Tôi chết đi hôm qua
Chưa kịp rửa sạch lỗi lầm nhân loại
Em tiếp cho tôi hơi thở
Và tôi lại hồi sinh
Để tìm lại nơi bắt đầu
Của linh hồn
Của nghị lực
Tôi đã bỏ quên
Khi tự đóng đinh mình lên thánh giá
Tôi hồi sinh vì em vẫn sống
Vì em là một phần của thể xác
Của linh hồn
Tôi
Em bất diệt nên tôi bất tử
Em truyền tôi hơi thở
Lúc tôi hấp hối trên đỉnh hoang mang
Tôi sẽ mọc cánh khi đôi chân tàn phế
Và đầu thai vào kiếp mới
Khi đôi tay bị trói quặt bởi ý tưởng buông xuôi
Tôi có em nên có cả bầu trời
Nên không còn vướng những mơ hồ ảo tưởng
Nhớ thuở cùng Shiva đập tan vũ trụ
Giờ đầu thai vào một kiếp Brahma
Em hòa vào tôi như hòa hợp của âm dương
Chúng ta sẽ cùng tạo ra thái cực
Nên giờ đây hồi sinh
Tôi sẽ bắt đầu một hành trình mới
Lấy tình em làm phương hướng
Làm kim chỉ nam của cuộc sống ngày mai
Em hãy cứ chờ
Vì tôi sẽ đến . . .
Drunken Poet
Wednesday, November 9, 2011
Monday, November 7, 2011
Hấp Hối
Em viết xong bài hát cuộc đời
Hát cho anh nghe buổi chiều anh hấp hối
Nhưng anh không chết vì vẫn còn lạc lối
Phải chăng anh đã dập tắt mặt trời?
Những dấu chân xưa
Đã không còn trên cồn cát
Như chưa từng có mặt
Nhưng biển cát vẫn mượt mà bên dòng thời gian trầm tĩnh
Liệu anh có chết đi
Như chưa từng hiện hữu
Liệu anh có ngủ yên
Hay chỉ kéo dài cơn hấp hối vào vô tận . . .
Em hát để nhắc cho anh
Những bài thơ anh viết chưa trọn vẹn
Để anh không ngủ quên
Và nằm mơ những giấc mộng mong manh
Những giấc mộng tầm thường
Làm rữa nát cái xác thừa của một thân phận không ý nghĩa
Em biết anh không muốn hồn anh rữa nát
Nên em phải nhắc anh
Và hát bài hát cuộc đời
Buổi chiều nay khi anh đang hấp hối. . .
Drunken Poet
Hát cho anh nghe buổi chiều anh hấp hối
Nhưng anh không chết vì vẫn còn lạc lối
Phải chăng anh đã dập tắt mặt trời?
Những dấu chân xưa
Đã không còn trên cồn cát
Như chưa từng có mặt
Nhưng biển cát vẫn mượt mà bên dòng thời gian trầm tĩnh
Liệu anh có chết đi
Như chưa từng hiện hữu
Liệu anh có ngủ yên
Hay chỉ kéo dài cơn hấp hối vào vô tận . . .
Em hát để nhắc cho anh
Những bài thơ anh viết chưa trọn vẹn
Để anh không ngủ quên
Và nằm mơ những giấc mộng mong manh
Những giấc mộng tầm thường
Làm rữa nát cái xác thừa của một thân phận không ý nghĩa
Em biết anh không muốn hồn anh rữa nát
Nên em phải nhắc anh
Và hát bài hát cuộc đời
Buổi chiều nay khi anh đang hấp hối. . .
Drunken Poet
Monday, October 17, 2011
Vô Thức
Đêm
Đen như cõi vô tri
Trắng như ngàn năm chưa đi ngủ
Mắt không còn sáng như đèn pha
Mà sao tai vẫn dập dồn như xe cứu hỏa
Tiếng than mênh mông
Như vùng cao nguyên ở một khung trời cũ như tiền sử
Nhưng của một nỗi đau đang chảy ra dòng sông trước mặt
Vai em nhỏ thó như ký ức chẳng chịu phai mờ
Nỗi nhớ giẫy giụa như con cá trê
Nhớt nhầy trên bàn thớt
Anh với em nhìn tuyết rơi phủ lên miền xúc cảm
Hỏa diệm sơn nổ bùng sau cơn địa chấn
Vừa bị sóng thần nuốt trọn đêm qua
Để bây giờ ta gần gũi …
Ngày
Chậm như những hành trình vạch sẵn
Nhanh như khoảnh khắc thiếu suy tư
Chiếc xe bị vé phạt vì đậu quá giờ
Anh vẫn bị phạt vì đôi chân không dừng lại
Người cách xa khi mặt trời ló dạng
Ánh sáng xâm nhập vào phòng tuyến nội tâm
Nên người cần một khí trời ô nhiễm
Để khỏi bận lòng khi chờ đón ngày mai
Con ong không dám ngủ trong nụ hoa đầy mật
Con giun không chui đầu ra khỏi đất
Em như một liều thuốc
Cho những linh hồn thiếu chất đam mê…
Ngủ
Nhưng không ngủ vì tim còn đập mạnh
Để hòa điệu cùng hơi thở
Chính xác không một lỗi lầm
Cơn mê làm mất bản chất của lặng yên
Như viên nước đá giữa sa mạc làm nhòe đi vẻ đẹp của cát
Chỉ để cứu rỗi một cơn khát tầm thường
Như loài người
Như anh và em
Như số phận những con chim cả đời bay để tìm miền nắng ấm
Như những lời phân ưu
Đăng trên tờ nhật trình
Phân vân nhưng thẳng cánh
Về vùng của những thói quen dùng để trang điểm cuộc đời
Anh đã xé áo trang điểm của em
Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tĩnh lặng
Như hứa hẹn của một cơn giông sắp tới
Trước giờ hẹn cùng giấc ngủ.
Đỗ Quý Dân
Đen như cõi vô tri
Trắng như ngàn năm chưa đi ngủ
Mắt không còn sáng như đèn pha
Mà sao tai vẫn dập dồn như xe cứu hỏa
Tiếng than mênh mông
Như vùng cao nguyên ở một khung trời cũ như tiền sử
Nhưng của một nỗi đau đang chảy ra dòng sông trước mặt
Vai em nhỏ thó như ký ức chẳng chịu phai mờ
Nỗi nhớ giẫy giụa như con cá trê
Nhớt nhầy trên bàn thớt
Anh với em nhìn tuyết rơi phủ lên miền xúc cảm
Hỏa diệm sơn nổ bùng sau cơn địa chấn
Vừa bị sóng thần nuốt trọn đêm qua
Để bây giờ ta gần gũi …
Ngày
Chậm như những hành trình vạch sẵn
Nhanh như khoảnh khắc thiếu suy tư
Chiếc xe bị vé phạt vì đậu quá giờ
Anh vẫn bị phạt vì đôi chân không dừng lại
Người cách xa khi mặt trời ló dạng
Ánh sáng xâm nhập vào phòng tuyến nội tâm
Nên người cần một khí trời ô nhiễm
Để khỏi bận lòng khi chờ đón ngày mai
Con ong không dám ngủ trong nụ hoa đầy mật
Con giun không chui đầu ra khỏi đất
Em như một liều thuốc
Cho những linh hồn thiếu chất đam mê…
Ngủ
Nhưng không ngủ vì tim còn đập mạnh
Để hòa điệu cùng hơi thở
Chính xác không một lỗi lầm
Cơn mê làm mất bản chất của lặng yên
Như viên nước đá giữa sa mạc làm nhòe đi vẻ đẹp của cát
Chỉ để cứu rỗi một cơn khát tầm thường
Như loài người
Như anh và em
Như số phận những con chim cả đời bay để tìm miền nắng ấm
Như những lời phân ưu
Đăng trên tờ nhật trình
Phân vân nhưng thẳng cánh
Về vùng của những thói quen dùng để trang điểm cuộc đời
Anh đã xé áo trang điểm của em
Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tĩnh lặng
Như hứa hẹn của một cơn giông sắp tới
Trước giờ hẹn cùng giấc ngủ.
Đỗ Quý Dân
Monday, September 5, 2011
Văn Hóa Nhậu, Văn Hóa Giả
“Anh ơi, tối nay rảnh không? Em mời anh đi nhậu.”
“Có chuyện vui hả? Kể anh nghe với.”
“Em vừa bị mất việc anh ạ. Đi nhậu cho đỡ buồn.”
Giữa lúc chén thù chén tạc, anh chàng vừa thất nghiệp tâm sự là đã quá chán công việc. Lương bổng không bao nhiêu mà việc làm ngập đầu. Bỏ việc thì vợ cự là lười biếng, nay bị cho nghỉ việc thì có quyền nghỉ ngơi mà không bị mặc cảm tội lỗi. Đó là lý do để nhậu.
Hai hôm trước một người bạn tôi được một đứa “đệ tử” mời đi nhậu vì mới mua được một chiếc điện thoại di động thật “chiến”. Tôi được rủ đi theo vì lỡ bị mang tiếng là sành rượu! Cả buổi nhậu chẳng ai nhắc nhở gì đến cái điện thoại chiến kia cả. Không dẹp được tính tò mò, tôi yêu cầu chủ nhân cho xem chiếc điện thoại di động mới của chàng ta.
“Em cho con bé bồ nhí của em rồi anh ạ.”
Thật là quái lạ. Lúc đó tôi chịu, không sao hiểu nổi anh chàng mời nhậu. Bảo là muốn khoe đồ chơi mà lại đem đồ chơi đi cho người khác thì không biết là khoe cái gì? Tôi thật sự hoang mang.
Nhưng bây giờ tôi bắt đầu hiểu.
Đây chẳng qua là một vấn đề văn hóa. Cái văn hóa mới của nước Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến.
Cái nền luân lý Khổng Mạnh, các tư tưởng văn hóa hội nhập từ các nước Âu Mỹ hiện giờ đã nhường bước cho một trào lưu văn hóa mới: văn hóa bàn nhậu.
Ngày xưa nếu có người phê bình An Nam ta có cái tật là gì cũng cười, thì hôm nay ta có thể kết luận rằng Việt Nam ta giờ có cái tập quán mới là có chuyện gì cũng nhậu. Ta cứ đi từ Sàigòn ra Hà Nội, từ Huế vào Đà Nẵng, đâu đâu cũng sẽ thấy những quán nhậu, và lúc nào quán nhậu cũng đông kín người. Có những nơi khách có thể uống bia hoặc rượu cùng với các cô hầu bàn, để niềm vui nhậu nhẹt được pha trộn với một chút lả lơi, sàm sỡ cho đủ ý vị của nền văn hóa mới. Kiểu nhậu này không phải chỉ có ở riêng Việt Nam, mà còn rất thịnh hành ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Mã Lai, Thái Lan, v.v. Nhưng có lẽ không đâu có nhiều lý do để nhậu như ở Việt Nam. Kiếm được việc làm là đi nhậu ăn mừng, mất việc cũng đi nhậu vì “thoát nợ”. Mua chiếc điện thoại mới cũng cần nhậu để khoe, chắc khi mất chiếc điện thoại đó cũng sẽ nhậu vì có lý do mua điện thoại mới!
Nhậu nghiễm nhiên đã trở thành một nhu cầu của xã hội Việt Nam hôm nay.
Anh T. , chủ một khu du lịch hoành tráng trên vùng cao nguyên, kể cho tôi nghe là anh phải mướn một phó giám đốc và ba cô phụ tá để đỡ cho anh về việc “tiếp khách” hàng tuần. Khách gồm đủ mọi thành phần: quan chức nhà nước, thương gia hạng xộp, tài tử nghệ sĩ, v.v. Khách nào cũng phải có bàn nhậu. Không đủ sức để đương nổi các buổi tiệc nhậu liên tục, anh cử “phó giám đốc” và ba cô phụ tá đi thay thế. Riết rồi bốn người này trở thành “chuyên viên nhậu” của công ty: chỉ đi nhậu chứ không làm gì khác! Có vẻ nhàn nhưng chẳng nhàn chút nào. Bận liên miên vì phải nhậu liên miên! Đó là chưa kể thận gan chắc rồi cũng sẽ có vấn đề. Chuyện nhỏ. Chuyện phát huy nền văn hóa mới, tức văn hóa nhậu, mới là chuyện chính. Việc của công ty có tiến hành tốt đẹp hay không cũng là trông vào các bữa nhậu đó. Lấy được các giấy phép nhà nước cũng cần phải hiểu văn hóa đó. Ký được hợp đồng với các đối tác kinh doanh cũng phải thương lượng trên diễn đàn văn hóa đó. Không hiểu được văn hóa nhậu là khó nói chuyện được với nhau. Coi thường chuyện nhậu là khinh bỉ văn hóa mới của người Việt Nam hôm nay!
Cái cách nhậu của người Việt hôm nay cũng khác thường. Đối với dân nhậu, thì văn hóa nhậu hôm nay tiến một bước rất xa. Cái tiến bộ là ở chỗ biết uống rượu Tây!
Ngày xưa dân nhậu có mấy chai 33 đã là cao cấp rồi. Thường thì chỉ có ba xi đế. Phải đám trưởng giả mới uống Cognac (Courvoisier, Martell, Hennessey, v.v), mà cũng chỉ uống đến cấp VSOP là cùng. Ngày nay, dân nhậu chỉ thích uống Martell Cordon Bleu, Hennessey hoặc Remy Martin XO, mỗi chai mua cả trăm đô chứ không phải chuyện chơi. Có điều là ở Việt Nam rượu bán ngoài tiệm có đến 90% là rượu giả mạo. Uống vào nhiều khi mồm mép sưng phồng lên, trông như cái phao câu vịt! Còn chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa thì khỏi nói. Chuyện quá bình thường. Thế nhưng người ta cứ uống. Và bây giờ thì dân nhậu Việt Nam lại chuyển qua Whiskey (Scotch). McCallan, Chivas, và Johnny Walker là ba loại Scotch thông dụng nhất. Người ta cứ lựa loại đắt tiền mà uống. Chivas và McCallan thì phải từ 18 đến 25 năm, Johnny Walker (còn được dịch là Giô Ni đi bộ) phải ít nhất là Gold Label, hoặc nếu sang hơn là Blue Label thì mới đúng điệu. Rồi cũng toàn uống phải rượu giả, sản xuất tại Trung Quốc. Thế nhưng anh em ta vẫn bỏ tiền ra uống. Vì anh em ta chẳng phải uống để lấy ngon, mà để người khác biết là mình sang!
Có nghĩa là các bác chẳng biết thế nào là rượu ngon hoặc rượu dở. Các bác chỉ thấy rượu đắt tiền là gọi. Để gây ấn tượng với bạn bè, với gái. Các bác pha rượu với nhiều nước soda cho dễ uống, lại vừa uống vừa ăn các món ăn đặc sản nặng mùi mắm muối gia vị, mùi Cognac hoặc Scotch không thể nào lấn át nổi. Thế nhưng các bác vẫn biết được rượu ngon (dù là rượu giả). Thế mới đúng là sành điệu.
Nếu các bạn khó kiếm được một ông Tây uống Cognac hoặc một ông Mỹ uống Scotch lúc ăn bữa trưa hoặc bữa tối thì các bạn tìm ra đối tượng Việt Nam uống kiểu này rất nhiều. Đây là văn hóa mới của Việt Nam, Tây Mỹ khó mà so sánh nổi.
Cũng có nghĩa là văn hóa nhậu cũng giống như các nét văn hóa khác ở Việt Nam hôm nay. Đây là nét đáng yêu của những cái giả tạo mà mình không biết, hoặc biết nhưng vẫn chuộng vì tuy giả tạo nhưng rất ấn tượng! Ở một đất nước mà mọi thứ đều giả thì rượu khó mà thật được. Nhưng nếu không biết giá trị của cái thật, thì cái giả cũng chẳng có gì xấu!
Nói qua chuyện thật giả, ta còn nhớ ngày xưa các bà hay nấu các món giả cày, giả ếch. Ngày nay các cô gái làm việc ở các bar và vũ trường bán những nụ cười, những ngôn ngữ “giả nai”. Rồi sau đó sẽ tặng cho khách chơi những lời yêu thương giả dối.
Đồng hồ giả, quần áo giả, giày dép giả, người Việt hôm nay là những tấm biển quảng cáo di động cho đồ giả. Mắt mũi giả, ngực mông giả, ngay cả chỗ kín của phụ nữ giờ đây cũng có đồ giả. Ở một xã hội phong kiến có những gã đàn ông đi mua trinh để lấy hên nên có nhiều anh cũng mua phải trinh giả!
Đó là về phương diện vật thể. Về tinh thần, người Việt ngày nay cũng bắt đầu “sắm” học thức giả. Bằng cấp chính hiệu khó kiếm nên phải mua bằng cấp giả. Nếu cần bằng cấp thật thì nhiều đấng lãnh tụ ngày nay chắc sẽ tiếp tục bị mất mặt vì xưa kia chỉ nằm trong chiến khu, chẳng biết chữ nghĩa gì cả. Phải kiếm một cái bằng giả như bằng Phó tiến sĩ chẳng hạn. Như thế mới an tâm nắm giữ chức vụ chủ tịch, ủy viên, giám đốc, v.v. Có thế thì kẻ dưới mới phục chứ!
Trong môi trường văn hóa diệu kỳ của nước Việt, những cái giả đó giờ đã thành thật. Đã chấp nhận được cái giả thì không còn cần phải tỉnh táo. Mà nếu không cần tỉnh táo thì nên nhậu. Khi nhậu mọi chuyện đều thật cả. Thật trong tinh thần văn hóa Việt Nam, thật trong tinh thần văn hóa nhậu, thật trong tinh thần văn hóa giả.
Người viết tôi hình như đã bắt đầu thấm nhuần cái tinh thần văn hóa mới này vì dạo gần đây cứ phải đi từ bàn nhậu này đến bàn nhậu khác. Cái đó gọi là dấn thân để “nghiên cứu” vấn đề. Nói cho kêu hơn là hy sinh (giả) cho đại nghĩa (giả).
Sống giữa nền văn hóa mới này, mình biết hỏi ai để tìm ra sự thật đây?
DQD
“Có chuyện vui hả? Kể anh nghe với.”
“Em vừa bị mất việc anh ạ. Đi nhậu cho đỡ buồn.”
Giữa lúc chén thù chén tạc, anh chàng vừa thất nghiệp tâm sự là đã quá chán công việc. Lương bổng không bao nhiêu mà việc làm ngập đầu. Bỏ việc thì vợ cự là lười biếng, nay bị cho nghỉ việc thì có quyền nghỉ ngơi mà không bị mặc cảm tội lỗi. Đó là lý do để nhậu.
Hai hôm trước một người bạn tôi được một đứa “đệ tử” mời đi nhậu vì mới mua được một chiếc điện thoại di động thật “chiến”. Tôi được rủ đi theo vì lỡ bị mang tiếng là sành rượu! Cả buổi nhậu chẳng ai nhắc nhở gì đến cái điện thoại chiến kia cả. Không dẹp được tính tò mò, tôi yêu cầu chủ nhân cho xem chiếc điện thoại di động mới của chàng ta.
“Em cho con bé bồ nhí của em rồi anh ạ.”
Thật là quái lạ. Lúc đó tôi chịu, không sao hiểu nổi anh chàng mời nhậu. Bảo là muốn khoe đồ chơi mà lại đem đồ chơi đi cho người khác thì không biết là khoe cái gì? Tôi thật sự hoang mang.
Nhưng bây giờ tôi bắt đầu hiểu.
Đây chẳng qua là một vấn đề văn hóa. Cái văn hóa mới của nước Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến.
Cái nền luân lý Khổng Mạnh, các tư tưởng văn hóa hội nhập từ các nước Âu Mỹ hiện giờ đã nhường bước cho một trào lưu văn hóa mới: văn hóa bàn nhậu.
Ngày xưa nếu có người phê bình An Nam ta có cái tật là gì cũng cười, thì hôm nay ta có thể kết luận rằng Việt Nam ta giờ có cái tập quán mới là có chuyện gì cũng nhậu. Ta cứ đi từ Sàigòn ra Hà Nội, từ Huế vào Đà Nẵng, đâu đâu cũng sẽ thấy những quán nhậu, và lúc nào quán nhậu cũng đông kín người. Có những nơi khách có thể uống bia hoặc rượu cùng với các cô hầu bàn, để niềm vui nhậu nhẹt được pha trộn với một chút lả lơi, sàm sỡ cho đủ ý vị của nền văn hóa mới. Kiểu nhậu này không phải chỉ có ở riêng Việt Nam, mà còn rất thịnh hành ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Mã Lai, Thái Lan, v.v. Nhưng có lẽ không đâu có nhiều lý do để nhậu như ở Việt Nam. Kiếm được việc làm là đi nhậu ăn mừng, mất việc cũng đi nhậu vì “thoát nợ”. Mua chiếc điện thoại mới cũng cần nhậu để khoe, chắc khi mất chiếc điện thoại đó cũng sẽ nhậu vì có lý do mua điện thoại mới!
Nhậu nghiễm nhiên đã trở thành một nhu cầu của xã hội Việt Nam hôm nay.
Anh T. , chủ một khu du lịch hoành tráng trên vùng cao nguyên, kể cho tôi nghe là anh phải mướn một phó giám đốc và ba cô phụ tá để đỡ cho anh về việc “tiếp khách” hàng tuần. Khách gồm đủ mọi thành phần: quan chức nhà nước, thương gia hạng xộp, tài tử nghệ sĩ, v.v. Khách nào cũng phải có bàn nhậu. Không đủ sức để đương nổi các buổi tiệc nhậu liên tục, anh cử “phó giám đốc” và ba cô phụ tá đi thay thế. Riết rồi bốn người này trở thành “chuyên viên nhậu” của công ty: chỉ đi nhậu chứ không làm gì khác! Có vẻ nhàn nhưng chẳng nhàn chút nào. Bận liên miên vì phải nhậu liên miên! Đó là chưa kể thận gan chắc rồi cũng sẽ có vấn đề. Chuyện nhỏ. Chuyện phát huy nền văn hóa mới, tức văn hóa nhậu, mới là chuyện chính. Việc của công ty có tiến hành tốt đẹp hay không cũng là trông vào các bữa nhậu đó. Lấy được các giấy phép nhà nước cũng cần phải hiểu văn hóa đó. Ký được hợp đồng với các đối tác kinh doanh cũng phải thương lượng trên diễn đàn văn hóa đó. Không hiểu được văn hóa nhậu là khó nói chuyện được với nhau. Coi thường chuyện nhậu là khinh bỉ văn hóa mới của người Việt Nam hôm nay!
Cái cách nhậu của người Việt hôm nay cũng khác thường. Đối với dân nhậu, thì văn hóa nhậu hôm nay tiến một bước rất xa. Cái tiến bộ là ở chỗ biết uống rượu Tây!
Ngày xưa dân nhậu có mấy chai 33 đã là cao cấp rồi. Thường thì chỉ có ba xi đế. Phải đám trưởng giả mới uống Cognac (Courvoisier, Martell, Hennessey, v.v), mà cũng chỉ uống đến cấp VSOP là cùng. Ngày nay, dân nhậu chỉ thích uống Martell Cordon Bleu, Hennessey hoặc Remy Martin XO, mỗi chai mua cả trăm đô chứ không phải chuyện chơi. Có điều là ở Việt Nam rượu bán ngoài tiệm có đến 90% là rượu giả mạo. Uống vào nhiều khi mồm mép sưng phồng lên, trông như cái phao câu vịt! Còn chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa thì khỏi nói. Chuyện quá bình thường. Thế nhưng người ta cứ uống. Và bây giờ thì dân nhậu Việt Nam lại chuyển qua Whiskey (Scotch). McCallan, Chivas, và Johnny Walker là ba loại Scotch thông dụng nhất. Người ta cứ lựa loại đắt tiền mà uống. Chivas và McCallan thì phải từ 18 đến 25 năm, Johnny Walker (còn được dịch là Giô Ni đi bộ) phải ít nhất là Gold Label, hoặc nếu sang hơn là Blue Label thì mới đúng điệu. Rồi cũng toàn uống phải rượu giả, sản xuất tại Trung Quốc. Thế nhưng anh em ta vẫn bỏ tiền ra uống. Vì anh em ta chẳng phải uống để lấy ngon, mà để người khác biết là mình sang!
Có nghĩa là các bác chẳng biết thế nào là rượu ngon hoặc rượu dở. Các bác chỉ thấy rượu đắt tiền là gọi. Để gây ấn tượng với bạn bè, với gái. Các bác pha rượu với nhiều nước soda cho dễ uống, lại vừa uống vừa ăn các món ăn đặc sản nặng mùi mắm muối gia vị, mùi Cognac hoặc Scotch không thể nào lấn át nổi. Thế nhưng các bác vẫn biết được rượu ngon (dù là rượu giả). Thế mới đúng là sành điệu.
Nếu các bạn khó kiếm được một ông Tây uống Cognac hoặc một ông Mỹ uống Scotch lúc ăn bữa trưa hoặc bữa tối thì các bạn tìm ra đối tượng Việt Nam uống kiểu này rất nhiều. Đây là văn hóa mới của Việt Nam, Tây Mỹ khó mà so sánh nổi.
Cũng có nghĩa là văn hóa nhậu cũng giống như các nét văn hóa khác ở Việt Nam hôm nay. Đây là nét đáng yêu của những cái giả tạo mà mình không biết, hoặc biết nhưng vẫn chuộng vì tuy giả tạo nhưng rất ấn tượng! Ở một đất nước mà mọi thứ đều giả thì rượu khó mà thật được. Nhưng nếu không biết giá trị của cái thật, thì cái giả cũng chẳng có gì xấu!
Nói qua chuyện thật giả, ta còn nhớ ngày xưa các bà hay nấu các món giả cày, giả ếch. Ngày nay các cô gái làm việc ở các bar và vũ trường bán những nụ cười, những ngôn ngữ “giả nai”. Rồi sau đó sẽ tặng cho khách chơi những lời yêu thương giả dối.
Đồng hồ giả, quần áo giả, giày dép giả, người Việt hôm nay là những tấm biển quảng cáo di động cho đồ giả. Mắt mũi giả, ngực mông giả, ngay cả chỗ kín của phụ nữ giờ đây cũng có đồ giả. Ở một xã hội phong kiến có những gã đàn ông đi mua trinh để lấy hên nên có nhiều anh cũng mua phải trinh giả!
Đó là về phương diện vật thể. Về tinh thần, người Việt ngày nay cũng bắt đầu “sắm” học thức giả. Bằng cấp chính hiệu khó kiếm nên phải mua bằng cấp giả. Nếu cần bằng cấp thật thì nhiều đấng lãnh tụ ngày nay chắc sẽ tiếp tục bị mất mặt vì xưa kia chỉ nằm trong chiến khu, chẳng biết chữ nghĩa gì cả. Phải kiếm một cái bằng giả như bằng Phó tiến sĩ chẳng hạn. Như thế mới an tâm nắm giữ chức vụ chủ tịch, ủy viên, giám đốc, v.v. Có thế thì kẻ dưới mới phục chứ!
Trong môi trường văn hóa diệu kỳ của nước Việt, những cái giả đó giờ đã thành thật. Đã chấp nhận được cái giả thì không còn cần phải tỉnh táo. Mà nếu không cần tỉnh táo thì nên nhậu. Khi nhậu mọi chuyện đều thật cả. Thật trong tinh thần văn hóa Việt Nam, thật trong tinh thần văn hóa nhậu, thật trong tinh thần văn hóa giả.
Người viết tôi hình như đã bắt đầu thấm nhuần cái tinh thần văn hóa mới này vì dạo gần đây cứ phải đi từ bàn nhậu này đến bàn nhậu khác. Cái đó gọi là dấn thân để “nghiên cứu” vấn đề. Nói cho kêu hơn là hy sinh (giả) cho đại nghĩa (giả).
Sống giữa nền văn hóa mới này, mình biết hỏi ai để tìm ra sự thật đây?
DQD
Saturday, April 30, 2011
Mùng 1 Tháng 5
Mùng 1 tháng 5
Tháng tư thành huyền thoại
Một người ra đi
Một trăm người ở lại
Mùng 1 tháng 5
Tháng tư giờ trở lại
Cuộc đời của một người
Chia thành hai kiếp sống.
Mùng 1 tháng 5
Tháng tư giờ hai nghĩa
Nghĩa của kẻ chiến thắng:
Thống nhất và hòa bình
Nghĩa của kẻ ra đi:
Lưu vong và quốc hận.
Mùng 1 tháng 5
Tháng tư là phân liệt
Ba mươi mấy tháng tư
Chẳng xóa đi cách biệt.
Mùng 1 tháng 5
Tháng tư thành nghi vấn
Câu hỏi cho người đi:
Bao giờ thôi vướng bận ?
Câu hỏi cho người ở:
Bao giờ hết tham ô?
Câu hỏi cho người dân:
Bao giờ hết kiếp khổ?
Câu hỏi cho đất tổ:
Bao giờ? Đến bao giờ?
Tháng tư thành huyền thoại
Một người ra đi
Một trăm người ở lại
Mùng 1 tháng 5
Tháng tư giờ trở lại
Cuộc đời của một người
Chia thành hai kiếp sống.
Mùng 1 tháng 5
Tháng tư giờ hai nghĩa
Nghĩa của kẻ chiến thắng:
Thống nhất và hòa bình
Nghĩa của kẻ ra đi:
Lưu vong và quốc hận.
Mùng 1 tháng 5
Tháng tư là phân liệt
Ba mươi mấy tháng tư
Chẳng xóa đi cách biệt.
Mùng 1 tháng 5
Tháng tư thành nghi vấn
Câu hỏi cho người đi:
Bao giờ thôi vướng bận ?
Câu hỏi cho người ở:
Bao giờ hết tham ô?
Câu hỏi cho người dân:
Bao giờ hết kiếp khổ?
Câu hỏi cho đất tổ:
Bao giờ? Đến bao giờ?
Wednesday, April 27, 2011
GHẸO NGƯỜI THÍCH THƠ LỤC BÁT
Cho em câu lục xinh xinh
Để anh câu bát chúng mình xứng đôi
Em gieo vần ở bờ môi
Nên lòng anh cứ bồi hồi ngất ngây
Cho em câu bát sáng mai
Để anh câu lục đêm nay vỗ về
Tội anh chẳng biết mô tê
Vì si, thơ để lạc đề triền miên
Cho em câu lục kề bên
Để anh câu bát gối lên tình mềm
Mai rồi lỡ phải xa em
Nhớ em anh cứ anh tìm trong thơ
Cho em câu bát mộng mơ
Để anh câu lục vẩn vơ sớm chiều
Ô hay, có phải tại . . . yêu?
Câu lục câu bát đủ xiêu lòng người !
Đỗ Quý Dân
Để anh câu bát chúng mình xứng đôi
Em gieo vần ở bờ môi
Nên lòng anh cứ bồi hồi ngất ngây
Cho em câu bát sáng mai
Để anh câu lục đêm nay vỗ về
Tội anh chẳng biết mô tê
Vì si, thơ để lạc đề triền miên
Cho em câu lục kề bên
Để anh câu bát gối lên tình mềm
Mai rồi lỡ phải xa em
Nhớ em anh cứ anh tìm trong thơ
Cho em câu bát mộng mơ
Để anh câu lục vẩn vơ sớm chiều
Ô hay, có phải tại . . . yêu?
Câu lục câu bát đủ xiêu lòng người !
Đỗ Quý Dân
Saturday, April 23, 2011
Vô Thức
Đêm
Đen như cõi vô tri
Trắng như ngàn năm chưa đi ngủ
Mắt không còn sáng như đèn pha
Mà sao tai vẫn dập dồn như xe cứu hỏa
Tiếng than mênh mông
Như vùng cao nguyên ở một khung trời cũ như tiền sử
Nhưng của một nỗi đau đang chảy ra dòng sông trước mặt
Vai em nhỏ thó như ký ức chẳng chịu phai mờ
Nỗi nhớ giẫy giụa như con cá trê
Nhớt nhầy trên bàn thớt
Anh với em nhìn tuyết rơi phủ lên miền xúc cảm
Hỏa diệm sơn nổ bùng sau cơn địa chấn
Vừa bị sóng thần nuốt trọn đêm qua
Để bây giờ ta gần gũi …
Ngày
Chậm như những hành trình vạch sẵn
Nhanh như khoảnh khắc thiếu suy tư
Chiếc xe bị vé phạt vì đậu quá giờ
Anh vẫn bị phạt vì đôi chân không dừng lại
Người cách xa khi mặt trời ló dạng
Ánh sáng xâm nhập vào phòng tuyến nội tâm
Nên người cần một khí trời ô nhiễm
Để khỏi bận lòng khi chờ đón ngày mai
Con ong không dám ngủ trong nụ hoa đầy mật
Con giun không chui đầu ra khỏi đất
Em như một liều thuốc
Cho những linh hồn thiếu chất đam mê…
Ngủ
Nhưng không ngủ vì tim còn đập mạnh
Để hòa điệu cùng hơi thở
Chính xác không một lỗi lầm
Cơn mê làm mất bản chất của lặng yên
Như viên nước đá giữa sa mạc làm nhòe đi vẻ đẹp của cát
Chỉ để cứu rỗi một cơn khát tầm thường
Như loài người
Như anh và em
Như số phận những con chim cả đời bay để tìm miền nắng ấm
Như những lời phân ưu
Đăng trên tờ nhật trình
Phân vân nhưng thẳng cánh
Vế vùng của những thói quen dùng để trang điểm cuộc đời
Anh đã xé áo trang điểm của em
Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tĩnh lặng
Như hứa hẹn của một cơn giông sắp tới
Trước giờ hẹn cùng giấc ngủ.
Đỗ Quý Dân
Đen như cõi vô tri
Trắng như ngàn năm chưa đi ngủ
Mắt không còn sáng như đèn pha
Mà sao tai vẫn dập dồn như xe cứu hỏa
Tiếng than mênh mông
Như vùng cao nguyên ở một khung trời cũ như tiền sử
Nhưng của một nỗi đau đang chảy ra dòng sông trước mặt
Vai em nhỏ thó như ký ức chẳng chịu phai mờ
Nỗi nhớ giẫy giụa như con cá trê
Nhớt nhầy trên bàn thớt
Anh với em nhìn tuyết rơi phủ lên miền xúc cảm
Hỏa diệm sơn nổ bùng sau cơn địa chấn
Vừa bị sóng thần nuốt trọn đêm qua
Để bây giờ ta gần gũi …
Ngày
Chậm như những hành trình vạch sẵn
Nhanh như khoảnh khắc thiếu suy tư
Chiếc xe bị vé phạt vì đậu quá giờ
Anh vẫn bị phạt vì đôi chân không dừng lại
Người cách xa khi mặt trời ló dạng
Ánh sáng xâm nhập vào phòng tuyến nội tâm
Nên người cần một khí trời ô nhiễm
Để khỏi bận lòng khi chờ đón ngày mai
Con ong không dám ngủ trong nụ hoa đầy mật
Con giun không chui đầu ra khỏi đất
Em như một liều thuốc
Cho những linh hồn thiếu chất đam mê…
Ngủ
Nhưng không ngủ vì tim còn đập mạnh
Để hòa điệu cùng hơi thở
Chính xác không một lỗi lầm
Cơn mê làm mất bản chất của lặng yên
Như viên nước đá giữa sa mạc làm nhòe đi vẻ đẹp của cát
Chỉ để cứu rỗi một cơn khát tầm thường
Như loài người
Như anh và em
Như số phận những con chim cả đời bay để tìm miền nắng ấm
Như những lời phân ưu
Đăng trên tờ nhật trình
Phân vân nhưng thẳng cánh
Vế vùng của những thói quen dùng để trang điểm cuộc đời
Anh đã xé áo trang điểm của em
Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tĩnh lặng
Như hứa hẹn của một cơn giông sắp tới
Trước giờ hẹn cùng giấc ngủ.
Đỗ Quý Dân
Saturday, April 16, 2011
Cheaters, Hunters, and Spies
You and I, players of life
Cheaters of common belief
Dogging our paths, rumors are rife
That we thrive
On mischief.
I mold ugliness
Into holiness
You laugh at pain
And cry in happiness.
I am a hunter on the look
Chasseur aux aguets
You are my willing prey
A queen disguising as rook.
How obvious the unpredictable
How fragile the indestructible
You, Prey and Temptress, seduce me
With defiance of the impossible.
I spy on your secret desires
And find myself bogged in mires
In the labyrinth of contradictions
Where the hunter’s arrow
Finds not your heart, but your shadow.
Drunken Poet
Cheaters of common belief
Dogging our paths, rumors are rife
That we thrive
On mischief.
I mold ugliness
Into holiness
You laugh at pain
And cry in happiness.
I am a hunter on the look
Chasseur aux aguets
You are my willing prey
A queen disguising as rook.
How obvious the unpredictable
How fragile the indestructible
You, Prey and Temptress, seduce me
With defiance of the impossible.
I spy on your secret desires
And find myself bogged in mires
In the labyrinth of contradictions
Where the hunter’s arrow
Finds not your heart, but your shadow.
Drunken Poet