắt. Vì miếng ăn, nhiều người đã không màng làm thiệt hại môi trường và nguy hại đến tính mạng. Lòng buồn buồn tôi tạm biệt xã Quan Hòa để đi lên xã Thụy Biều, vùng ngày xưa có giam nhiều tù binh, để thăm những gia đình nghèo mượn tiền vốn của Hội FHF để trồng rừng cao su. Những đồi cao su xanh mạnh mẽ nhưng mùi hương khuynh diệp lúc đó như đã bay rất xa tôi.
Rời Thụy Biều, chúng tôi đến một làng nhỏ ở xã Phú An. Làng này chỉ có 47 gia đình, tổng cộng dân số khoàng 350 người. Làng nhỏ, nhu cầu ít, người dân sống mộc mạc và đơn giản. Họ không xin chúng tôi giúp đỡ gì cả. Nhưng trời đất xui khiến cho chúng tôi gặp một đám tang đang trên đường ra bãi tha ma. Đường đưa người quá cố về nơi yên nghỉ đòi hỏi người ta phải đi qua một chiếc cầu xi măng rất hẹp bắc ngang con kênh nông đầy bùn ngăn trở Phú An với bên ngoài. Rất tiếc là chiếc cầu cũ đã lòi sườn sắt lại quá hẹp không đủ chỗ cho hai hàng người khiêng quan tài đi qua. Muốn dùng thuyền cũng không được vì kênh cạn không đủ nước. Thế là người phải khiêng hòm xuống kênh, lội bùn nặng nề từng bước tiến, vất vả chông chênh mãi mới qua được bên kia bờ kênh. Từ bao năm nay người chết ở vùng này đã phải gian truân như thế mới đến được nơi an nghỉ. Chúng tôi trong hội FHF nhìn nhau và biết là mình phải làm gì. Tuy không tìm ra hương vị khuynh diệp tại đất Thần kinh, tôi đã quên hết đi căn bệnh của mình và cảm thấy ngày sao quá ngắn.
Trên đường về, tôi thấy bóng tôi như một trong những người khiêng quan tài. Xác nặng hai vai, chân nặng bùn, chậm rãi tiến về phía trước.
III
"Tôi làm nghề cạp đất!” Anh bạn học chung trung học với tôi ngày xưa tuyên bố một câu bình dị. Tôi chăm chú nhìn mắt anh thắc mắc. Anh giải thích chậm rãi về công việc lấy đất nơi cao đổ xuống vùng bùn lầy nước đọng—một phương cách bán đất hai lần.
Đất, nói chung, không còn chỉ là chuyện nặng hồn sỏi đá. Mà là câu chuyện của một cơn sốt thời đại. Điển hình là đất ở miền Nam.
Sau bao nhiêu ngày vất vả với khí hậu hai miền Trung Bắc, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm khi đón nhận bầu không khí rất mát và dễ chịu của sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng cái dễ chịu đó dần dần bị mất đi trong khung cảnh chen lấn của những dòng người và xe sôi sục trên những con đường từ sân bay về trung tâm thành phố.
Tôi vào Sài Gòn để tư vấn cho một công ty Mỹ về việc lập hợp đồng với một số công ty nước ngoài hiện đang làm việc tại Việt Nam. Thế là kế hoạch đi tìm khuynh diệp của tôi bị lệch đi một chút. Vì ỷ y, phái đoàn chúng tôi đã không lo đặt phòng trước, nên vừa đặt chân xuống phi trường là đã phải đương đầu với việc đi tìm khách sạn có đủ 5 phòng ngủ. Chúng tôi bắt đầu với những khách sạn 4 sao trên đường Nguyễn Huệ, từ Rex đến Majestic. Họ chỉ có 1 hoặc 2 phòng trống chứ không đủ 5 phòng. Chúng tôi liền quay qua khách sạn 3 sao như Bông Sen trên đường Đồng Khởi nhưng cũng vô dụng. Tất cả đều bị “sold out”. Xe phái đoàn cứ loanh quanh những con phố, hết khách sạn này đến khách sạn khác, và sau 7 nơi dừng chân, chúng tôi may mắn tìm đến một khách sạn nhỏ trên đường Thủ Khoa Huân sau chợ Bến Thành. Giá phòng là $63 Mỹ kim cho một căn phòng hẹp, không có gì sang trọng, mà cách đây hơn một năm tôi chỉ phải trả khoảng $25 Mỹ kim. Khi chúng tôi trả phòng, một người trong nhóm chúng tôi nói với cô tiếp tân là anh ta cần quay lại vào đầu tháng 3, và được cô tiếp tân cho biết là giá phòng sẽ tăng lên $70 đô một người. Sự lên giá xảy ra ngay trước mắt chỉ trong vòng có mấy ngày. Hỏi ra mới biết cái xứ của nước dừa rau má này đang lên cơn sốt đất đai và giá cả!
Dù có mua bán hay không, chuyện giá cả đất đai lên cơn sốt nghe ra đến phải rùng mình. Cả nước Việt đang oằn oại trong tình trạng này. Riêng ở Sài Gòn, câu tục ngữ “bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” đã trở thành hiện thực. Giá của cả đất lẫn vàng thi nhau vượt kỷ lục và qua một thời gian, chuyện định giá đất theo giá vàng (một phương cách quen thuộc mà xưa nay người Việt vẫn thường dùng) đã trở thành vô nghĩa. Đối với chuyện mua đi bán lại đất hoặc nhà cửa, nếu tính theo đồng đô la thì người ta có lời, lời nhiều lắm, nhưng nếu tính theo vàng thì người bán sẽ bị lỗ. Lỗ nặng.
Trong những câu chuyện họp mặt, chủ đề đất đai thường hay được đề cập đến. Đất đai giờ đây là chuyện gây lo âu và đồng thời cũng gây hào hứng vì đã làm giàu cho nhiều người. Tôi phải vuốt trán khi nghe một cuộc mua bán vừa xảy ra tại Quận Nhất với giá bán 315 triệu VND (20.000 ngàn Mỹ kim) một mét vuông! Ông thân chủ người Mỹ hỏi tôi: “Như vậy là đất ở trung tâm thành phố này còn đắt hơn cả đất của Tokyo ư?” Tuy tôi không giám khẳng định như thế nhưng cứ theo cái đà này, cái gì cũng có thể xảy ra. Anh bạn chuyên môn trong nghề đất cho tôi biết là đất trên đồi còn được giá hơn vì đất trên cao có một giá trị mới khác hơn xưa rất nhiều. Tôi hỏi thêm thì anh cho biết là ngoài nghề mua bán đất, anh còn có nghề “cạp đất”.
Anh bảo tôi rằng ngày xưa anh học phổ thông bị điểm yếu, bà anh thường chê rằng “sau này mày chỉ đi cạp đất mà sống.” Anh hiện đã làm theo lời bà. Anh mua đất trên đồi rồi bốc đất lên để bán cho những công trình xây dựng vùng bùn lầy hoặc các khu vực ven bờ sông cần làm thành ngăn ngừa đất lở. Sau khi sang bằng mặt đất và gỡ được một nửa số vốn, anh lại bán miếng đất đó đi. Kết cục anh lấy lại tổng số vốn cộng thêm một món tiền lời, coi như là mua một lời hai. Dĩ nhiên tất cả không đơn giản như vậy, cạp đất cũng đòi hỏi phải thông thạo nghề và nắm vững thông tin chính xác, chẳng hạn như phải tìm hiểu kế hoạch đầu tư của các thương gia nước ngoài và dự án khai thác giải tỏa của chính quyền địa phương như thế nào, từ đó người buôn đất mới biết nên đầu tư ở đâu thì mới nắm được phần thắng trong tay.
Cơn nóng sốt đất đai này có lẽ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự sôi sục kinh tế tại Việt Nam. Chuyện đầu tư của các nước ngoài vào miền Nam thật sự là một hiện tượng đáng kể. Mới từ đầu năm đến giờ mà Việt Nam đã được hứa con số đầu tư trên 15 tỷ Mỹ kim từ các nước ngoài, đứng đầu là Canada và sau đó là Singapore. Có lẽ vì cơ hội làm ăn được gia tăng quá nhanh, dân chúng đổ dồn về các thành phố nên dân số tại Sài Gòn chắc hẳn đã tăng gấp đôi so với một năm trước đây. Đi đâu và bất cứ lúc nào cũng bị kẹt xe, không phải chỉ trong giờ cao điểm. Người và người ngập đầy phố chợ. Ai ai cũng dồn về Sài Gòn hoặc về các vùng có nhiều nhà máy lớn.
Nói đến các nhà máy lớn là tôi cảm thấy có gì đó sờ sợ. Trên đường từ thành phố đi ra các tỉnh như Bình Dương, Long An, v.v., tôi đã chứng kiến các hãng xưởng mới mọc lên thật quy mô và rầm rộ. Điểm đặc biệt là đa số các xưởng này không mang những cái tên được đặt bằng tiếng Việt.
Điều này làm tôi liên tưởng đến các khu vực tô giới quốc tế ở thành phố Thượng Hải thuở xưa lúc triều đình Mãn Thanh phải nhượng đất lại cho các cường quốc Tây phương và Nhật Bản. Hình như hiện tượng đó đang xảy ra trên miền Nam Việt Nam. Mỗi một khu vực cận Sài Gòn là nơi chiếm đóng của một số công ty lớn thuộc về một nước ngoài. Đi về phía Bình Dương, bạn chỉ thấy toàn những công ty Đài Loan, cây số này nối cây số khác. Qua một khu vực khác thì thấy toàn những công ty của Hàn Quốc. Rôì đến những khu vực của Trung Quốc. Và những hãng xưởng nước ngoài cứ thế mà nối tiếp nhau. Trên đường đi Long An, nếu đi đúng vào giờ “tan xưởng” của các công ty sản xuất giày dép (trong đó có cả công ty Nike), người ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy hàng ngàn công nhân tràn ra như biển người làm kẹt cứng đường. Đúng ra điều này phải làm cho tôi phấn khởi, vì nếu có nhiều công ty đầu tư, thì người dân sẽ có nhiều cơ hội được công ăn việc làm, nhưng sao tôi cứ cảm tưởng như có cái gì không ổn.
Tôi được dịp theo thân chủ tôi vào thăm các hãng xưởng sản xuất ny lông. Khi nhìn thấy cảnh tượng và điều kiện làm việc của các công nhân, phản ứng đầu tiên của tôi là tìm máy chụp hình.
“Không! Xin chị đừng chụp.”
Người hướng dẫn viên chặn tay tôi lại, không cho tôi chụp hình. Thật cả là một tiếc nuối, vì tôi muốn bạn đọc nhìn thấy tận mắt những guồng máy bóc lột công sức lao động của người dân ở đây quy mô đến cỡ nào. Mỗi tòa nhà tôi bước vào là mỗi sự ngạc nhiên, trước tiên là hơi nóng từ các máy móc ùa ập vào người tôi như muốn hâm chín da thịt, kế tiếp là tiếng sầm sập của máy nghe ù cả đôi tai. Tôi đưa tay bịt lấy lỗ tai và bàng hoàng nhìn xung quanh để nhận xét tình hình. Ái chà, nó là cả một câu chuyện. Từ đầu bên này của tòa nhà, tôi không nhìn được đến đầu bên kia, nó là những tòa nhà khổng lồ sâu thăm thẳm. Những cuộn ny-lông to lớn sừng sộ từ trên cao tuôn chảy xuống, những máy kéo nhựa nghe như rên rỉ thay nhau hòa âm với những máy đập sình sịch chung quanh. Trong khung cảnh uy hiếp này là những công nhân nam nữ ốm tong teo, đứng thành hàng luôn tay làm những động tác giống như là đuổi theo các máy móc kia. Trong nhóm người này tôi nhận ra có những đôi mắt còn quá trẻ, quá non nớt. Bên cạnh các đôi mắt đó tôi thấy xuất hiện những nhãn hiệu quen thuộc như Albertson's, Gamestop, Pizza Hut, 99 Cents, KFC, Safeway, v.v.
Hết khu vực này đến khu vực khác, tôi không thể ước lượng được có bao nhiêu những con người lam lũ kia đang làm việc trong hoàn cảnh đó. Họ làm việc trong cơn nóng ác nghiệt, trong sự ồn ào đe dọa của máy móc, không mũ bảo hiểm, không găng tay, không có gì để bảo vệ lỗ tai. Tôi không thể tưởng tượng được họ có thể làm việc như thế ngày này qua ngày khác. Thấy khó chịu, tôi muốn hỏi người quản lý công ty, nhưng không sao cất tiếng được vì tiếng máy quá ồn. Tôi chỉ có thể lên tiếng được mỗi khi đi ra hành lang để băng qua một khu xưởng khác. Tôi hỏi tại sao xưởng không có những trang bị an toàn cho công nhân. Người quản lý Đài Loan trả lời:
“Lúc ban đầu chúng tôi cũng có cho họ mũ và găng tay, nhưng những người này ngoan cố lắm, họ không chịu sử dụng, nên chúng tôi dẹp đi, không dùng đến nữa.”
Tôi không thể tin vào những lời nói kia vì tôi đã biết khá nhiều về hoàn cảnh làm việc của các công nhân Việt Nam tại Đài Loan. Tôi đã nhìn thấy hình ảnh của những người bị cụt tay, cụt chân hoặc nằm chết trên giường bệnh tại nhà thương. Rồi đến hình ảnh những người cha, người mẹ với những khuôn mặt nhăn nheo thảm hại qua xứ người để nhận xác con về. Những người con này chết vì tai nạn lao động, và vì chết trước cha mẹ nên quan tài quấn khăn tang như nhắc nhở rằng họ đã không sống đủ để báo hiếu cho cha mẹ--để cho cha mẹ đã già còn phải ôm lấy đống nợ khổng lồ vì trước đó đã phải bôn ba vay mượn để có thể gửi con đi ra nước ngoài làm công!
Chuyện ở Đài Loan có lẽ cũng như chuyện của bao nhiêu người Việt đi làm mướn ở các nước khác như Mã Lai, Nam Dương, Cao Ly, Trung Quốc, Congo, hay Dubai. Gần một triệu con người bỏ sông Hương, sông Hồng và sông Cửu Long để đến đất người kiếm ăn, không hề biết rằng cứ một người thành công là có mười người phải chịu cảnh đọa đầy. Phụ nữ bị hãm hiếp là chuyện thường không mấy đáng sợ, nhưng làm sao bạn đọc có thể hình dung được có những phụ nữ bi giam cầm trong phòng tối không được mặc quần áo, hết ngày này qua ngày khác?
“Nếu lúc cần, chúng vào phòng hành xác, chúng dùng cây gậy hoặc nắm đấm để làm trò chơi với cơ thể tôi.” Một nạn nhân với khuôn mặt đờ đẫn thuật lại. “Bao nhiêu ngày không có quần áo, tôi phải ngồi nép vào góc tường co đầu gối lên để có thể che chở cho thân mình.” Rồi nước mắt chị từ từ tuôn ra: “Tôi lúc đó cảm thấy mình như một con thú vật. Không còn là người nữa chị à.” Liên tưởng tới những câu chuyện tôi gom góp được từ các nạn nhân lao động ở nước ngoài, tôi cố tự nhủ rằng có lẽ môi trường làm việc ở Việt Nam không đến nỗi tệ như thế? Trong trường hợp bất đắc dĩ thì những nhân công làm việc tại quê nhà còn có thể nghỉ việc ở các công xưởng này để đi bán vé số hoặc đạp xích lô.
Sang ngày hôm sau, tôi theo thân chủ cùng một số người nữa đi qua Nam Dương để tham quan một công ty chuyên sản xuất loại một thùng giấy đặc biệt. Tôi hí hửng nghĩ rằng có thể mình sẽ tìm ra đường khuynh diệp trong những ngày ở quần đảo này. Ngoài sự ăn hối lộ trắng trợn tại phi trường, thủ đô Jakarta (dạo trước gọi là Djakarta) đón chào tôi với những hàng cây xanh thắm nhìn no con mắt. Nhưng sống ở thành phố cây xanh này cũng có lắm điều không thoải mái, mà điều khó chịu nhất là sự khám xét rất chặt chẽ khi mình đi vào các nơi công cộng.
Đêm hôm đó, chúng tôi được chủ xưởng máy nổi tiếng kia mời đi ăn cơm Nhật. Một bữa ăn gần bốn tiếng đồng hồ, kéo dài từ 8 giờ tối đến gần 12 giờ khuya. Trong đời tôi có lẽ sẽ không bao giờ quên được buổi ăn sách vở này. Sau khi được xét duyệt kỹ càng, người tiếp tân dẫn chúng tôi vào một phòng riêng. Vừa ngồi xuống, một người đàn ông trung niên xuất hiện từ sau một bức màn lửng. Ông ta gập người chào rồi tự giới thiệu là một đầu bếp người Nhật nổi tiếng trong vùng, hôm đó được vinh dự phục vụ chúng tôi. Ông đến từng người để bắt tay và trao danh thiếp một cách rất trịnh trọng.
Chỉ cần nghi thức rửa tay bằng nước nóng thơm mùi hoa lài rồi uống rượu khai vị trước khi ăn cũng đã kéo dài hơn bốn mươi phút. Thế rồi món đầu tiên xuất hiện. Mỗi người một chiếc ly, cao như ly uống trà làm bằng đá có nắp đậy. Tôi thận trọng mở nắp ly. Một làn khói nhẹ bay lên thơm mùi trứng. Người đầu bếp lại xuất hiện giải thích đây là canh trứng hấp. Tôi lấy muỗng sắn nhẹ từng miếng mỏng, cảm tưởng như ăn chè đậu hũ hay bánh flan. Qua món thứ hai, chúng tôi mỗi người được dọn cho một chiếc thớt gỗ có chân trên đó có hoa rau trưng bày rất mỹ thuật gây chú ý cho một điểm tròn ở góc thớt: điểm tròn đó là cá thu tươi (sashimi). Tôi không thể nào diễn tả bằng lời hương vị của những miếng cá sống này. Ngọt, mềm, tan trong miệng. Quá lạ và quá ngon. Vị giác ăn cá sống này tôi chưa hề được cảm nhận. Nếu đây mới thật là cá tươi, thì từ trước đến giờ tôi ăn cái gì? Món thứ ba, rồi đến món thứ tư, tất cả đều rất cầu kỳ thịnh soạn và mỗi khi món ăn dọn ra, người đầu bếp lại trân trọng mời và giải thích nguồn gốc cho chúng tôi nghe. Khi món thứ năm được dọn ra, ông chủ xưởng máy Nam Dương lên giọng:
“Tôi chắc hẳn quý vị chưa hề ăn món này. Đố quý vị nó là món gì?” Ông chủ xưởng là một người cao lớn vạm vỡ nhìn có uy lực, nói chuyện như một vị tướng ra lệnh cho mọi người. Trong sự lễ phép của ông có lẫn lộn một chút kiêu ngạo khác thường. Mỗi lần cụng ly, ông đều tuyên bố: “Không nơi nào tốt bằng Nam Dương.” Ông cho rằng Nam Dương thật hùng tráng và đang có đường hướng đi lên, và công ty ông là biểu hiển của sự thành công của Nam Dương. Tôi mỉm cười kín đáo. Rồi chăm chăm nhìn cái khay sứ trước mặt với những miếng gì đó thon dài như râu bạch tuộc nằm châu mình vào rong biển cuộn thành những vòng xoáy, trông rất cầu kỳ nhưng lại mộc mạc. Không ai đoán được nó là món gì. Tôi khẽ gắp một miếng bỏ vào miệng. Giòn như sụn, dai dẻo như cháy cơm nếp , ngọt bùi như khô mực, rất lạ vị và cũng rất quen thuộc. Trong mỗi miếng có bao nhiêu cảm giác khác nhau. Mọi người ai cũng đoán già đoán non, nhưng cuối cùng phải đầu hàng. Ông chủ xưởng nhìn mọi người một hồi rồi cất lên từng tiếng từng tiếng một:
“Kính thưa quý khách, quý ông bà vừa thưởng thức đuôi của một con cá đuối già tuổi đời. Quý khách đã được gia tăng tuổi thọ rồi đó. Cá đuối này đã hy sinh để đem lại sự trường tồn cho việc hợp tác lâu dài của các công ty chúng ta!”
Trong lúc mọi người trầm trồ cụng ly, tôi thấy hiện ra một hình ảnh kinh hoàng của thuở xa xưa nay chợt trở về trong trí nhớ. Đó là hình ảnh đứa bé hàng xóm đứng hứng những lằn roi đuôi cá đuối quất lên tấm lưng để trần nhỏ bé đang rướm máu. Lúc đó tôi mới mười tuổi cũng bằng tuổi đứa bé kia. Tôi áp mặt vào tường để tránh phải nhìn cậu bé oằn oại trong cơn đau, khóc không thành tiếng. Ôm lấy tường, tôi cầu trời cho mưa to, thật to, để tôi không còn nghe tiếng roi cá đuối vun vút trên lưng cậu bé.
Trong khoảnh khắc đó, tôi biết ngay là hợp đồng trên 10 triệu Mỹ kim của thân chủ tôi đã không thi hành được. Khách sạn sang trọng mà chúng tôi được đài thọ cũng như buổi tiệc này và chai rượu Louis XIII vừa được gọi ra là để che lấp khả năng không sản xuất được hàng như đã từng hứa hẹn. Sau một tháng cố gắng, thân chủ tôi đã phải công nhận sự tiên đoán này của tôi là chính xác.
Đến món thứ 13 của đêm đó là tôi đã giơ khăn trắng lên đầu hàng. Tôi biết rõ là người chủ xưởng đãi chúng tôi buổi tiệc đó là để mua chuộc thân chủ của tôi, để thân chủ của tôi xiêu lòng gia hạn thêm thời gian cho họ thi hành hợp đồng. Đối với tôi, họ là cái thùng giấy rỗng tuếch. Thật là một bữa ăn tội lỗi, khi tôi liên tưởng đến các em bé lem luốc ngồi bên vệ đường ngấu nghiến những miếng bánh bao. Người đầu bếp khoe với chúng tôi trái “dưa mật”. Một trái dưa không khác gì dưa tôi thấy ngoài chợ, giá độ khoảng 5 Mỹ Kim. Vậy mà trái “dưa mật” này trị giá 350 Mỹ kim vì phải trồng trong mồ hôi kỳ ảo của các cô thiếu nữ còn trinh! Tôi lắc đầu không ăn. Phải chăng người ta thừa giấy vẽ voi?
Qua những diễn tiến phức tạp khi làm việc tại Nam Dương, tuy biết câu trả lời, tôi vẫn chất vấn các ông người Trung Hoa và Đài Loan là tại sao họ lại di chuyển công ty sang làm việc ở Việt Nam. Trên đường đi về Sài Gòn, mấy ông Trung Hoa giải thích cho tôi qua cô thông dịch viên:
“Cô không biết là làm việc bên Trung Hoa khó đến thế nào? Luật chống ô nhiễm môi trường đòi hỏi quá nhiều ở chúng tôi. Nếu làm theo chính sách nhà nước thì lại mất hợp đồng với khách hàng bên Mỹ. Cô cứ hỏi thân chủ cô thì rõ, họ kỳ kèo từng xu thành ra giá phải thật là cạnh tranh. Thêm vào đó, các bao hàng có quai nhập vào từ Trung Quốc bị chính phủ Mỹ đánh thuế rất cao (high tariff). Nhưng hàng đi từ Việt Nam qua thì không sao. Và chỉ có ở Việt Nam chúng tôi mới không phải lo về vấn đề phá hoại môi trường.” Thân chủ tôi nhìn tôi gật gù.
“Thế còn các anh ở Đài Loan thì sao? Lý do gì thúc đẩy các anh sang đất An Nam?” Anh người Đài Loan cười hả hê:
“Ở đâu có tiền, thì ở đó có chúng tôi.” Anh ôn tồn giải thích là vì Việt Nam bằng lòng mua máy của họ. Máy của họ rẻ hơn máy của Đức nhiều. Chỉ trong vòng mấy tháng họ đã nhập bao đầu máy qua Bình Dương với giá trị trên 25 triệu Mỹ Kim.
“Vậy máy của các anh khác với máy của Đức như thế nào?”
“Thật ra thì cũng không khác là mấy. Chúng tôi mua máy của Đức về, mướn nhân công rẻ cho tháo gỡ ra, thay đổi hình dạng, bỏ vào một số bộ phận rẻ tiền, đơn giản hóa máy đi. Biến nó trở thành máy của chúng tôi. Dĩ nhiên chúng tôi cũng nói với cả Đức lẫn khách hàng là cơ bản máy này là máy Đức.”
Nghe rất xuông tai nhưng tôi chắc hẳn chuyện không đơn giản như vậy.
Trên máy bay nhìn ra mây, tôi chợt quyết định phải kết thúc chuyến đi này bằng cách ghé qua Hàm Tân vài ngày. Tôi không thể trở lại Mỹ khi lòng vẫn chưa thanh thản. Tôi bỗng thấy thương cho số phận người dân nghèo Việt Nam. Những người này đầu tư làm giàu trên cái mạng quá rẻ của người dân tôi.
Nghèo là một cái tội, mà nghèo từ lúc còn thơ thì cái tội còn nặng hơn, hình phạt cũng nặng hơn. Ôi những cơn đau đuôi cá đuối!
Đoạn Kết
Tôi đến Mỏm Đá Chim trong cơn hối hả, như đang chạy trốn một điều gì. Từ Indonesia về, tôi cố gắng hoàn tất một số công việc đã dự định trước nhưng rồi cũng không đuợc như ý muốn. Lòng bồn chồn, tôi cắn môi bấm điện thoại gọi Hoài, cô bạn khố chuối của tôi. Ngay hôm sau hai đứa tôi lên đường đến vùng đất đỏ xen cát trắng của Hàm Tân.
Dinh Thầy Thím. Khi nói đến đất Hàm Tân Bình Thuận, ai ai cũng nhắc đến ngôi đền thờ Thầy Thím. Sau đêm đầu tiên dan díu với trăng và sóng biển, tôi lười biếng đợi đến lúc nắng xếch trưa hôm sau mới cùng Hoài tìm đến viếng Dinh. Khi vừa đến cổng vào sân Dinh, tôi bỗng thấy lòng hiếu kỳ nổi dậy khi đọc chữ “Thím” trên cổng và phát giác ra mình không nhớ chữ ấy khi đánh vần có cần chữ “ê” hay không. Tôi cười thầm chính mình và mỉm cười cảm nhận sự duyên dáng rất miền Nam trong cách phát âm chữ “Dinh”, chữ “Thím”.
“Cô ơi mua mấy ký gạo cúng Thầy Thím đi cô! Dinh không có lấy tiền cúng dường đâu Cô. Cô mua gạo dùm cháu đi Cô!”
“Cô mua chim thả phóng sinh đi Cô!”
“Cô mua giọt dầu cúng Dinh đi Cô!....” Những người bán hàng trước cổng Dinh phá vỡ sự quan sát thư thả của tôi và giục tôi phải mau mau vào Dinh để khỏi bị họ kêu réo. Có một người chạy vội vã qua mặt tôi, trên vai khệ nệ bưng một con heo quay. Tôi rời đám bán hàng và nhanh chân bước theo anh ta. Khói nhang bay cay mắt, sân Dinh gạch đỏ trải dài nắng chói. Tiếng rì rào khấn vái. Trong chánh điện người quỳ nhấp nhỏm. Và con heo quay đã được đặt lên bàn thờ.
Tôi miên man nhìn đám đông và những đĩa hoa quả xôi thịt đầy ắp nằm khuất trong khói nhang mà quên rằng Hoài đã biến mất tự hồi nào. Mãi tôi mới thấy nàng ta tất tả chạy vào hai tay ôm trầu cau, nhang, dầu và gạo. “Ê, sao bồ nghĩ mình có nên mua chim thả phóng sinh không zậy?” Tôi lắc đầu nhìn Hoài: “Sao Hoài lẩm cẩm quá. Thời buổi này mà còn tin vào chuyện phóng sinh sao?” Tôi đưa tay đỡ bịch gạo cho Hoài và tiếp tục trách cô ấy là không hiểu rõ vấn đề trong việc “phóng sinh”. Hoài cười nài nỉ: “để mình lấy chút phước đó mà.”
“Hoài ơi, nếu không vì tham vọng của mấy người muốn lấy phước thì những chú chim vô tội kia đâu có bị tù tội trong những cái lồng khốn khổ đó. Hoài nghĩ xem, vì những người suy nghĩ như Hoài mà khiến cho những kẻ buôn bán kia tìm đủ cách để giam bắt loài chim.”
“Ừa, bồ nói cũng phải, mấy tháng trước Hoài thả phóng sinh chim mà đến hôm nay vẫn còn bị ám ảnh.” Tôi nhìn bạn tôi thắc mắc.
“Hoài dốt lắm bạn biết không? Hôm đó Hoài đi chùa bên Thủ Thiêm. Hoài cũng mua một lồng chim nhưng không để ý mấy con chim ra sao. Khấn vái xong, Hoài đến cạnh bờ hồ và thả chúng ra. Không ngờ, mấy con chim vừa bay ra khỏi lồng là rớt tõm ngay xuống hồ…dãy dụa một hồi rồi chết chìm. Nhìn chúng chết, mà Hoài chẳng làm gì được. Có biết bơi đâu mà xuống hồ.” Bạn tôi nói một cách thiểu não như một đứa trẻ lạc đường. “Hoài đâu có biết là họ bỏ đói mấy con chim lâu quá như vậy đâu. Vừa thả ra là chúng té xuống, không bay được. Nếu biết trước, Hoài thả chúng trên đất thì chắc chúng không đến nỗi. Hoài buồn hết mấy ngày đó.” Tôi đã chạy trốn Sài Gòn ra đây để được thảnh thơi nên cố tình tránh ánh mắt của Hoài và tránh câu chuyện trùng ruột của cô ấy. Thảo nào nàng ta mải mê ngoài cổng Dinh, chắc định mua chim để phóng sinh. Tôi chuyển câu chuyện : “Sao mình không thấy hình của Thầy Thím, Hoài hả?”
“Bồ lãng xẹt, Thầy Thím đã thành thánh rồi, không cần hình nữa.” Câu nói ngây thơ của Hoài làm tôi vui trở lại. Hoài bằng tuổi tôi, một chồng hai con, đứng đầu một công ty doanh nghiệp, nhưng đối với tôi, cô ấy vẫn trẻ con hết sức. Có lẽ Hoài chỉ cư xử như vậy với tôi, vì mỗi lần gặp tôi, Hoài dường như được sống lại những ngày xưa đi học về, đạp xe dưới mưa, bụng đói meo và đầu óc hết sức là ngô nghê.
Đứng trước bàn thờ Thầy Thím, tôi cùng đám đông chắp tay trước ngực và liên tưởng đến những lời nói của cô bé nhân viên ở Mỏm Đá Chim. “Thầy Thím là hai vợ chồng bị đày tù oan về đây. Sau khi được thả ra, Thầy Thím xả mình cứu độ dân chài. Người ở đây xa gần ai cũng mang ơn của Thầy Thím. Nhưng khi hai vị này qua đời, người ta tìm không ra xác của hai vị. Người chài cho rằng hai vị đã thành thánh và từ đó thiết lập đền thờ.” Cô bé nói giọng pha chút nét đậm đà tiếng miền Trung. Đang giải thích về Thầy Thím, cô bé vội vã cắt đứt câu chuyện để đi tiếp khách mới vào tiệm ăn của khách sạn. Vì cô phải chạy lo cho nhiều bàn, nên tôi không được dịp hỏi thêm chi tiết. Lâu lâu tôi lại chặn cô lại: “Tại sao Thầy Thím lại bị tù hả em?” Rất nhiều câu hỏi của tôi tương tự như thế không có câu trả lời. “Em không biết nữa, em chỉ biết rằng Thầy Thím đã hiến dâng đời mình cho dân nghèo. Giỏi lắm và tận tụy lắm.” Tôi nhìn lên bàn thờ lòng ấm lại:
Các vị anh hùng dân tộc giờ ở mô? Tại sao các vị không ra tay cứu đỡ những kẻ đang quá sức lầm than. Đầu óc tôi nghĩ đến những chuyện vừa xảy ra ở Sài gòn. Con cảm thấy bất lực, con không sao giúp được người, nếu vậy thì cho con cảm nhận để làm gì? Tôi không để tâm cầu khẩn mà lại trách người quá cố một cách vu vơ. Tôi quay qua hỏi một người trung niên vừa khấn niệm xong.
“Anh ơi, người ta đến đây để cầu chi đó anh?” Người đàn ông nhìn tôi hồi lâu rồi nhanh lời giải thích: “Nếu ai đi biển thì phải đến đây. Cầu xin Thầy Thím đi theo mình và che chở cho mình tránh bị lật thuyền”. Chuyện sống chết, hai cõi âm dương gắn liền với đời sống người dân đây liên tục triền miên như thế. Trời nắng trong vắt, cảnh sắc hiền hòa, nhưng trong cái bình yên đó vất vưởng những đe dọa của cuộc sống. Tôi chạy đi đâu cũng không thoát. Sau khi tôi ngỏ lời cầu xin Thầy Thím tiếp tục phù hộ cho muôn người, tôi kéo Hoài đi về. Ra đến đầu cổng, tôi lại bị đám bán hàng bu lại. Những lồng chim lại được dâng lên trước mắt tôi. Nhưng lần này tôi không quay đi được mà dán mắt mình vào những đôi mắt chim bé tròn. Nhớ lời của Hoài, tôi ngần ngại không nỡ bước đi khi nghĩ rằng những chú bé chim kia đang bị giam cầm trong đói khát. Bụng tôi đầy ắp những bất mãn sẵn mang về tục phóng sinh, nhưng lòng tôi lại không muốn nhìn thấy các con vật bị hành hạ. Không biết làm sao, tôi lên tiếng trách người bán hàng: “Tôi nghĩ các chị bắt chim giam cầm như vậy là mang tội lắm.” Chị bán hàng lắc đầu ngay:
“Chị ơi, sống để làm phước là cuộc sống của những người có của. Còn em nghèo thì em đành mang tội để mua gạo cho con em ăn. Không bắt được hay không bán được mấy con chim này là ngày mai con em đói.” Tôi như một người mù quáng đưa tay mua hết hai lồng chim của chị ấy. Hoài mừng rỡ như thấy mẹ về chợ, loay hoay đốt nhang khấn vái gì đó. Thế rồi hai chị bán chim khác đến gây với chị này “Tui mời chỉ trước mà! Tại sao lại giựt khách của người ta.” Tôi giơ tay can các chị và trả giá mua hết tất cả các lồng chim. Hoài đắc chí. Biết rằng mình một lần nữa bị mắc bẫy nhưng những hành động của tôi lúc đó căn bản không còn suy tính nữa.
Tôi lưu lại Mỏm Đá Chim thêm một ngày nữa rồi lên đường trở lại Sài Gòn. “Tại sao lại đặt tên này cho khách sạn vậy em?” Trước khi giã từ, tôi không quên hỏi với theo. “Ở đây đất lành chim đậu chị ạ. Chim tứ phương kéo về đây….” Để rồi bị bắt, để rồi được thả. Tôi lẩm bẩm lên xe. Tôi từ giã những hàng thùy dương nghiêng ngả và dường như không còn cảm thấy cái nóng gay gắt nhiệt đới nữa. Đường về thành phố chói chang với những bảng hiệu “Cơm Phở” lác đác đây đó bên đường.
“Bác tài ơi, xin dừng xe lại!” Tôi nhảy ngay xuống xe khi xe vừa tấp vào lề đường. Hàng khuynh diệp phất phơ trước gió dưới bầu trời xanh ngắt như kêu gọi tên tôi. Hoài và người tài xế chắc hẳn nghĩ tôi không được bình thường. Tôi mon men mãi và khó khăn lắm mới xuống dốc vệ đường để đến gần mấy cây khuynh diệp. Vội vàng tôi tước hết lá này đến lá khác, vò vẫm rồi hít hà. Gíó lộng. Hương khuynh diệp man mác, dễ chịu nhưng không hồi sinh. Hoài cũng cố gắng leo xuống rồi hỏi tôi đủ điều. Làm sao tôi giải thích cho cô ấy hiểu được. Tôi hít vào đầy gió và ngắt một cành non trước khi trở lại xe. Tôi ép cành này vào cuốn sách đang đọc dở. Những bảng hiệu “Cơm Phở Bình Dân” lại chạy ngược qua xe tôi. Đâu đó vấn vương nỗi niềm trống vắng. Chạy đi đâu đi nữa rồi tôi cũng phải quay về với thực tại. Sài Gòn mấy hôm trước đã làm tôi quá buồn, tôi đã phải rời nó ra Hàm Tân thế rồi cũng phải quay về với nó. Đúng là “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”.
Mấy ngày trước đây, tôi dự định khi đi Indonesia về sẽ ghé qua thăm Viện Ung Thư Bướu cạnh nhà thương Nguyễn Văn Học cũ, rồi nhà thương dưỡng lão và viện trẻ em khuyết tật ở Thị Nghè. Nghĩ sao tôi lại đến trại khuyết tật trước.
Các phòng của trung tâm hôm đó tối om và các em nằm lây lất trên sàn nhà. Tôi ngồi đâu là bị muỗi cắn đến đó. Vậy mà các em nằm ngoắt ngoẻo, vất vưởng nơi đây hết năm này qua năm khác. Trong mười mấy năm nay tôi đã ghé qua đây mấy lần, nhưng lần đầu tiên năm 1990 là lần tôi chứng kiến cảnh tượng đau buồn thê thảm nhất. Các em bé lúc đó bị cột vào thành nôi để giữ cho các em khỏi leo ra ngoài. Mỗi lần tôi ngừng đến nôi nào là lại có một em nhón người từ trong nôi vươn ra để ôm lấy tôi—một người hoàn toàn xa lạ mà các em chưa hề thấy. Ở đây, nếu các em được cho ăn ngày hai bữa và được thay tã là tốt lắm rồi. Thì giờ đâu mà các cô bảo mẫu ôm ấp ve vuốt các em? Nên khi thấy hơi người đi qua là các em vồ lấy một cách thèm khát. Giờ đây môi trường sống của các em đã có phần hơn trước, không mấy em bị trói cột, nhưng sao tôi vẫn thấy lòng héo hắt. Tôi ôm lấy một em đầu ghẻ lở có khuôn mặt tươi sáng nhưng hai chân bị teo lại không đi được. Em cười rạng rỡ thích thú nhưng tôi không sao ngồi lâu được vì muỗi đã thịt hết đôi chân trần của tôi. Ngay lúc đó Soeur giám đốc trung tâm mời tôi lên văn phòng nói chuyện. Sau một lúc hàn huyên về chương trình và hướng đi của trung tâm, Soeur nhờ tôi giúp một việc:
“Thưa Sơ, Sơ cần gì xin Sơ cứ nhắn nhủ, nếu em không làm được em sẽ đi nhờ người khác giúp.” Tôi ân cần và hết lòng.
“Ồ nếu chị nói vậy thì tốt quá!” Ngay lúc đó Soeur vẫy tay ra lệnh ai đó. Trong chớp mắt hai đứa bé khập khễnh đi từng bước vào phòng. Ôi, thôi chết tôi rồi!
“Hai em này đang hết sức cần xe lăn chị ạ. Các em đi học tội nghiệp và vất vả lắm. Chị thấy hai chân gỗ này không? Nếu các em đi lâu thì thịt ở đầu chân cụt bị sưng lên.” Trước mặt tôi là một em trai và một em gái độ khoảng từ mười đến mười ba tuổi, đang vịn vào bàn để không phải dựa vào chiếc chân gỗ trọc cũ mèm.
Tôi nghẹn lời không nói được một câu vì sực nhớ ra là cách đây ba năm về trước mình đã ngồi đây và đã nói chuyện về hai em này, cũng câu chuyện chân gỗ, câu chuyện xe lăn, những lời hứa hẹn tôi trao cho Soeur. Ôi, thế mà tôi đã quên các em. Ba năm trước khi quay lại Mỹ tôi có đi xin xe lăn để rồi cuối cùng xin không được, tôi lại lao đầu lo cho những trại mồ côi khác, những trẻ em bị chất độc da cam, và tôi dần dần quên đi hai em này.
“Dạ, Sơ để đó em lo. Em sẽ kiếm xe lăn cho các em.” Tôi lí nhí nói trong miệng mà thấy hổ thẹn vô cùng. Soeur gật gù cám ơn mà không hề biết rằng tôi chính là người hứa “lèo” của ba năm trước. Tôi phân vân nhưng không dám thú nhận lỗi của mình trước mặt các em. Tôi không muốn các em phải thất vọng khi nhìn tôi. Mọi người đã không nhận ra tôi.
Tôi bước ra khỏi trung tâm mà lòng thắt lại. Ba năm trời các em phải chịu đựng vì tôi. Tôi từ đó bỏ quyết định đi thăm viện dưỡng lão cũng như viện ung thư bướu. Để rồi đi Hàm Tân như để chạy trốn lầm lỗi của mình. Trăng Hàm Tân đã khoan hồng cho tôi nhưng hình như Thầy Thím còn trách tôi. Nghĩ đến đây, tôi rút cành khuynh diệp để đưa lên mũi. Xin Thầy Thím tha cho con.
Ba ngày sau tôi về đến San Jose với một chương trình công việc đặt ra thật dài, vừa văn phòng luật, vừa viết văn, vừa chuyện cứu trợ dân nghèo. Bao nhiêu người đang chờ tôi, bao nhiêu dự án cần phải giải quyết. Song, tôi vẫn phải quay lại làm công việc hàng ngày. Trong một buổi họp tôi đang dự ở San Francisco thì điện thoại reo. Tôi nhìn xuống máy thì thấy số của mẹ tôi. Tôi vội vàng chạy ra khỏi phòng họp để nghe điện thoại:
“Con về đi, bé Thi đang nằm bệnh viện, nguy cập lắm!” Tôi bàng hoàng lấy áo choàng rồi chạy ra bến xe điện (BART Station). Thi là con gái đỡ đầu của tôi, cháu sắp gần hai tuổi, mắt xanh, da trắng, tóc quăn nâu óng ánh. Mẹ của bé và tôi cùng lớn lên với nhau từ lúc chín tuổi. Chúng tôi thương nhau và lo cho nhau như chị em ruột. Tôi là người đỡ cho cô ấy sanh và đón Thi chào đời. (Cô ấy cũng là người chăm nom và lo cho con tôi như con ruột. Con tôi gọi cô ấy là “Má”). Vì yêu thơ nên tôi đặt tên cho bé là “Thi”. Xe điện chạy gầm thét. Điện thoại lại reng.
“Em hả, anh không biết nói sao. Thi chết rồi em à!” Tiếng chồng tôi nói chậm rãi trong điện thoại.
“No!” Tôi hét lên. Chồng tôi giải thích thêm sự việc nhưng tôi đã không còn nghe rõ mấy. Cái gì là bé bị cảm, rồi nhiễm trùng phổi, rồi Kaiser bảo về đi không sao cả, rồi trong tích tắc hôm trước hôm sau, chúng tôi mất bé. Mãi sau tôi mới bình tĩnh lại và nhờ anh đón tôi ở sân ga. Anh bảo tôi:
“Anh sẽ đón em nhưng mình phải về đón bà ngoại của Thi để đưa bà lên nhà thương với cháu.” Ôi có cơn đau nào bằng cơn đau này, chắc Bác đang khổ lắm.
“Bác vẫn chưa biết chuyện em à. Anh nghĩ em cần phải nói cho Bác biết.” Trời ơi, nói thế nào đây. Biết bắt đầu làm sao?
Mẹ của bạn tôi ra mở cửa. Mắt cụ đỏ hoe: “Em nó không có nhà con à, nó đưa bé Thi đi nhà thương rồi.” Tôi cố gắng cầm nước mắt: “Bác ạ, cháu đến để đưa Bác vào nhà thương thăm bé Thi.” Cụ mắt sáng mừng rỡ, vội vàng đi lấy khăn lấy áo. Khi lên xe xong và sau khi cài dây an toàn hẳn hòi cho cụ, tôi mới ôm lấy cụ và nói cho cụ biết. Cụ khóc đập người vào ghế. Chúng tôi đi như chạy trong các hành lang của nhà thương. Khi đến được phòng ICU thì tim tôi như ngừng đập. Bé Thi của tôi đang nằm đó như một thiên thần đang ngủ say. Lời thơ Nguyễn Bính bỗng đâu vang vang: “…cạn giòng nước mắt còn đâu khóc người….”
Chiều hôm ấy tôi lái xe đưa hai vợ chồng bạn tôi từ nhà thương về. Họ như những người mất hồn không một lời trao nhau. Khi bước vào nhà, tôi như người điên, chạy tứ phía để vơ vét tất cả các đồ chơi của bé Thi đang còn nằm ngổn ngang khắp nhà. Tôi càng giấu chúng đi thì chúng lại càng tạo nên những tiếng động, của máy móc và ca nhạc chợt bật lên bởi dòng điện chạm. “I love you, you love me….” Mỗi lần như thế thì bạn tôi lại nấc lên nức nở. Cô ôm lấy tôi: “we lost our daughter!”
Ngày hôm sau, tôi và bố mẹ của Thi bôn bả đi mua đất để làm mộ cho bé. Tìm mãi mới chọn được một chỗ có bóng cây tươi mát.
Ngày chôn Thi, bé nằm trong chiếc áo đầm trắng lỗng lẫy mà tôi và Hoài khổ công lắm mới mua được cách đây khoảng mười ngày trước ở Sài Gòn. Chiếc áo mua để chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của Thi, nhưng tôi đâu có ngờ rằng tôi mua áo để chôn bé.
Trong lúc thầy đang làm lễ để hạ huyệt, tôi buông tay thả bong bóng lên trời cho bé. Nhìn theo bong bóng bay, tôi mới sực nhận ra là tôi và mộ của bé đang nằm dưới bóng cây khuynh diệp!
Tôi òa lên khóc như chưa từng được khóc. Đáng lẽ ra, tôi phải là người ra đi chứ không phải Thi. Tôi xin thêm những ngày sống để làm gì, khuynh diệp đang theo tôi hay theo Thi? Khuynh diệp che chở cho ai? Trong tiếng chuông và tiếng khóc, tôi với tay nắm lấy một mớ lá khuynh diệp. Như cái máy, tôi vò nát và đưa lá lên mũi. Mùi khuynh diệp nồng hăng đến nỗi làm tôi muốn sặc. Thế là thế. Bây giờ tôi mới nhận thấy khuynh diệp ở đây to và đồ sộ, và mùi hương thì không một cây ở Đông Nam Á nào mạnh bằng. Như vậy nghĩa là sao? “Đi đâu loanh quanh cho đời…” chạm đời.
Khi tôi in hai tập của bài này lên báo thì một người thân chủ cũ của tôi gọi để xin vào thăm tôi. Anh là người chỉ có một chân khập khễnh đi từng bước từng bước một, hai tay ôm gói nấm linh chi và bao nhiêu thuốc khác.
“Trời ơi, những thứ này đắt tiền lắm, Jenny không dám nhận đâu anh ạ.”
“Không, luật sư cần phải uống, luật sư cần phải sống.” Anh nói một cách khẳng định như ra lệnh.
Sau khi Thi nằm xuống, bố mẹ Thi yêu cầu trao tất cả tiền phúng điếu cho hội Friends of Huế Foundation để giúp các trẻ em khác. Mộ của Thi chưa xanh thì chúng tôi nhận được tin từ miền Trung là có 6 em nhỏ đang cần mổ tim cấp bách. Nếu không thì các em sẽ không thoát hiểm. Trong đó có một em cũng cùng ngày tháng sinh của Thi. Mỗi một cuộc mổ tim tốn khoảng 1000 Mỹ kim. Mẹ Thi yêu cầu Hội ra tay ngay. Chúng tôi liền lập tức chuyển số tiền phúng điếu khoảng 5000 Mỹ kim cộng thêm 1000 nữa của một gia đình khác cho để cứu sáu em này. Và chúng tôi cũng sẽ lo luôn thủ tục mua xe lăn cho hai em ở Thị Nghè.
Trên đường khuynh diệp, tôi đã đối diện những cánh chim đói khát gãy đường bay, những cặp chân gỗ khập khễnh, những lằn roi cá đuối, những bờ vai nhỏ quắp co trong cơn lạnh, những da thịt bị xâm lăng và hành hạ, những cái chết vì sinh nhai, những xác thân vô tội bị hành quyết trên thân cây, những bàn tay run rẩy nhận gạo, những nụ cười nhân ái, những ánh mắt đầy tình người, những vòng tròn nhân quả ... Tôi đã đi suốt một vòng tròn. Đã tưởng mất mùi hương có tác động hồi sinh. Để tìm lại được nó ở nơi bất ngờ nhất. Ở điểm bắt đầu.
Đường khuynh diệp là thế. Không dài nhưng rất tròn. Vòng tròn tử sinh. Vòng tròn tiếp trợ. Đây là vòng tròn của những người tìm người để thấy mình, tìm ra rồi lại cho đi, cho đi nhưng vẫn còn đó, còn đó lại chia cho lẫn nhau, một chút tình người, một chút tương lân, một nỗi cảm thông, đơn sơ mà quyết liệt. Tôi đã đi tìm khuynh diệp ở vùng quá khứ. Nhưng khuynh diệp vẫn ở quanh tôi, trong hiện tại. Và trên vùng tương lai. Của tôi. Và của mọi người.
Jenny Đỗ
(6/2008)