Onomatopoeia is that characteristic which is inherent in words that imitate or suggest the source of the sound they describe (those words are themselves known as onomatopoeias). Onomatopoeia exists in all languages. We have such words as buzz, hiss, roar, whoosh, etc, in English, and siffler, cracher, cliquer, etc, in French.
In the Vietnamese language, onomatopoeia is carried to a higher level. Not only the word imitates the sound it describes, the pronunciation of Vietnamese onomatopoeias requires the speaker to “perform” the act the words describe. When a Vietnamese says “phun”, he actually ejects a small stream of air from his mouth. When he says “khạc”, he actually “crache” if he is French, otherwise he clearly seems to clear his throat, and is ready to spit. When the Vietnamese “hút”, his British counterpart sucks. The Vietnamese cannot say “há” (as in há miệng) without opening his mouth. Similarly, he cannot say “ngậm” without closing his lips.
Should we conclude then that the Vietnamese language is highly descriptive? And that to speak the language is to perform its meaning? I think not. Rather, it appears that that portion of the Vietnamese language that is not influenced by the Chinese has not evolved much from its primitive form. As to that portion of the language which is borrowed from the Chinese vocabulary, the sounds of those borrowed words, known as chữ Hán Việt, are hardly descriptive of their meanings. They may be when pronounced by Chinese, but not when they have already been transliterated into Vietnamese. Rousseau may be mispronounced by Chinese as “Loo-Soh” but in Vietnamese he is known as “Lư Thoa,” and no French person would be able to recognize the name of that famous Genevois philosopher when announced in such manner by a Vietnamese.
The fact is that the more advanced a language becomes, the further it drifts from its original and primitive state. The Vietnamese used the Chinese language and later the Latin alphabet to enhance their language, without really making any effort to change their non-Chinese related vocabulary, leaving such vocabulary practically in its primitive form. In such form, pronouncing words sometimes requires the speaker to actually perform their meanings.
Whatever the case may be, that part of the Vietnamese language remains interesting and worth exploring.
Sunday, May 30, 2010
Vietnamese “Onomatopoeia”
Wednesday, May 12, 2010
Rạo Rực
Có lẽ trong chúng ta, chẳng mấy ai lại không biêt đến bài Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức ?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô ?
Lưu Trọng Lư đã có công biến mùa thu thành hồn thơ vượt không gian và thời gian. Từ sau khi ánh trăng mờ đi vì thổn thức bởi ý thu, từ khi con nai ngơ ngác đạp lá vàng, thi nhân Việt Nam đã để lá vàng rơi ngập thi văn đàn, những mong tìm được hình bóng chú nai vàng cùng dư âm của tiếng trăng thu. Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ? Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương? Hình ảnh của những chiếc lá rơi và của chú nai vàng ngơ ngác đã khiến thi nhân không quên được mùa thu, mặc dù rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ chưa bao giờ được sống ở một nơi có mùa thu thực sự, mà chỉ biết có hai mùa mưa nắng. Mặc dù bộ lông của chú nai không cùng màu vàng của những chiếc lá thu rơi.
Và vì mải tìm chú nai vàng và ngắm lá thu rơi, thi nhân đã quên đi cái hay chính của bài Tiếng Thu. Vâng, bài thơ có ca tụng mùa thu đấy, nhưng không phải chỉ ca tụng xuông mà thôi. Bài Tiếng Thu thực sự là lời tuyên ngôn của thi sĩ giã từ nền thơ cổ để dấn bước vào một hành trình tư tưởng mới. Lời tuyên ngôn đó được tóm tắt bằng hai chữ “rạo rực”.
Bài thơ mang nét cổ kính qua các từ “chinh phu”, “cô phụ”, chứng tỏ thi sĩ rất trân trọng nền thơ cổ. Dư âm của Chinh Phụ Ngâm còn vang lên đâu đó. Nhưng người vợ cô đơn của Tiếng Thu không chỉ nhung nhớ người chồng đi chinh chiến một cách đơn thuần như nàng Tô thị ngày trước. Nàng công nhiên thú nhận mối “rạo rực” trong người khi nhớ tới hình bóng của người đàn ông trong đời nàng. Hai chữ “rạo rực” ám chỉ sự khát khao về xác thịt. Người đàn bà trong Chinh Phụ Ngâm không dám nhắc đến, mà có lẽ cũng không dám nghĩ đến sự rạo rực đó. Cái hay của Lưu Trọng Lư là trình bày cái rạo rực của thời đại mới một cách tế nhị, để cái cảm giác xác thịt kia xen vào giữa những khái niệm cổ xưa về sự tương quan giữa kẻ chinh phu và người cô phụ. Điều người xưa không dám nói, người chinh phu không dám ngờ vợ lại có thể nhắc đến giữa công chúng, đã được người cô phụ nói ra, thẳng thắn và đầy tình cảm. Người đọc thơ dễ ngủ quên trong dư âm của Chinh Phụ Ngâm mà không để ý đến trận bão rạo rực trong lòng của người đàn bà thời đại mới, phức tạp hơn nhưng cũng quyến rũ hơn. Người đàn bà này sẽ không còn ngồi đợi chồng rồi biến thành tượng đá đầu non. Nàng không còn chỉ là biểu tượng của những tiết liệt đoan trinh ngày xưa. Nàng đã thật sự trở thành đàn bà. Có những đòi hỏi của đàn bà. Và dám nói ra những đòi hỏi đó.
Ngoài hình thức mới, Tiếng Thu cũng đề nghị một lối sống mới, một ngôn ngữ mới. Ta vẫn yêu quý cái cổ xưa, nhưng phải sống đời sống ngày nay. Phải để mình rạo rực khi lòng nghe rạo rực. Tiếng Thu là tiếng sét nổ trên thi đàn Việt Nam, giữa một bầu trời quang tạnh. Chỉ tiếc là tiếng sét đó không vang xa đến hậu thế, để cho thi nhân Việt Nam hôm nay chỉ mãi đuổi theo con nai vàng và ngồi chờ lá đổ mùa thu.
Drunken Poet
Thursday, May 6, 2010
Lá Thu Rơi Ngập Đường Đi.
Nếu phải tính số lượng của những chiếc lá rơi trong thơ văn Việt Nam, chắc ta phải kết luận là đường phố Việt Nam bị lá vàng rơi ngập khi mùa thu về. Chẳng cần biết mùa thu như thế nào (người viết được biết là Việt Nam, hoặc ít ra là miền Nam nước Việt, chỉ có hai mùa mưa nắng), ta cũng cứ vẽ ra kỷ niệm "Thu đi cho lá vàng bay". Không biết thi nhân, nhạc sĩ, có bao giờ nhìn thấy lá vàng bay trên đường phố Sàigòn chưa? Chưa à. Không sao. Lá vàng rơi đầy trong thơ nhạc. Lá rơi nhiều quá chiếm hết không gian của bất cứ một hình ảnh nào khác, mới hơn và thực hơn. Cái không gian cần thiết nhất để chứa được những hình ảnh mới và thực đó là khoảng không gian nằm trong đầu của thi nhân, của nhạc sĩ. Khoảng không gian đó gọi là sáng tạo.
Lá thu rơi nhiều quá. Làm rối loạn khoảng không gian kia. Nhiều khi ta gọi rối loạn là xào sáo. Đầu óc thì xào sáo. Thơ nhạc nói gọn đi là sáo.
Có lẽ vì ít nghiên cứu về thực vật học, thi nhân Việt Nam cứ tiếp tục vẽ hoa phượng vào mùa hè, năm này qua năm khác. Đọc thơ, nghe nhạc Việt Nam, mà cứ tưởng phượng nở đỏ cả bầu trời thế giới. Muốn pha chút màu tím ư? Hãy ghé qua những đồi ở thôn quê Việt Nam ngắm hoa sim, hoặc ra ngoại ô nhìn bằng lăng. Chưa thấy sim và bằng lăng bao giờ ư? Cứ viết đại vào thơ nhạc đi. Cả nước ai cũng hiểu. Hoặc chẳng cần phải nhờ đến cây cỏ làm gì cho mệt. Chiều hôm nay đã tím lịm rồi. Tím từ chân trời. Tím đến tận ánh mắt người tình. Nhìn qua lăng kính ngập lá thu, màu gì tô cũng dễ.
Có lẽ thi nhân và nhạc sĩ Việt Nam là những kẻ chung thủy. Anh sẽ yêu em suốt cả đời. Thế nhưng buổi tối anh cần phải đi nhậu riêng với bạn bè. Yêu em nhưng vẫn để em khóc suốt cả hành trình thơ nhạc. Người đọc thơ, nghe nhạc, muốn đong những giọt lệ giai nhân chắc phải đào cả một bể chứa để hứng những suối nước mắt (đau khổ vì) tình ái. Thảo nào TCS chẳng thốt "Ta nghe nghìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh". Nước mắt càng rơi, lá thu càng rụng.
Yêu giai nhân mà sao lại để nàng khóc nhiều thế?
Yêu người, yêu cả tà áo, nhất là tà áo trắng. Thi nhân năm mươi, sáu mươi tuổi vẫn bị hình ảnh nữ sinh áo trắng cắp cặp đi học ám ảnh. Nhưng thi nhân lại quên mất cái hình ảnh dễ thưong hơn là hình ảnh các nàng áo trắng ngồi xụp xuống bên đường ăn vặt. Ăn vặt nhưng rất thơ mộng. Thực ra là ăn thật chứ không phải ăn vặt. Chén một lúc mười quả hột vịt lộn mà nói là ăn vặt, thì thế nào mới là ăn thật đây? Tiếc rằng thi nhân, nhạc sĩ chỉ tả áo trắng bay, mà quên tả áo trắng vắt lên trong tư thế ngồi xổm rất lãng mạn của thời con gái. Mà thi sĩ lại không dám nhớ đến cái áo dài trắng bị lột ra một cách vội vã của thời các nàng đã trở thành thiếu phụ! Lá thu rơi làm thi sĩ thánh thiện, không thèm để ý đến những chuyện xác thịt tầm thường.
Mười ông thi sĩ, nhạc sĩ đương đại, là hết chín ông thích đi nhậu, uống bia ôm. Sao không bỏ các ả bia ôm vào thơ? Lúc hôn nhau dùng cả lưỡi chứ chẳng chỉ có môi mà thôi. Sao không kể cho nhau nghe cái cảm giác lưỡi đó đê mê như thế nào? Cũng tại lá thu rơi.
Thôi thì phải uống cho say. Có say mới quên được lá thu. Mới nhớ đến chuyện khác được. Hãy thử nghe cái tên say làm thơ:
"Em ơi !
Da thịt em gọi mời
Khuy áo em phập phồng
Sao tay tôi luôn chậm mở?
Khi xác thân tìm về thân xác,
Mồ hôi trộn mồ hôi, chất ướt nhào chất ướt
Sao hơi thở lại không hòa hơi thở?
Khi bờ môi thả xuống bờ môi,
Mắt đam mê rơi vào mắt dại
Sao lưỡi vẫn tê, răng vẫn còn ngần ngại?" (thơ Drunken Poet DQD)
Thằng say này láo lếu. Nhưng nó thật. Thơ nó có đủ cả mồ hôi, chất ướt. Răng và lưỡi cũng hoạt động theo môi. Nhưng nó vẫn bị cái khuôn sáo của thơ văn Việt Nam kềm hãm, chưa lột nổi áo em ra để chiêm ngưỡng. Một ngày nào đó nó sẽ lột hết ra. Lúc đó là lúc bản ngã đã biến thành thơ.
Còn bây giờ, đường nó đi vẫn ngập đầy lá thu, không tiến tới được.
ĐQD