Phần I
Một trong những hương vị mà tôi nhớ và thèm tìm lại được là mùi hương lá khuynh diệp ở Việt
Nắng Quái
Rồi tôi phạm một lỗi lầm lớn. Tôi ghé thăm bảo tàng viện Diệt Chủng Toul Sleng và nơi chôn người tập thể Choeung Ek. Hai nơi địa ngục của trần gian. Toul Sleng trước đây là trường trung học. Những căn lầu ba tầng nối hàng nhau im lặng dưới trưa. Các lớp học cửa gỗ ngây ngô sơn đã phai màu, với những hành lang gạch đầy bóng mát, nằm dưới sự che chở dịu dàng của các rặng dừa lao xao trong gió lộng. Nhìn thoáng qua, Toul Sleng là một khung cảnh nên thơ, nơi khách viếng thăm có cảm tưởng như nghe được tiếng cười của trẻ em vang vang đâu đó. Thế nhưng ở cái khung cảnh thanh bình ấy, những thảm cảnh khủng khiếp về tội ác của loài người đã diễn ra.
Bước vào các lớp học, tương phản với các ô gạch dưới sàn nhà là hàng ngàn, hàng vạn những tấm hình chụp. Đây là hình ảnh những nạn nhân và những cuộc tra tấn hành hình mà họ phải gánh chịu. Những đôi mắt của các em bé đáng yêu, của các chị phụ nữ sợ hãi ngơ ngác, của các thanh niên bất lực và tuyệt vọng, của các cụ già cam chịu, như dõi theo từng bước chân tôi. Các câu hỏi hình như còn đọng lại trong mắt họ. Họ đã nghĩ gì trước khi bị tra tấn và tử hình? Kìa những hình ảnh của các phụ nữ ôm con trước khi họ và con họ bị phân thây. Nước mắt tôi ướt áo. Đưa tay chặn nước mũi, hồn tôi nghe đau nhức cho thân phận những người xấu số chết không toàn thây dưới lưỡi hái của tử thần mang danh là chính quyền Pol Pot. Những người này đã không được “ân huệ” chết bằng đạn bắn. Bị bắn chết là một sự may mắn. Vì tiết kiệm đạn, chính sách của Pol Pot là hành hạ nạn nhân cho đến chết. Bọn sát nhân đã chế ra những cái xiềng và ghế tra tấn khủng khiếp. Như để khoe thành tích của mình, chúng đã chụp hình nạn nhân trước khi, trong khi, và sau khi tra tấn họ. Đi qua các lớp học, tôi không còn hình dung được tiếng cười của trẻ thơ, mà chỉ cảm thấy chung quanh vang lên tiếng kêu khóc thê thảm của các em. Gần 3 triệu người đã mất mạng một cách dã man trên đất này, trong đó có một số không nhỏ là người Việt. Mấy ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được sự ác độc của loài người lại sâu thẳm đến thế.
Khi thăm trại chôn người Choeung Ek, tôi phải đối diện với sự hãi hùng chưa từng gặp. Ngoài các mộ tập thể loang lở trên khu đất rộng, ngoài tòa lầu sọ người cao đến rùng mình, ngoài những đống quần áo phảng phất dấu bùn và máu khô, những đôi dép há mõm, những đống xương ống chân tay, những cái ly đựng răng hàm của nạn nhân, tôi còn thấy những cây có bát nhang và giỏ trái cây treo lơ lửng trên cành. Tôi cố nén xúc động. Tự hỏi tại sao người dân lại thờ những cây này. Mấy giây sau thì tôi vỡ lẽ. Trên thân cây có những vết dao sâu hoắm ngang dọc chi chít. Thì ra trẻ em đã bị đè vào những cây này trước khi thân hình bị chặt ra. Ở các hố chôn người đã được tìm thấy ở chung quanh, có biết bao xác đã không được nguyên vẹn hình hài. Có một hố đa số xác phụ nữ và trẻ em không có đầu và quần áo. Đã hơn 30 năm trôi qua, vậy mà người viếng thăm Choeung Ek vẫn có thể nhìn thấy xương vụn và quần áo của nạn nhân còn nằm rải rác đâu đó bên bờ các ngôi mộ tập thể.
Lúc lính Pol Pot tràn qua biên giới Tây
Điều lạ là không phải chỉ riêng chính quyền Pol Pot, mà người dân
“Người Việt đẹp lắm!” Cô gái Miên có đôi mắt to đen cười nói với tôi. Tôi được biết là người Việt rất được chuộng trên thị trường sex của đất
Nếu hôm qua người Miên và người Việt là nạn nhân của phong trào diệt chủng của Pol Pot, thì hôm nay họ là nạn nhân của một tội ác mới. Đó là tội buôn người. Những cuộc mua bán người Việt Miên để làm nô lệ đang được tiếp diễn hàng ngày tại
Dựa trên báo cáo TIP (Trafficking In Persons Report) đưa ra vào năm 2005, 2006 và 2007, rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt đã trở thành nạn nhân của các cuộc mua bán người ở
Tôi ghé qua nhiều phòng trà như thế nhưng không thấy một người khách Á Đông nào. Hỏi ra thì được biết có những nơi kín đáo khác dành riêng cho họ. Người lái taxi rất ngần ngại không tiết lộ cho tôi, nhưng theo tôi được biết thì thế giới đen này còn bỉ ổi hơn. Nơi đó người ta sẽ thấy rất nhiều các em bé.
Trẻ em thì không tự mình đi đến chốn này. Bị ép, bị dụ hoặc bị bán. Gia đình các em bán rẻ hoặc thả liều cho các em đi qua đất Angkor bán cà phê hay buôn gạo kết quả là các em trở thành nô lệ tình dục mà không có cách nào tìm ra lối thoát. UNICEF ước lượng 1/3 phụ nữ ‘bán hương’ ở
Khi tàu tốc hành của chúng tôi đến cảng Siem Reap, tôi không thể kiềm chế nổi nỗi xúc động khi chứng kiến cái nghèo thê thảm của người dân vùng này. Dưới cái nóng ngộp thở của bến cảng là cảnh tượng hỗn loạn của những người tranh nhau kiếm ăn. Người dân bu quanh khách du lịch để bán hàng hoặc mời gọi đi xe tuk tuk. Bụi bay mịt mờ trên những con đường đầy ổ gà to lớn. Tất cả nằm trong một bầu không khí nồng nặc mùi tanh của cá. Hai bên vệ đường đất đỏ là những ngôi lều được dựng lên bằng những mảng ny lông. Dưới những mảng ny lông đó, vợ chồng con cái chen nhau sống. Các em bé trần truồng như nhộng chạy lông nhông trên đường. Tôi đã đi qua rất nhiều nước và đã đến những vùng nghèo khó của Mễ Tây Cơ và Việt Nam, nhưng chưa nơi nào thảm thương như nơi này.
Vào để hiểu thêm Siem Reap, người ta sẽ thấy cái nghèo và tệ nạn xã hội đi đôi với nhau. Trẻ em đi ăn xin đầy đường đến khó chịu. Những em bé sơ sinh được bồng như một dụng cụ để ăn xin. Tôi để ý thấy những em này lúc nào cũng ngủ say mê man. Tôi đoán là họ, những thành phần của cơ cấu “cái bang”, đã cho các em bé này uống thuốc để ngủ, để chuyện đi ăn xin được dễ dàng hơn.
Trước các cảnh tượng này, tôi phải làm gì?
Ở Kampuchea có rất nhiều cơ quan hoạt động phi chính phủ (NGO), nhưng qua nhận xét của các chủ khách sạn thì các cơ quan hoạt động hữu hiệu rất ít. Tôi không sao tìm ra một cơ quan nào do người Việt quản lý, tuy người Việt định cư ở nơi này rất tấp nập. Đa số các quán hàng lớn, sạp bán ngoài chợ đều do người Việt làm chủ. Họ sống sung túc và thành công, trái với cái tôi nhìn thấy ở người bản xứ .
Nợ máu, nợ đất, tôi không biết ai nợ ai giữa hai phía Việt và Miên, điều đó đối với tôi không quan trọng. Tôi cảm thấy mình phải làm cái gì đó trước khi rời khỏi miền đất khổ sở này. Tôi may mắn được sự hỗ trợ của hội Friends of Huế Foundation, và đã qua đó để nối kết với một ngôi chùa Phật Giáo cùng các sư tăng đi đến vùng người dân chài sống để giúp họ gạo và nước mắm. Những người lam lũ và khốn khổ này đã quỳ xuống lạy phái đoàn một cách hết sức chân tình khi tiếp nhận sự cứu trợ. Tôi đã ứa nước mắt đứng tránh ra không dám nhận lễ của họ.
Tôi muốn mua sắm rất nhiều thứ để phân phát cho các trẻ em mồ côi. Một đất nước chỉ có 6 triệu dân, vậy mà số trẻ em không cha mẹ lên tới 670,000 (theo thông tin của UNICEF). Khi đi chợ tôi mới khám phá ra là ở Kampuchea, mọi việc mua bán đều tính bằng đô la Mỹ, và vật giá đắt đỏ hơn ở VN rất nhiều. Đôi khi còn đắt hơn cả ở Mỹ. Phẩm chất thì kém mà giá tiền lại cao, chẳng hạn như về mặt ăn uống. Ngoài việc giúp tiền cho các trại mồ côi, tôi còn muốn mua các trái banh nhựa cho các em để các em có thêm phương cách sinh hoạt chung. Không ngờ là những trái banh nhựa lại quá đắt, một trái banh nhỏ xấu xí giá 4USD còn trái lớn giá 10USD, trong khi gạo thì 10USD/kg. Sau khi tìm hiểu vấn đề, tôi được biết là Kampuchea không sản xuất mà chỉ nhập cảng hàng hóa nhựa từ Việt Nam. Những quả cầu lông cũng do Việt Nam sản xuất. Mua sỉ giá 1USD một cái trong khi ở VN thì chỉ có 2000VND. Tôi chợt nhớ là ở Việt Nam, mọi mặt hàng đa số do Trung Quốc sản xuất! Người ta ngồi chồng lên nhau một cách thật thứ tự: Trung Quốc ngồi lên Việt Nam, và Việt Nam thì lấn người Miên.
Tôi rời khỏi Kampuchea mà lòng thật không ổn. Người dân của hai nước láng giềng này có rất nhiều nét tương tự với nhau. Từ chén chè đậu trắng nước dừa cho đến mùi hơi của đất trong mưa rào. Nhưng họ lại không muốn hiểu nhau và không cảm thông nhau. Tôi hoàn toàn không tìm được hương vị khuynh diệp nơi xứ sở của kỳ quan Angkor Wat, nhưng cảm thấy người tôi thêm được một sức sống mới vô hình. Tôi sẽ phải làm gì đó.
Từ cơn nóng hơn 30 độ C của Siem Reap tôi bay vào vùng đất rét 7 độ C của Hà Nội.
Jenny Do
(article published on Viet Tribune March 28, 2008 - http://www.viettribune.com/vt/index.php?id=2120)
I love this piece you wrote while away in SE Asia. And I wasn't even finished with it yet.
ReplyDeleteYour memory of the eucalyptus is so powerful. I wish I can share in your experience.
Your being there in Cambodia at the Killing Fields must have been so powerful. To think of your experience I remember how the Museum of Tolerant in Los Angeles was not very tolerant of this truth that over 2,000,000 were massacred in Cambodia under Khemer Rouge. The Museum, down played the number to some 10,000 because they were afraid that some how the vast number of 2,000,000 makes the holocaust look small in size. They miss the point and make their museum trivial for its incorrect number.