Friday, May 30, 2008

Language and (the failure of) communication - Thơ Không Đề

Each linguistic expression is a photograph that purports to display the underlying thoughts and ideas. To communicate is to exchange such photographs. What and how do we communicate?


As a photograph can deceive, so can language. While the subject of the photograph resides outside of the photographer, our thoughts and ideas reside within us. Just like the photographer who manipulates the subject of his picture to obtain a product to his liking, we manipulate our thoughts and ideas before sharing them with others.


Thus language does not communicate our thoughts and ideas in their original, pure state. Rather, it provides a disguise or camouflage for our true selves. We conceal ourselves when we communicate through language. This habitual concealment gradually takes away our own identities. We again resort to language to deceive and convince ourselves and others that we represent certain values. We end up communicating to miscommunicate.


When a problem arises between people, we often blame it on a breakdown in communication. Will communication solve the problem? Just try to tell two bickering spouses to communicate. Each will try to use words to convince the other that his or her position is in the right, or to make excuses for conducts that he or she feels put him or her in the wrong. Language does not resolve problems.


So what is the use of language? We use language to negotiate. A negotiation is a communication that is not based on the negotiator’s own belief, and therefore does not require a disguise or concealment. It is an effort to objectify the falsity of thoughts and ideas that is perceived to be acceptable to others. Negotiating is the admission that language compromises the values of each and every human being. It is the admission that language destroys the essence of truth.


When the Zen master asked his disciple to listen to the sound of one hand clapping, he was referring to that realm of the mind that transcends language. The truth that is defined by language is a truth deceived. The way that can be traced is not the the real way. Only when one can forget language, one can truly communicate with others and with oneself.


Thus, the poet who claims to be the master of language will not be able to capture the essence of poetry. Only a poem with no language will carry the poet across the sound barrier of two hands clapping. Only then does his work becomes poetry.



KHÔNG ĐỀ

Khi không có ai, tôi nói chuyện với tôi

Bằng ngữ âm, hồn thơ hay nét vẽ

Bằng những âm giai vang vọng từ chiều sâu tâm khảm

Tôi nói chuyện với loài người,

Với cỏ cây và muông thú

Nói với cả Thượng Đế

Những điều tôi thích nói

Không ai nghe nên không cần nghĩa lý

Nhưng đủ sắc thanh để ghi dấu một hành trình

Của tôi hôm qua và hôm nay

Cũng có thể có bạn ở trong ấy.


Khi ngồi với em, tôi muốn nói

Những điều tôi nói với tôi

Những lúc ngồi một mình

Nhưng tôi lại ngồi với em

Nên tôi không nói được

“Ngôn ngữ hai người” làm tôi lúng túng

Tôi chỉ lập lại tiếng nhắc tuồng

Vang ra từ hậu trường

Vở kịch có mấy màn

Tôi đã diễn nhiều lần

Nhưng chẳng bao giờ thành thuộc.


Khi ở giữa đám đông, tôi thấy mình hùng biện

“Ngôn ngữ nhiều người” làm tôi nói đúng

Vì mọi người chẳng ai nói sai

(Vì không ai hiểu thế nào là đúng)

Nên tôi miễn cưỡng phải có lý

Để đảm bảo cho sống còn nhân loại.


Khi ngồi với tôi, em muốn nói

Những điều em tưởng tôi muốn nghe

Nhưng em chẳng biết tôi muốn gì

Nên không hiểu trọn điều mình nói

Em tuy gần tôi nhưng cách biệt

Xa nhau mới tưởng có tình thân

Tìm nhau mới biết mình đi lạc

Da thịt gần nhau mới chạm nỗi cô đơn

Tôi sẽ nghe mặc dù tôi không muốn

Em cứ nói mặc dù em không hiểu.


Đám đông quanh tôi cũng muốn nói

Ai ai cũng đúng chẳng ai sai

Chẳng ai sai nên cùng nhau tranh chấp

Không tranh nhau sao bằng được với nhau?

Thế giới chiến tranh chỉ vì muốn giống nhau !

(Kẻ thù tôi là người tôi hơn kém).


Tôi ơi, em ơi, đám đông ơi

Hãy cùng đổi thay để lúc gặp nhau không tránh mặt

Hãy tin mình có quyền tối thượng để khỏi phải tranh đua

Hãy đừng yêu nhau để khỏi sinh lòng thù hận

Hãy đừng nhắc hôm qua để khỏi suy tính ngày mai

Hãy tôn vinh thể xác để tránh đọa đầy trong ảo tưởng

Hãy nói với riêng mình để khỏi dối với nhau

Hãy tránh hiểu nhau để khỏi mất niềm tin

Vì khi hiểu là không còn tìm hiểu

Không còn Đám Đông, cũng hết cả Tôi, Em.

Đỗ Quý Dân

© 2006 Dan Do – All Rights Reserved

No comments:

Post a Comment